Từ Điển Phật Học


...... ... .

 

PHẬT HỌC TỪ ĐIỂN

BUDDHIST DICTIONARY

VIETNAMESE-ENGLISH, ENGLISH-VIETNAMESE, SANSKRIT/PALI-VIETNAMESE

THIỆN PHÚC

 

V

 

Va Chạm: To bump against.

Vạ:

1)      Misfortune.

2)    Phạt vạ—To impose a fine on  someone.

Vạ Lây: To bear the brunt of another’s wrong deed.

Vạ Miệng: Misfortune caused by the mouth (a slip of the tongue).

Vác: To carry (bear) on the shoulder.

Vạc: Chảo nấu cơm loại lớn—A big rice pan—Caldron.

Vạc Dầu: Oil pans—Địa ngục nơi tội nhân bị bỏ vào vạc dầu mà nấu. Đây là nơi trị tội những kẻ trên dương thế cố ý chiên, xào, nấu nướng các loài vật vô tội để thỏa mãn lòng tham dục—The hell where offenders are cooked until their bodies are completely mangled. This hell is reserved for those who intentionally cooked, fried, barbecued innocent creatures to satisfy their desires while they were humans. 

Vai Chánh: Leading part—Leading role.

Vai Dưới: Lower rank of relationship.

Vai Trò: Role—Part.

Vái: To bow with joined hands.

Vài: Some—Few—A few.

Vãi: General term for a Budhist nun.

Vại: A large earthernware jar.

Vàm: Mouth of a river.

Van Lạy: To beseech.

Van Lơn: To entreat—To implore.

Van Xin: To beg—To beseech—To implore.

Vãn:

1)      Buổi tối (chạng vạng): Sunset—Evening.

2)      Trễ hay muộn: Late.

Vãn Chúc: Bữa ăn cháo chiều. Theo giới luật, tuy không được ăn quá ngọ, nhưng nhà thiền vẫn cho phép ăn cháo và gọi đó là thuốc sau giờ ngọ—The evening gruel, which being against the rule of not eating after midday is styled medicine.

Vãn Hồi: To restore.

Vãn Tham: Tham thiền hay tụng kinh vào buổi chiều (đối lại với tảo tham là tham thiền hay tụng kinh vào buổi sáng sớm)—The evening service.

Vạn: Sauvastika or srivatsa (skt).

1)      Dấu hiệu hình chữ “Vạn” trước giữa ngực của Đức Phật, có nghĩa là sự tập hợp vạn đức tốt lành: The auspicious sign in the middle of the Buddha’s chest. The srivatsa-laksana, the mark on the breast of Visnu, a particular curl of hair on the breast; the lightning; a sun symbol; a sign of all power over evil and all favour to the good; a sign shown on the Buddha’s breast.  

2)      Dấu kiết tường thứ tư dưới lòng bàn chân Phật—The fourth of the auspicious signs in the footprint of Buddha, and is a mystic diagram of great antiquity, one of the marks on a Buddha’s feet.

3)      Mười ngàn: Ten thousand. 

Vạn An: Good health—Peace.

Vạn Bảo: Ten thousand precious things.

Vạn Bát Thiên Thế Giới: Theo Kinh Pháp Hoa thì đây là 18.000 thế giới Đông phương được chiếu khắp bời ánh hào quang phóng ra từ sợi lông trắng giữa hai lông mày Đức Phật, khi Ngài giảng Kinh Pháp Hoa—According to the Lotus Sutram this is the 18,000 easterly worlds lighted by the ray from the Buddha’s brows

Vạn Bất Đắc Dĩ: Very reluctantly—Quite unwillingly.

Vạn Bất Năng: Impossible to do.

Vạn Cảnh: Tất cả mọi cảnh giới—All realms, all regions.

Vạn Cổ: Ten thousand generations—Thousand-ages old.

Vạn Đức: Tên một ngôi chùa cổ tọa lạc trong quận Bình Thạnh, thành phố Sài Gòn. Chùa được xây vào thế kỷ thứ 18 trong quận Gò Vấp, được dời về quận Bình Thạnh, tại địa điểm hiện tại vào năm 1945, và đã được trùng tu nhiều lần. Chùa vẫn còn giữ được nhiều tượng Phật cổ của thế kỷ thứ 19. Tầng trên cùng bàn thờ bên trong Chánh điện tôn trí tượng Đức Phật A Di Đà; tầng kế thờ Bồ Tát Chuẩn Đề, Bồ Tát Quán Thế Âm, và Đại Thế Chí; tầng thứ ba thờ Thiên Vương; hai bên là ông Thiện và ông Ác. Bàn thờ bên ngoài cùng trong Chánh điện tôn trí Đức Phật Di Lặc và Phật Thích Ca Đản Sanh—Name of an ancient pagoda, located in Bình Thạnh district, Saigon City. The pagoda was built in the eighteenth century in Gò Vấp district and was moved to the current location  in 1945, and has been rebuilt many times. A lot of wooden statues from the nineteenth century have been kept in Vạn Đức Pagoda. On the top shelf of the altar placed in the Main Hall are worshipped three statues of Amitabha Buddha, the statues of Cundi Bodhisattva, Avalokitesvara Bodhisatva, and Mahasthama Bodhisattva are enshrined on the second shelf; on the third shelf is the statue of King of Heaven, on both sides of which are the Good and the Evil. The statues of Maitreya and Infant Sakyamuni Buddha are worshipped on the altar outside the Main Hall.   

Vạn Hành:

1)      Tất cả giới luật: All disciplines.

2)      Tất cả mọi hành động: All actions.

3)      Tất cả mọi phương thức cứu độ: All modes of salvation.

4)      Tất cả những phương thứ thực hành: All procedures.

Vạn Hạnh:

1)      Ten thousand conducts.

2)      Ten thousand chances.

3)      Vạn Hạnh Thiền Sư (?-1018): Zen Master Vạn Hạnh—Tên của một Thiền sư Việt Nam, quê ở Cổ Pháp, Bắc Việt Nam. Ngày sanh của Thiền Sư không ai biết. Lúc thiếu thời ông đã tỏ ra thông minh đĩnh ngộ phi thường. Ngài xuất gia năm 21 tuổi và trở thành một trong những đệ tử xuất sắc của Thiền Sư  Thiền Ông. Khi Thiền Ông thị tịch, ngài tiếp tục trụ trì tại chùa Lục Tổ để hoằng dương Phật Pháp. Ngài rất được vua Lê Đại Hành kính trọng và tôn vinh. Ngài thị tịch vào đêm trăng tròn năm 1018. Ngài là tác giả của bài thơ nổi tiếng sau đây—Name of a Vietnamese Zen master from Cổ Pháp, North Vietnam. Zen Master Vạn Hạnh’s date of birth was unknown. At the young age, he was extraordinarily intelligent. He left home at the age of 21 and became one of the most outstanding disciples of Zen Master Thiền Ông at Lục Tổ Temple in Thiên Đức. He was always admired and honored by king Lê Đại Hành. He died on the full moon night of 1018—He was also the author of this poem below:

Thân như điện ảnh hữu hoàn vô    

            Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô

            Nhậm vận thịnh suy vô bố úy

            Thịnh suy như lộ thảo đầu phô!

            Our life is a simple lightning which      

     Comes and goes (appears then disappears).

            As springtime offers blossoms,

            Only to fade (wither)  in the fall.           

            Earthly flourish and decline,

            O friends, do not fear at all.

            They are nothing, but

   A drop of dew on the grass of morning!

4)      Tên của một Thiền Viện tọa lạc trong quận Phú Nhuận, thành phố Sài Gòn, Nam Việt Nam. Thiền viện do Hòa Thượng Thích Minh Châu sáng lập trước năm 1975. Thoạt tiên nó chỉ là một chi nhánh của Viện Đại Học Vạn Hạnh. Cổng Tam Quan của Thiền Viện được xây theo kiến trúc cổ của Kinh Thành Huế. Thiền viện còn được dùng làm Văn Phòng Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt NamVăn Phòng Hội Đồng Phiên Dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam, và trường Cao Cấp Phật Học Việt Nam—Name of a Ch’an Monastery, located in Phú Nhuận district, Saigon City, South Vietnam. It was established by Most Venerable Thich Minh Châu before 1975. At first, it was a branch of Vạn Hạnh University. Its three-entrance gate was built following the ancient architectural style of Huế City. The Institute is also used as the office of the Vietnam Buddhist Research Institute, the office of the Vietnam Tripitaka Translating and Publishing Heading Council, and Vietnam School of Higher Buddhist Studies Offices. 

Vạn Hữu: Sarvabhava (skt)—Vạn pháp hay chư pháp—All dharmas—All beings.

Vạn Kiếp: Ten thousand existences.

Vạn Lý: Ten thousand miles.

Vạn Nan: Very difficult.

Vạn Năng: All powerful—Omnipotent—Almighty.

Vạn Nhất: If ever.

Vạn Niên: Ten thousand years.

Vạn Pháp: Tất cả sự lý của vạn hữu (tự thể quy tắc, ngay cả những điều không có đề cũng gọi là pháp)—All (ten thousand) dharmas—All things, noumenal and phenomenal existence. 

Vạn Pháp Duy Tâm Tạo: All dharmas are created only by the mind.

Vạn Pháp Nhất Như: Vạn pháp đều có chung một tánh là “không tánh” (vạn pháp đều do nhân duyên sanh diệt, chứ không có tự tánh, vì không có tự tánh nên ta gọi “tánh không” là tánh chung của vạn hữu)—The absolute in everything; the ultimate reality behind everything.

Vạn Pháp Nhất Tâm: Duy Tâm Luận cho rằng hết thảy mọi pháp đều do tâm tạo ra (theo Kinh Hoa Nghiêm thì mọi thứ trong tam giới chỉ là một tâm; theo Kinh Bát Nhã, tâm là thiên đạo đối với vạn pháp. Nếu biết được tâm tức là biết được vạn pháp)—Myriad things but one mind; all things as noumenal.

Vạn Phật: Tên một ngôi chùa nổi tiếng của người Hoa, tọa lạc trong quận năm, thành phố Sài Gòn, Nam Việt Nam. Chùa được kiến lập năm 1959. Chánh điện được đặt trên tầng hai, dài 14 mét, rộng 10 mét, thờ Đức Phật Thích Ca, tượng cao 2,3 mét, bệ đá cao 1,13 mét, ở lòng bàn tay có tượng Đức Phật Đản Sanh cao 20 phân. Chung quanh ba mặt chánh điện có 3.638 bức hình Phật được in trên mặt của từng tấm gạch men trắng ốp vào tường. Viên gạch vuông mỗi cạnh 15 phân. Chùa có tên “Vạn Phật” cũng từ lý do nầy—Name of a famous Chinese pagoda, located in the fifth district, Saigon City, South Vietnam. It was built in 1959. On the second floor, there is the Buddha Shrine, 14 meters long and 10 meters wide, is used to worship Sakyamuni Buddha. The Buddha statue is 2.3 meters high. In the palm of the statue stands a 0.2 meter-high statuette of the Lord Buddha at His Holy Birth. Three sides of the Shrine are surrounded with 3,638 Buddha pictures printed on the surface of white ceramic bricks fixed on the walls. The white brick is square in shape with each side 0.15 meter. The fixing was carried out in 1959. The name of the Pagoda "Vạn Phật” or Thousand of Buddhas, results from this fact.  

Vạn Phật Động: See Đôn Hoàng Thạch Thất.

Vạn Phúc: Thousand happiness—Very happy. 

Vạn Sự: Everything.

Vạn Sự Như Ý: Everything is okay.

Vạn Tạ: Many thanks.

Vạn Thiện: Tất cả các việc thiện lành—All goodness, all good works.

Vạn Thọ: Long life.

Vạn Toàn: Excellent—Perfect.

Vạn Tự: See Vạn (1).

Vạn Vật: All things—Nature.

Vang: To echo—To sound—To resonate.

Vang Danh: Famous—Renowned.

Vang Dậy: To resound.

Vang Dội: To re-echo—To resound.

Vang Tai: deafening.

Vàng:

1)      Yellow.

2)      Gold.

Vàng Anh: Oriole.

Vàng Bạc: Gold and silver.

Vàng Mười: Pure gold.

Vàng Nén: Ingot gold.

Vàng Ròng: See Vàng Mười.

Vàng Thiệt Không Sợ Lửa: Real (genuine) gold does not melt away in (fear) fire.

Vàng Vàng: Yellowish.

Vàng Y: See Vàng Mười.

Vãng: Đi qua—To be going to—To go—Past.

Vãng Hoàn Nhị Hồi Hướng: Two kinds of dedication: Going and returning.

1)      Vãng Tướng Hồi Hướng: Hồi hướng công đức đến hết thảy chúng sanh, mong rằng họ cũng được vãng sanh Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà—To transfer one’s merits to all beings that they may attain the Pure Land of Amitabha. 

2)      Hoàn Tướng Hồi Hướng: Khi đã vãng sanh Cực Lạc lại muốn trở về cõi sanh tử và bằng công đức tu trì khiến chúng sanh nơi cõi nầy cũng được vãng sanh Cực Lạc—Having been born in the Pure Land to return to mortality and by one’s merits to bring mortals to the Pure Land.

Vãng Hoàn Y: Một trong năm loại y bá nạp—One of the five kinds of monk’s robes.

Vãng Lai: To go to and from (back and forth).

Vãng Sanh:

1)      Kiếp lai sanh: The future life—The life to which anyone is going.

2)      Đi (sanh) về cõi Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà: To go to be in the Pure Land of Amitabha—To be reborn in the Pure Land—To have a rebirth in the Pure Land.

Vãng Sanh Tịnh Độ: Gaining rebirth to the Pureland—See Vãng Sanh (2).

(I)     Theo Tịnh Độ Tông, có hai trường hợp vãng sanh về Tịnh Độ—According to the Pure Land Sect, there are two conditions of rebirth to the Pureland:

1)      Vãng sanh Chánh Quốc: To gain rebirth to the main land—Người nào bình thường tinh tấn niệm Phật, một lòng thành tín không lui sụt, khi lâm chung biết trước ngày giờ, chánh niệm rõ ràng, tự mình tắm gội, thay y phục, hoặc được quang minh của Phật chiếu đến thân, hoặc thấy tướng hảo của chư Phật cùng chư Thánh chúng hiện thân ra giữa không trung hay đi kinh hành trước mặt, có điềm lành hiển hiện rõ ràng, kẻ ấy trong một sát na liền được sanh thẳng về Tịnh Độ, gần gũi chư thượng thiện nhơn, dự vào một trong chín phẩm sen nơi chốn liên trì, hằng nghe được pháp âm của chư Phật, rốt ráo thành tựu được chánh quả—This condition is reserved for those who regularly and diligently practice Buddha Recitation, those who have a sincere and faithful mind without regression. They will know beforehand the time and place of their death, having clear and proper thoughts, they will bathe themselves, changing clothes, or receive the great lights of the Buddha shine to their bodies. Or they may see the enlightened characteristics of the Buddhas and an assembly of enlightened beings appearing in the sky often walking in meditation before their eyes. All the various good and wholesome images will appear clearly, within a split moment, these people will gain rebirth to the Pure land, be near the most supremely virtuous beings, and earn a place among the nine levels of the lotus throne. They will often be able to hear the dharma sounds of the Buddhas and ultimately they will attain the enlightenment fruit of Buddhahood.  

2)      Sanh về Nghi Thành: To be reborn to the outer border of the Pureland—Người bình thường giữ giới, cũng có niệm Phật nhưng không được tinh tấn và tin tưởng cho lắm, khi lâm chung không có tướng lành dữ chi cả, nhắm mắt đi xuôi tựa như người ngủ, vì kẻ ấy nghi tình chưa dứt, tức là tuy có niệm Phật mà lòng không tin tưởng tuyệt đối, nên không được sanh thẳng vào nơi chánh quốc, mà chỉ trụ vào một nơi ở ngoài biên phương tịnh độ mà thôi. Chỗ đó tên là Nghi Thành. Người sanh về cõi nầy có tuổi thọ là 500 năm (một ngày nơi cõi đó bằng 100 năm ở cõi người). Mãn kiếp xong sẽ bị đáo sanh trở lại trong sáu nẻo luân hồi. Tuy nhiên, mỗi ngày đều có  chư Bồ Tát về đây thuyết pháp và khuyến tấn niệm Phật. Nếu chúng sanh nào biết tinh tấn tu hành, khi mạng chung sẽ được vãng sanh vào chánh quốc—This condition is reserved for those who normally maintain precepts, who practice Buddha Recitation but are not diligent and lack faith. Thus, when death arrives, they do not have any good or evil thoughts, but close their eyes similar to a sleeping person. Because those people’s doubts are not eliminated. They may practice Buddha Recitation, but do not have absolute faith. They do not gain rebirth directly to the main land. Instead, they are born to a domain on the outskirts of the Pureland. That domain is called “Doubtful Land.” People who are born to that domain have a life expectancy of 500 years (a day in that land equals a 100 years in the human realm). After living out their existence, they must return to the six paths of the cycle of rebirths. However, Bodhisattvas come there everyday to expound sutras and to encourage them to diligently recite the Buddha’s name. For those who  diligently cultivate, when their lives come to an end, they will gain rebirth in the main land.

(II)  Theo Kinh Duy Ma Cật, chương mười, phẩm Phật Hương Tích, cư sĩ Duy Ma Cật đã nói với chư Bồ Tát nước Chúng Hương về “Vãng Sanh Tịnh Độ” như sau—According to the Vimalakirti Sutra, chapter ten, the Buddha of the Fragrant Land, Upasaka Vimalakirti told Bodhisattvas from the Fragrant Land about “Being reborn in the Buddha’s Pure Land” as follows:

·         Các Bồ Tát nước Chúng Hương hỏi: “Bồ Tát phải thành tựu mấy pháp ở nơi cõi nầy làm không lầm lỗi, được sanh về cõi Tịnh Độ?”—The Bodhisattvas from the Fragrant Land asked: “How many Dharmas should a Bodhisattva achieve in this world to stop its morbid growth (defilements) in order to be reborn in the Buddha’s pure land?”

·         Ông Duy Ma Cật đáp: “Bồ Tát thành tựu tám pháp thời ở cõi nầy làm không lầm lỗi, được sanh về cõi Tịnh Độ. Tám pháp là gì.”—Vimalakirti replied: “A Bodhisattva should bring to perfection eight Dharmas to stop morbid growth in this world in order to be reborn in the pure land.  They are:

1)       Lợi ích chúng sanh không mong báo đáp: Benevolence towards all living beings with no expectation of reward.

2)       Thay thế tất cả chúng sanh chịu mọi điều khổ não: Endurance of sufferings for all living beings dedicating all merits to them.

3)       Bao nhiêu công đức đều ban cho tất cả chúng sanh: Impartiality towards them with all humility free from pride and arrogance.

4)       Lòng bình đẳng đối với chúng sanh  khiêm nhường không ngại, đối với Bồ Tát xem như Phật: Reverence to all Bodhisattvas with the same devotion as to all Buddhas (i.e. without discrimination between Bodhisattvas and Buddhas).

5)       Những kinh chưa nghe, nghe không nghi: Absence of doubt and suspicion when hearing (the expounding of) sutras which he  has not heard before.

6)       Không chống trái với hành Thanh Văn: Abstention from opposition to the sravaka Dharma.

7)       Thấy người được cúng dường cũng không tật đố, không khoe những lợi lộc của mình, ở nơi đó mà điều phục tâm mình: Abstention from discrimination in regard to donations and offerings received with no thought of self-profit in order to subdue his mind.

8)       Thường xét lỗi mình, không nói đến lỗi người, hằng nhứt tâm cầu các công đức:  Self-examination without contending with others.  Thus he should achieve singleness of mind bent on achieving all merits; these are the eight Dharmas.

·        Sau khi ông Duy Ma Cật và ngài Văn Thù Sư Lợi nói pháp nầy rồi, ở trong đại chúng có cả trăm ngàn vị trời, người đều phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, mười ngàn Bồ Tát chứng đặng Vô sanh Pháp nhẫn—After Vimalakirti and Manjusri had thus expounded the Dharma, hundreds and thousands of devas developed the mind set on supreme enlightenment, and ten thousand Bodhisattvas realized the patient endurance of the uncreate.

(III)            Theo Kinh Pháp Bảo Đàn, Phẩm Thứ Ba (Nghi Vấn)—According to the Dharma Jewel Platform Sutra, Chapter Three (Doubts and Questions):

·         Một hôm Vi Thứ sử hỏi Lục Tổ Huệ Năng rằng: “Đệ tử thường thấy Tăng tục niệm Phật A Di Đà, nguyện sanh Tây Phương, thỉnh Hòa Thượng nói, được sanh nơi cõi kia chăng? Nguyện vì phá cái nghi nầy.”—One day, Magistrate Vi asked the Sixth Patriarch, Hui-Neng: “Your disciple has often seen the Sangha and laity reciting ‘Amitabha Buddha,’ vowing to be reborn in the West. Will the High Master please tell me if they will obtain rebirth there and, so, dispel my doubts?”

·         Tổ bảo: “Sử quân khéo lắng nghe, Huệ Năng sẽ vì nói. Thế Tôn ở trong thành Xá Vệ nói kinh văn Tây Phương dẫn hóa, rõ ràng cách đây không xa. Nếu luận về tướng mà nói, lý số có mười muôn tám ngàn, tức là trong thân có mười ác tám tà, liền là nói xa, nói xa là vì kẻ hạ căn, nói gần là vì những người thượng trí. Người có hai hạng, nhưng pháp không có hai thứ. Mê ngộ có khác, thấy có mau chậm. Người mê niệm Phật cầu sanh về cõi kia, người ngộ tự tịnh tâm mình. Sở dĩ Phật nói ‘tùy tâm tịnh liền được cõi Phật tịnh. Sử quân người phương Đông, chỉ tâm mình tịnh liền không có tội, tuy người phương Tây tâm không tịnh cũng có lỗi. Người phương Đông tạo tội niệm Phật cầu sanh về phương Tây, còn người phương Tây tạo tội, niệm Phật thì cầu sanh về cõi nào? Phàm ngu không rõ tự tánh, không biết trong thân Tịnh độ, nguyện Đông nguyện Tây, người ngộ thì ở chỗ nào cũng vậy. Sở dĩ Phật nói ‘tùy chỗ mình ở hằng được an lạc. Sử quân, tâm địa chỉ không có cái bất thiện thì Tây phương cách đây không xa. Nếu ôm lòng chẳng thiện, niệm Phật vãng sanh khó đến. Nay khuyên thiện tri thức trước nên dẹp trừ thập ác tức là được mười muôn, sau trừ tám cái tà bèn qua được tám ngàn, mỗi niệm thấy tánh thường hành bình đẳng, đến như trong khảy móng tay, liền thấy Đức Phật A Di Đà. Sử quân chỉ hành mười điều thiện, đâu cần lại nguyện vãng sanh, không đoạn cái tâm thập ác thì có Phật nào đón tiếp. Nếu ngộ được đốn pháp vô sanh, thấy Tây phương chỉ trong khoảng sát na. Còn chẳng ngộ, niệm Phật cầu vãng sanh, thì  con đường xa làm sao đến được? Huệ Năng vì mọi người mà khiến cho quý vị thấy trong sát na cõi Tây phương ở ngay trước mắt, quý vị có muốn thấy hay chăng?”—The Master said, “Magistrate, listen well. Hui Neng will explain it for you. When the World Honored One was in Shravasti City, he spoke of being led to rebirth in the West. The Sutra text clearly states, '‘it is not far from here.’ If we discuss its appearance, it is 108,000 miles away but in immediate terms, it is explained as far distant for those of inferior roots and as nearby for those of superior wisdom. There are two kinds of people, not two kinds of Dharma. Enlightenment and confusion differ, and seeing can be quick or slow. The deluded person recites the Buddha’s name, seeking rebirth there, while the enlightened person purifies his own mind. Therefore, the Buddha said, ‘As the mind is purified, the Budhaland is purified.’ Magistrate, if the person of the East merely purifies his mind, he is without offense. Even though one may be of the West, if his mind is impure, he is at fault. The person of the East commits offenses and recites the Buddha's name, seeking rebirth in the West. When the person of the West commits offenses and recites the Buddha’s name, in what country does he seek rebirth? Common, deluded people do not understand their self-nature and do not know that the Pure Land is within themselves. Therefore, they make vows for the East and vows for the West. To enlightened people, all places are the same. As the Buddha said, ‘In whatever place one dwells, there is constant peace and happiness.’ Magistrate, if the mind-ground is only without unwholesomeness, the West is not far from here. If one harbors unwholesome thoughts, one may recite the Buddha’s name but it will be difficult to attain that rebirth. Good Knowing Advisors, I now exhort you all to get rid of  the ten evils first and you will have walked one hundred thousand miles. Next get rid of the eight deviations and you will have gone eight thousand miles. If in every thought you see your own nature, always practice impartiality and straightforwardness, you will arrive in a finger-snap and see Amitabha. Magistrate, merely practice the ten wholesome acts; then what need will there be for you to vow to be reborn there? But if you do not rid the mind of the ten evils, what Buddha will come to welcome you? If you become enlightened to the sudden dharma of the unproduced, you will see the West in an instant. Unenlightened, you may recite the Buddha’s name seeking rebirth but since the road is so long, how can you traverse it? Hui-Neng will move to the West here in the space of an instant so that you may see it right before your eyes. Do you wish to see it? ”

·         Lúc ấy mọi người đều đảnh lễ thưa rằng: “Nếu ở cõi nầy mà thấy được thì đâu cần phải nguyện vãng sanh, nguyện Hòa Thượng từ bi liền hiện Tây phương khiến cho tất cả được thấy.”—At that time, the entire assembly bowed and said, “If we could see it here, what need would there be to vow to be reborn there? Please, High Master, be compassionate and make the West appear so that we might see it.”

·         Tổ bảo rằng: “Nầy đại chúng! Người đời tự sắc thân là thành, mắt tai mũi lưỡi là cửa, ngoài có năm cửa, trong có cửa ý. Tâm là đất, tánh là vua, vua ở trên đất tâm, tánh còn thì vua còn, tánh mất đi thì vua cũng mất. Tánh ở thì thân tâm còn, tánh đi thì thân tâm hoại. Phật nhằm ở trong tánh mà tạo, chớ hướng ra ngoài mà cầu. Tự tánh mê, tức là chúng sanh, tự tánh giác tức là Phật. Từ bi tức là Quán Thế Âm, hỷ xả gọi là Đại Thế Chí, hay tịnh tức là Đức Thích Ca, bình trực tức là Phật A Di Đà. Nhơn ngã ấy là Tu Di, tà tâm là biển độc, phiền não là sóng mói, độc hại là rồng dữ, hư vọng là quỷ thần, trần lao là rùa trạnh, tham sân là địa ngục, ngu si là súc sanh. Nầy thiện tri thức! Thường làm mười điều lành thì thiên đường liền đến, trừ nhơn ngã thì núi Tu Di ngã, dẹp được tham dục thì biển nước độc khô, phiền não không thì sóng mói mất, độc hại trừ thì rồng cá đều dứt. Ở trên tâm địa mình là giác tánh Như Lai phóng đại quang minh, ngoài chiếu sáu cửa thanh tịnh hay phá sáu cõi trời dục, tự tánh trong chiếu ba độc tức liền trừ địa ngục, vân vân., các tội một lúc đều tiêu diệt, trong ngoài sáng tột, chẳng khác với cõi Tây phương, không chịu tu như thế nầy làm sao đến được cõi kia?”—The Master said, “Great assembly, the worldly person’s own physical body is the city, and the eye, ear, nose, tongue, and body are the gates. Outside there are five gates and inside there is a gate of the mind. The mind is the ‘ground’ and one’s nature is the ‘king.’ The ‘king’ dwells on the mind ‘ground.’ When the nature is present, the king is present but when the nature is absent, there is no king. When the nature is present, the body and mind remain, but when the nature is absent, the body and mind are destroyed. The Buddha is made within the self-nature. Do not seek outside the body. Confused, the self-nature is a living being: enlightened, it is a Buddha. ‘Kindness and compassion’ are Avalokitesvara and ‘sympathetic joy and giving’ are Mahasthamaprapta. ‘Purification’ is Sakyamuni, and ‘equanimity and directness’ are Amitabha. ‘Others and self’ are Mount Sumeru and ‘deviant thoughts’ are the ocean water. ‘Afflictions’ are the waves. ‘Cruelty’ is an evil dragon. ‘Empty falseness’ is ghosts and spirits. ‘Defilement’ is fish and turtles, ‘greed and hatred’ are hell, and ‘delusion’ is animals.Good Knowing Advisors, always practice the ten good practices and the heavens can easily be reached. Get rid of others and self, and Mount Sumeru topples. Do away with deviant thought, and the ocean waters dry up. Without defilements, the waves cease. End cruelty and there are no fish or dragons. The Tathagata of the enlightened nature is on your own mind-ground, emitting a great bright light which outwardly illuminates and purifies the six gates and breaks through the six desire-heavens Inwardly, it illuminates the self-nature and casts out the three poisons. The hells and all such offenses are destroyed at once. Inwardly and outwardly, there is a bright penetration. This is no different from the West. But if you do not cultivate, how can you go there?"

·         Đại chúng nghe nói đều rõ ràng thấy được tự tánh, thảy đều lễ bái, đều tán thán: “Lành thay!” Thưa rằng: “Khắp nguyện pháp giới chúng sanh nghe đó một thời liền ngộ hiểu.”—On hearing this speech, the members of the great assembly clearly saw their own natures. They bowed together and exclaimed, “This is indeed good! May all living beings of the Dharma Realm who have heard this awaken at once and understand.”

Vãng Tướng Hồi Hướng: Hồi hướng công đức cho mọi người được cùng vãng sanh Tịnh Độ—To transfer one’s merits to all beings that they may attain the Pure Land of Amitabha.

Vào Cảnh Giới Cao Siêu Thâm Mật Của Như Lai: To enter into the lofty and esoteric realms of the Tathtagata. 

Vào Khoảng: Approximate—About.

Vào Trí Văn Thù: To penetrate the wisdom of Manjusri. 

Vay: To borrow.

Vay Lãi: To borrow at interest.

Vay Tạm: To borrow temporarily.

Vạy: Crooked—Dishonest.

Văn:

1)      Nghe: To hear—To make known to.

2)      Ngửi được: To smell.

3)      Văn chương: Literature.

4)      Văn, đối lại với võ: Civilian, opposed to military. 

Văn Chuẩn Lặc Đàm: Thiền sư Văn Chuẩn Lặc Đàm (1061-1115)—Zen master Wen-Chun-Le-T’an—Thiền sư Trung Hoa, quê quán ở phủ Hưng Nguyên, sanh năm 1061. Từ thuở nhỏ đã gia công tinh cứu triết lý Phật giáo, nhưng về sau lại bỏ, nói rằng không quan tâm lắm. Rồi sư khởi sự học Thiền. Sang phương Nam ngụ với Qui Sơn Chân Như trải qua nhiều năm. Nhưng chẳng có tiến bộ nào. Sau đó sư đến tìm Cửu Phong Chân Tịnh, một đại Thiền sư đương thời—Zen master Wen-Chun-Le-T’an, a Chinese Zen master from Hsing-Yuan, China, was born in 1061. Since he was young he devoted himself to the mastery of Buddhist philosophy, but later abandoned it, saying that he did not care very much for it. He then began to study Zen, and going south stayed with Chen-Ju of Wei-Shan. He then came to Chen-Ching of Chiu-Feng, who was one of the great Zen masters of the time.

·        Một hôm Chân Tịnh hỏi: “Quê quán ở đâu?”—One day Chen-Ching asked: “Where is your native town?”

·        Sư đáp: “Ở Hưng Nguyên phủ.”—We-Chun replied: “Hsing-Yuan Fu.”

·        Chân Tịnh lại hỏi: “Vừa từ đâu đến đây?”—Chen-Ching asked: “Where do you come from now?”

·        Sư đáp: “Đại Ngưỡng.”—Wen-Chun replied: “Ta-Yang.”

·        Chân Tịnh hỏi: “An cư mùa hạ ở đâu?”—Chen-Ching asked: “Where did you pass your summer?”

·        Sư đáp: “Ở Qui Sơn.”—Wen-Chun said: “At Wei-Shan.”

·        Bấy giờ Chân Tịnh dang tay ra bảo: “Tay ta sao lại giống tay Phật thế?”—Chen-Ching now produced his hand, saying, “How is that my hand so resembles the Buddha’s?”

·        Văn Chuẩn mù tịt không trả lời được câu nào—Wen-Chun was dumbfounded and unable to make any answer.

·        Chân Tịnh quở: “Trước thì ông trả lời ta từng câu rõ ràng sáng sủa. Vừa nhắc đến bàn tay Phật thì lại bí. Hỏng ở chỗ nào?”—Chen-Ching scolded: “So far you have been fluent enough in answering all my questions naturally and in a most splendid manner. As soon as the subject turned to the Buddha'’ hand, you halt. Where is the trouble?"

·        Văn Chuẩn thú nhận là không hiểu—Wen-Chun confessed ignorance.

·        Chân Tịnh nói: “Mọi cái đều mở rộng hết ra trước mắt ngươi. Còn dạy cái gì nữa?”—Chen-Ching said: “Everything lies open in full revelation right before you; and whom would you get to teach you?”

·        Trải qua mười năm, Văn Chuẩn ở lại với thầy mình là Chân Tịnh; thầy đi đâu thì đi theo. Chân Tịnh là một ông thầy im lặng không có chỉ giáo riêng biệt cho bất cứ ai, dù môn nhân ngày càng nhiều ra. Nếu có một thầy Tăng vào thất của ngài để xin chỉ giáo, thì ngài cứ nhắm mắt và quỳ, chẳng nói gì hết. Nếu thấy có ai đến, ngài đứng dậy, đi ra vườn cuốc đất với những người làm vườn. Đây là lối tiếp xúc với môn nhân rất thường của ngài. Văn Chuẩn thường nói với bạn mình rằng “Thầy không có ý dạy pháp cho môn nhân sao? Khó mà hiểu nổi.” Một hôm nhân đưa gậy lên khơi ngòi nước để giặt áo, tâm trí sư đột nhiên tỉnh ngộ; sư chạy kiếm thầy và kể cho thầy nghe  tất cả việc đã xãy ra. Nhưng thầy vẫn lạnh lùng mà còn mắng cho: “Ở đây sao dám lộn xộn như thế?”—For ten years Wen-Chun stayed with his master Chen-Ching and went about wherever he moved. Chen-Ching was a silent teacher and gave out no special instruction to anybody although his pupils grew considerably in number. When a monk entered his room for advice he would close his eyes and sit up on his knees and say nothing. If he saw somebody coming to him, he would rise, go out into the garden, and join the gardeners in hoeing. This was his usual way of dealing with his disciples. Wen-Chun used to say to his friend Kung: “Has the master no intention whatever to teach his followers in the Dharma? It is hard to know him.” One day Wen-Chun removed the dam with a stick, and while washing his clothes his mind suddenly woke to a state of enlightenment. He ran to the master and reported to him all that happened to him. But the master coldly blamed him, saying, “Why have you to be so unmannerly in this?” 

·        Sư thị tịch năm 1115—He passed away in 1115.

Văn Chứng: The evidence of the written word, or scripture.

Văn Chương: Literature.

Văn Chương Cổ: Archaic Literature style.

Văn Cú: Giải thích và phê bình văn chương, từ nầy áp dụng cho các áng văn về kinh điển—Textual explanation or criticism, this term applies to works on canonical texts.

Văn Danh:

1)      Nghe hồng danh Phật: To hear the name of a Buddha, i.e. Amitabha Buddha.

2)      Nghe tên: To hear the name of.

3)      Nổi danh: Fame—Famous.

Văn Đà Kiệt: Murdhajata (skt)—Đỉnh Sanh Vương—Sanh ra từ trên đỉnh đầu của mẹ, nên được gọi là Đỉnh Sanh Vương, là tiền thân của Đức Phật Thích Ca—Born from his mother’s head, a reputed previous incarnation of the Buddha, who still ambitious, despite his universal earthly sway, his thousand sons, flew to Indra’s heaven, saw the celestial devi (thiên thượng ngọc nữ), but on the desire arising to rule there on Indra’s death, he was hurled to earth. 

Văn Đà La Ni: See Pháp Đà La Ni and Tam Đà La Ni.

Văn Đàn: Literary club.

Văn Gia: Writer.

Văn Giáo: Education and religion.

Văn Giáp: A satchel for Buddhist books.

Văn Hào: Great writer.

Văn Hiến: See Văn minh.

Văn Hoa: Flowery.

Văn Hóa: Culture.

Văn Học: Literary.

Văn Học Sử: Literary history.

Văn Huệ: See Văn Tuệ.

Văn Ích Pháp Nhãn Thiền Sư: Fa-Yan-Wen-Yi 885-958—Thiền sư Văn Ích Pháp Nhãn sanh năm 885. Ông là đệ tử và người kế thừa Pháp của Thiền sư La Hán Quế Sâm, và là thầy của Thiên Thai Đức Thiều. Văn Ích là một trong những thiền sư xuất sắc nhất vào thời của ông. Ông đã làm cho dòng Thiền Huyền Sa Giang Biểu phát triển mạnh. Chính vì vậy mà sau nầy dòng Huyền Sa được mang tên Pháp Nhãn. Hiện nay chỉ một phần nhỏ sự nghiệp biên soạn của Văn Ích Pháp Hiển đến được với chúng ta, như Văn Ích Thiền Sư Ngữ Lục. Ông xuất gia năm 7 tuổi. Lúc đầu ông học những kinh điển Khổng giáo, sau đó là kinh điển Phật giáo, đặc biệt là bộ kinh Hoa Nghiêm, giáo thuyết cơ bản của trường phái Hoa Nghiêm Trung Quốc. Việc học triết lý không làm ông thỏa mãn nên ông quay sang tu thiền. Thầy dạy thiền đầu tiên của ông là Thiền sư Trường Khánh Huệ Lăng. Sau ông đến gặp Thiền sư La Hán Quế Lâm, còn gọi là thiền sư Địa Tạng, và nhận được đại giác sau khi nghe Địa Tạng nói “sự ngu dốt là cái gì có bề dày nhất.”—Chinese Zen master Wen-Yi Fa-Yan was born in 885, a disciple and Dharma successor of Lo-Han-Kuei-Ch’en, and the master of T’ien-T’ai Te-Shao. Wen-Yi was one of the most outstanding Zen masters of his time; he was in the lineage of Hsuan-Sha Shih-Pei. The latter’s dharma teaching was widely propagated by Wen-Yi and as a result this lineage, which had hitherto been known as the Hsuan-Sha school, was thereafter known as the Fa-Yen school.  Nowadays only a few of Fa-Yen’s voluminous writings are extant, among them a few poems and a treatise. His sayings and instructions are recorded in the Record of the Words of the Ch’an Master Wen-Yi-Fa-Yan. Wen-Yi-Fa-Yan became a monk at the age of seven. First he studied the Confucian classics and the Buddhist sutras, particularly the Avatamsaka-sutra, the fundamental work for the Hua-Yen school of Chinese Buddhism. However, he was not satisfied by such philosophical study, he eventually sought instruction in Ch’an. His first Ch’an master was Ch’ang-Ch’ing-Hui-Leng. Later he came to meet Zen master Lo-Han-Kuei-Ch’en, who was also called Master Ti-Ts’ang. Here he attained his enlightenment experience when he heard Ti-Ts’ang’s words “ignorance is the thickest.”  

·        Khi đi đến viện Địa Tạng gặp trời trở tuyết, ba người cùng xin ngụ tại đây. Trời lạnh, cùng vây quanh lò sưởi, thiền sư Quế Sâm (trụ trì Viện Địa Tạng) thấy hỏi: “Đây là đi làm gì?” Sư thưa: “Đi hành khất.” Quế Sâm hỏi: “Việc hành khất là thế nào?” Sư thưa: “Chẳng biết.” Quế Sâm bảo: “Chẳng biết rất là thân thiết.” Qua câu nói nầy Văn Ích bỗng tỉnh ngộ. Đến khi tuyết tan, ba người cùng đến từ biệt Quế Sâm đi nơi khác. Quế Sâm đưa ra đến cửa, hỏi: “Bình thường Thượng Tọa nói ‘Tam giới duy tâm vạn pháp duy thức,’ vậy phiến đá dưới sân nầy, là ở trong tâm hay ở ngoài tâm?” Sư thưa: “Ở trong tâm.” Quế Sâm bảo: “Người hành khất mắc cớ gì lại để phiến đá lên trên đầu tâm?” Sư bí không có lời để đáp, bèn dẹp hành lý vào chùa, xin ở lại tham cứu. Hơn một tháng, sư trình kiến giải nói đạo lý, vẫn bị Quế Sâm bảo: “Phật pháp không phải thế ấy.” Sư thưa: “Con đã hết lời cùng lý rồi. Quế Sâm bảo: “Nếu luận Phật pháp thì tất cả hiện thành.” Qua câu nói ấy, sư đại ngộ—While on a pilgrimage with some other monks, Wen-Yi and his friends were sidetracked by a snowstorm and forced to stay at the Ti-Zang Monastery. Zen master Kui-Chen (served as abbot there) asked: “Where are you going?” Wen-Yi replied: “On an ongoing pilgrimage.” Kui-Chen asked: “Why do you go on a pilgrimage?” Wen-Yi replied: “I don’t know.” Kui-Chen said: “Not knowing is most intimate.” At these words, Wen-Yi instantly experienced enlightenment.  When the snow was gone, the three monks bade farewell and started to depart. Kui-Chen accompanied them to the gate and asked: “I’ve heard you say several times that ‘the three realms are only mind and the myriad dharmas are only consciousness.’” Kui-Chen then pointed to a rock lying on the ground by the gate and said: “So do you say that this rock is inside or outside of mind?” Wen-Yi said: “Inside.” Kui-Chen said: “How can a pilgrim carry such a rock in his mind while on pilgrimage?” Dumbfounded, Wen-Yi couldn’t answer. He put his luggage down at Kui-Chen’s feet and asked him to clarify the truth. Each day for the next month or so Wen-Yi spoke about the Way Kui-Chen and demonstrated his understanding. Kui-Chen would always say: “The Buddhadharma isn’t like that.” Finally, Wen-Yi said: “I’ve run out of words and ideas.” Kui-Chen said: “If you want to talk about Buddhadharma, everything you see embodies it."”At these words, Wen-Yi experienced great enlightenment.

·        Vị Tăng đến bạch sư: “Bốn chúng đã vây quanh dưới pháp tòa của Hòa Thượng.” Sư nói: “Chúng nhơn đến tham chơn thiện tri thức.” Lát sau, sư lên tòa, chúng đảnh lễ xong, sư bảo: “Chúng nhơn trọn đã đến đây, sơn Tăng chẳng lẽ không nói, cùng đại chúng nhắc một phương tiện của người xưa.” Trân trọng! Liền xuống tòa—A monk said to Wen-Yi: “Monks everywhere are now crowded around the master’s Dharma seat waiting for you to speak.” Wen-Yi said: “In that case, the monks are practicing with a genuine worthy!” After a while, Wen-Yi ascended the Dharma seat. The monk said: “The assembly has gathered. We ask the master to expound the Dharma.” Wen-Yi said: You’ve all been standing here too long!” Then he said: “Since all of you have assembled here, I can’t say nothing at all. So I’ll give you all an expedient that was offered by one of the ancients. Take care!” Wen-Yi then left the Dharma seat.      

·        Ngày kia Văn Ích hỏi Tu sơn chủ: “Sai một đường tơ, đất trời phân cách, ông hiểu thế nào?” Tu đáp: “Sai một đường tơ, đất trời phân cách.” Văn Ích nói: “Thế là nghĩa lý gì?” Vị Tăng bạch: “Tu tôi chỉ biết có vậy, còn ý Hòa Thượng thế nào?” Văn Ích đáp ngay: “Sai một đường tơ, đất trời phân cách.” Văn Ích quả là một cao thủ về phép nói nhại—One day, Wen-Yi asked one of his disciples: “What do you understand by this: ‘Let the difference be even a tenth of an inch, and it will grow  as wide as heaven and earth?’” The disciple said: “Let the difference be even a tenth of an inch, and it will grow as wide as heaven and earth.” However, Wen-Yi told the monk that such an answer will never do. The disciple said: “I cannot do otherwise; how do you understand?” Wen-Yi said: “Let the difference be even a tenth of an inch and it will grow as wide as heaven and earth.” Wen-Yi was a great master of repetitions.

·        Sau sư dời về ở Viện Thanh Lương, thượng đường dạy chúng: “Người xuất gia chỉ tùy thời tiết, liền được lạnh thì lạnh, nóng thì nóng, muốn biết nghĩa Phật tánh phải quán thời tiết nhơn duyên, xưa nay phương tiện chẳng ít. Đâu chẳng thấy Hòa Thượng Thạch Đầu nhơn xem Triệu Luận, trong ấy nói: ‘Hội muôn vật về nơi mình, kia chỉ là người Thánh vậy.’ Ngài liền nói: ‘Thánh nhơn không mình, cái gì chẳng mình?’ Liền làm mấy lời gọi là Đồng tham khế, trong ấy câu mở đầu nói: ‘Tâm đại tiên trúc độ’ không qua lời nầy, vậy khoảng giữa chỉ tùy thời nói thoại.” Thượng Tọa! Nay muốn biết vạn vật là mình chăng? Bởi vì đại địa không có một vật có thể thấy. Ngài lại dặn dó rằng: “Ngày tháng chớ qua suông.” Vừa rồi, nói với các Thượng Tọa chỉ tùy thời và tiết liền được. Nếu là đổi thời mất hậu tức là qua suông ngày tháng, ở trong cái phi sắc khởi hiểu sắc. Thượng Tọa! Ở trong cái phi sắc khởi hiểu sắc tức là đổi thời mất hậu? Hãy nói sắc khởi hiểu phi sắc lại đúng chẳng đúng? Thượng Tọa! Nếu biết thế ấy tức là không giao thiệp, chính là si cuồng chạy theo hai đầu có dùng được chỗ gì? Thượng Tọa! Chỉ giữ phần tùy thời qua là tốt. Trân trọng!—When Zen master Wen-Yi became abbot of Qing-Liang temple, he addressed the monks, saying: “Students of Zen need only act according to conditions to realize the Way. When it’s cold, they’re cold. When it’s hot, they’re hot. If you must understand the meaning  of Buddha nature, then just pay attention to what’s going on. There is no shortage of old and new expedients. Haven’t you heard about Shi-T’ou?  Upon reading the Zhao-Lun, he exclaimed: ‘Understanding that all things are the self. This is what all the ancient holy ones realized!’ Shi-T’ou also said: ‘The holy ones did not have a self. Nor was there anything that was not their selves’ Shi-T’ou composed the Cantonjie. The first phrase in that text says: ‘The mind of the greta sages of India.’ There’s no need to go beyond this phrase. Within it is what is always put forth as the teaching of our school. All of you should understand that the myriad beings are your own self, and that across the great earth there isn’t a single dharma that can be observed. Shi-T’ou also admonishes: ‘Don’t pass your days and nights in vain.’ What I have just said may be realized if you seize the opportunity before you. If you miss the opportunity, then that is ‘passing your days and nights in vain.’ If you spend your time trying to understand form in the middle of nonform, just going on this way, you are missing your opportunity. So, do we therefore say that we should realize nonform in the midst of form? Is that right? If your understanding is like this, then you’re nowhere near it. You’re just going along with the illness of two-headed madness. Of what use is it? All of you, just do what is appropriate to the moment! Take care!”

·        Sau đó tiếng tăm ông lan rộng rất nhanh, các thiền sư khắp nơi kéo đến từng nhóm. Lúc ông còn sống, số đệ tử không lúc nào dưới 1000. Những người kế thừa Pháp của ông đã truyền bá khắp cả Trung Quốc, tận đến Triều Tiên—Later his reputation spread quickly. It is said that Ch’an monks around him never to have been less than a thousand. The dharma successors of Fa-Yen spread his dharma all over China and as far as Korea.

·        Tên của Văn Ích được nhắc tới trong thí dụ thứ 26 của Vô Môn Quan và thí dụ thứ 7 của Bích Nham Lục—Wen-Yi-Fa-Yen appears in example 26 of the Wu-Men-Kuan as well as in example 7 of the Pi-Yen-Lu.          

·        Thiền sư Văn Ích thị tịch năm 958. Sau khi thị tịch sư được ban hiệu “Đại Pháp Nhãn Thiền Sư.” Dù ảnh hưởng của sư rất lớn và sư có đến 63 Pháp Tử, dòng thiền của sư chỉ truyền lại được năm đời mà thôi—Zen master Wen-Yi passed away in 958. After his death, Wen-Yi received the posthumous title “Great Zen Master Dharma Eye.” Though the influence of his school was widespread during and for a period after his life and he had sixty-three Dharma heirs, the lineage died out after five generations.        

Văn Khế: Act—Contract.

Văn Khoa: Letters—Faculty of Letters.

Văn Khố: Archives.

Văn Kiện: Document.

Văn Kinh: The words of the sutras.

Văn Liệu: Literary materials.

Văn Lý: The written word and the truth expressed—Written principles—A treatise.

Văn Manh: Mù chữ—Illiterate—Unlettered. 

Văn Minh: Civilization.

Văn Nghệ: Letters and arts.

Văn Nhã: Elegant.

Văn Nhân: Man of letters.

Văn Ni: Mâu Ni—Muni (skt)—Sakyamuni.

Văn Phái: Literary school.

Văn Phạm: Grammar.

Văn Pháp:

1)      Nghe giáo pháp: To hear the doctrine.

2)      Văn pháp trong một bài văn: Syntax.

Văn Phòng: Office—Bureau.

Văn Quan: Civilian official.

Văn Quang Lực: Nghe được “Quang Lực” hay lực của ánh sáng cõi Tây Phương Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà—To hear of the power of the light of Amitabha.

Văn Sách: Dissertation—Essay.

Văn Sĩ: See Văn nhân.

Văn Tập: Literary collection.

Văn Tế: Funeral oration.

Văn Thái: See Văn nhã.

Văn Thể: Literary form or style.

Văn Thi: Prose and Poetry.

Văn Thù Bát Đại Đồng Tử: The eight messengers of Manjusri.

Văn Thù Hiệu Pháp Vương Tử: Chư Bồ Tát đều là con của Pháp Vương Như Lai, duy chỉ có Văn Thù được gọi là Pháp Vương Tử vì Ngài còn là bậc thượng thủ của Bồ tát chúng—All Bodhisattvas are sons of the Buddha, Manjusri is looked on as the chief of the Bodhisattvas and represents them, as the chief disciple of the Buddha.

Văn Thù Hối Quá: Phép sám hối của Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, sám hối cho nghi tâm đời quá khứ—The repentance of Majusri, such as his former doubting mind.

Văn Thù Sư Lợi: Manjusri (skt)—Mãn Thù Thi Lợi—Mạn Thù Thất Lợi—Văn Thù—Một biểu tượng cho trí tuệ của người tu Phật. Trong Kinh Liên Hoa diễn tả Ngài nhảy vọt lên từ trong đại dương. Chữ Manju có nghĩa là đẹp, chữ Sri có nghĩa là gia tài, đức hạnh hay chúa. Nguyên chữ Manjusri có nghĩa là “đức hạnh tuyệt vời.” Văn Thù một tay cầm kiếm Kim Cương đoạn diệt mê hoặc, ngồi trên lưng sư tử. Văn Thù được xem như là vị bảo hộ trí tuệ, và thường được đặt bên trái Phật Thích Ca, trong khi Phổ Hiền bên phải được coi như là vị Hộ Pháp. Văn Thù cũng biểu thị sự giác ngộ tức sự hốt nhiên nhận ra nhất thể của tất cả cuộc tồn sinh và năng lực phát sinh từ đó, mà sức mạnh của sư tử là biểu tượng—A symbol of Buddhist wisdom or an idealization of a particular quality. The Lotus Sutra describes him as springing out from the great ocean. Manju is beautiful, Sri is good fortune, virtue, majesty or lord. Manjusri means the beautiful virtue (fortune or lord). Manjusri with his delusion-cutting vajra sword in one hand, sits on the back of a lion on the Buddha’s left. He is considered as a guardian of wisdom and is often placed on Sakyamuni’s left, with Samantabhadra on the right side as guardian of Law. Manjusri also represents awakening, that is, the sudden realization of the Oneness of all existence and the power rising therefrom, of which the lion’s vigor is symbolic. There are six different definitions:

1)      Diệu Thủ: Wonderful or beautiful head. 

2)      Phổ Thủ: Universal head.

3)      Nhu Thủ: Glossy head.

4)      Kính Thủ: Revered head.

5)      Diệu Cát Tường: Wonderful auspicious.

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát: Manjusri Bodhisattva—Bậc Toàn Trí.

Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử: Dharma Prince Manjushri.

Văn Thù Tam Muội: The samadhi of Manjusri styled the formless wonderful wisdom (vô tướng diệu huệ).

Văn Thù Viện: Viện thứ bảy trong mười ba viện lớn của Thai Tạng Mạn Đồ La, lấy Văn Thù Sư Lợi làm trung tâm của nhóm 25 vị—The seventh great court of the thirteen in the Garbhadhatu group; it shows Majusri in the centre of a group of twenty-five.

Văn Thúy Khâm Sơn Thiền Sư: Thiền sư nổi tiếng đời Đường, đệ tử và người kế vị Pháp của Thiền sư Động Sơn Lương Giới. Trong Cảnh Đức Truyền Đăng Lục, người ta kể rằng Văn Thúy, sau khi đến một ngôi chùa, đã cùng với Nham Đầu Toàn Khoát và Tuyết Sơn Nghĩa Tồn đi chu du để tầm học với các thiền sư khác. Cuối cùng ba người đến gặp Đức Sơn Tuyên Giám. Nham Đầu và Tuyết Phong trở thành những học trò xuất sắc và người kế vị Pháp cho Đức Sơn. Khâm Sơn không quen sự khắt khe quá mức của thầy, đã bị thầy đánh trọng thương phải mang đến y xá. Sau đó Khâm Sơn đến gặp và đạt được đại giác với thiền sư Đông Sơn. Khâm Sơn trở thành viện trưởng tu viện trên núi Khâm vào lúc ông mới 27 tuổi—Wen-Shui-Ch’in-Shan, a famous Ch’an master during the T’ang dynasty, a disciple and dharma successor of T’ung-Shan-Liang Chieh. In the Ching-Te-Ch’uan-Teng-Lu, it is reported that Ch’in-Shan, after already having entered a Ch’an monastery in his early years, went on pilgrimage with Yen-T’ou Ch’uan-Huo and Hsueh-Feng-I-Ts’un to seek out various Ch’an masters. At last the three of them came to Te-Shan-Hsuan-Chieh. While Yen-T’ou and Hsueh-Feng became outstanding students and dharma successors of Te-Shan, Ch’in-Shan could not get used to master Te-Shan’s extremely strict style of training. After the master had beaten him so hard that he had to be taken sick to bed, Ch’in—Shan left and went to master Tung-Shan, under whom he also at last experienced enlightenment. Ch’in-Shan is said to have become abbot of the monastery on Mount Ch’in at the age of twenty-seven.      

Văn Thư: Letter—Document.

Văn Trì:

1)      Nghe và thọ trì: To hear and keep; hearing and keeping in mind; hearing and obeying.

2)      Văn trì hay long trì bên cạnh Tòa Kim cang Thủ—The dragon pool by the side of the throne of Vajrapani.

Văn Trì Đà La Ni: Nghe và trì giữ hay tổng trì (văn có nghĩa là nghe, đà la ni có nghĩa là trì giữ)—To hear and keep, hear and remember the teaching (Văn means to hear, dharani means to hold to or to maintain).

Văn Tuyển: See Văn Tập.

Văn Tuệ: Nghe pháp rồi phát huệ, hay trí huệ phát bởi nghe pháp—Hearing the word and becoming wise in it; wisdom obtained  from hearing.

Văn Từ: Literature.

Văn Tự: Akshara or Ruta (skt)—Chữ viết—The letter—The written words—Văn tự được diễn tả như là hơi thở hay sinh mệnh của pháp thân—The written word is described as the breath and life of the dharmakaya—See Akshara in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Văn Tự Bát Nhã: Văn từ dùng để diễn đạt Bát Nhã, một trong ba loại Bát Nhã—The written word which is used to describe the prajna, one of the three kinds of prajna.

** For more information, please see Bát Nhã.

Văn Tự Đẳng: Aksharasamata (skt)—Sự bình đẳng của chữ—The sameness of letters.

Văn Tự Nhân: A literalist.

Văn Tự Pháp Sư: Người giảng về chữ nghĩa trong kinh điển, nhưng không biết hết tinh thần giáo lý trong kinh điển—A  teacher of the letter of the Law, who knows not its spirit. 

of the Law, who know not its spirit.

Văn Tự Và Ý Nghĩa: Trong Kinh Lăng Già, Đức Phật nhắc Mahamati: “Vị Bồ Tát Ma Ha Tát thành thục với từ ngữ và ý nghĩa, nhận biết rằng từ ngữ không khác không không phải không khác với ý nghĩa, và ngược lại.”—In the Lankavatara Sutra, the Buddha reminded Mahamati: “Oh Mahamati, the Bodhisattva-mahasattva who is well acquainted with words and meaning, recognizes at once that word is neither different nor not different from meaning, and vice versa.

Văn Vần: Verse—To write in verse.

Văn Vật: See Văn Hóa.

Văn Võ: Civil and military.

Văn Xuôi: Prose.

Vắn: Short.

Vắn Tắt: Short—Brief.

Vặn:

1)      To turn—To wring—To twist.

2)      To turn on or off (light).

Vặn hỏi: To question someone closely.

Vắng:

1)      Deserted—Unfrequented.

2)      Absent.

Vắng bóng: See Vắng Mặt.

Vắng Mặt: Absence. 

Vắng Ngắt: Bare of men.

Vắng Tanh: Quite deserted.

Vắt:

1)      To squeeze—To crush out.

2)      To hang—To suspend.

3)      Trong vắt—Very clear—Limpid.

Vắt Khô: To squeeze dry.

Vắt Tay Lên Trán: To put the hand on the brow.

Vân:

1)      Mây: Megha (skt)—Cloud—Clouds covering the sun—Spreading clouds.

2)      Nhiều: Vân tập—Abundant.

3)      Nói: To say—To speak.

Vân Bản: Tấm ván đúc theo hình mây, dùng để báo giờ hay tin tức trong tự viện—A sort of cloud-shaped gong, struck to indicate the hour or to announce news in a monastery.

Vân Chúng Thủy Chúng: Du Tăng bạn lữ, có nghĩa là áo sãi mây nước hay hành giả vân du đây đó, xem tất cả đều là bạn lữ—Brothers or men of the clouds and waters, fellow monks.

Vân Cổ: Trống có vẽ hình mây, dùng để báo giờ cơm trưa trong tự viện—A drum ornamented with clouds for calling to midday meals in a monastery. 

Vân Cư Thiền Sư: Zen master Yun-Ju—See Đạo Ưng Thiền Sư.

Vân Đường: Chánh điện của tự viện nơi đại chúng hội họp—The assembly hall of a monastery, because of the massed congregation.

Vân Hà: Tại sao?—Why?

Vân Hải: Số lượng nhiều như mây trời hay nước của đại dương—Many as the clouds and waters of the ocean.

Vân Huynh Thủy Đệ: See Vân Chúng Thủy Chúng.

Vân Khai Tố Tâm: Yun-Kai-Shou-Tsinh (1025-1115)—Thiền sư Trung Quốc, thuộc dòng Hoàng Long của tông Lâm Tế, môn đồ và người kế vị Pháp của Hoàng Long Huệ Nam—Chinese Ch’an master of the Lin-Chih Ch’an school, a student and dharma successor of Huang-Lung-Hui-Nan.

Vân Lôi Âm Vương: Megha-Dundubhi-Svara-Raja (skt)—Còn gọi là Vân Túc Vương Hoa Trí (Jaladhara-garjita-ghosa-susvara-naksatra-raja-sankusumita-bhijna), một vị Phật có âm thanh như tiếng nhạc sấm trên mây—A Buddha who has a  voice as musical as the sound of the thunder of the clouds and conversant with the appearance of the regents of the naksatras. A Buddha possessing the wisdom of the Thunder-god and of the flowery stars. 

Vân Môn: Tự viện Vân Môn, nơi mà Thiền Sư Văn Uyển đạt được danh hiệu “Vân Môn Văn Yến Thiền Sư”—The Cloud-Gate Monastery in Kuang-Tung province, from which Wen-Yen derived his title—See Vân Môn Văn Yến Thiền Sư.

Vân Môn Tông: Một dòng Thiền được sáng lập bởi ngài Vân Môn Văn Yển—A Zen sect established by Yun-Mên-Wên-Yen (864-949)—See Vân Môn Văn Yển Thiền Sư.

Vân Môn Văn Yển Thiền Sư: Yun-Mên-Wên-Yen (864-949)—Thiền Sư Vân Môn, tên thật là Trương Tuyết Phong, sanh năm 864, môn đồ và người kế vị Pháp của Tuyết Phong Nghĩa Tồn, là thầy của Hương Lâm Trừng Viễn, Động Sơn Thủ Sơ, và Ba Lăng Hảo Kiếm. Ông là một thiền sư nổi tiếng vào cuối đời nhà Đường, một người giống như Lâm Tế, sử dụng ngôn ngữ và chiến thuật mạnh bạo để tác động môn sinh đạt tự ngộ. Ông đã sáng lập ra Vân Môn Tông—Zen master Wen-Men, his name was Chang-Hsueh-Feng, was born in 864, a student and dharma successor of Hsueh-Feng-I-Ts’un, and the master of Hsiang-Lin-Ch’eng-Yuan, Tung-Shan-Shou-Chu, and Pa-Ling-Hao-Chien. He was a noted monk during the end of the T’ang dynasty, who, like Lin-Ji, used vigorous language and jarring tactics to bring his disciples to self-awakening. He founded the Cloud-Gate Sect.

·         Cơ duyên giác ngộ của Vân Môn giới học thiền đều được biết đến. Khi tìm đến “tham độc” với Mục Châu, người sau nầy trở thành Thầy của ông, Vân Môn gõ cánh cửa nhỏ bên cạnh cổng lớn đi vào chùa Mục Châu. Mục Châu gọi ra: “Ai thế?” Vân Môn đáp: “Văn Yến.” Mục Châu thường không cho ai “độc tham” trừ phi người ấy có nhiệt tình. Tuy nhiên, ông cảm thấy hài lòng với cách gõ cửa của Vân Môn, chứng tỏ Vân Môn rất hăng say nỗ lực vì đạo và chấp nhận cho Vân Môn “độc tham.” Vân Môn vừa bước vào thì Mục Châu nhận ra ngay phong thái của Vân Môn, bèn nắm vai bảo Vân Môn: “Nhanh lên, nói đi, nói đi!” Nhưng Vân Môn vẫn chưa ngộ nên không thể đáp ứng được. Để đẩy tâm Vân Môn đến chỗ giác ngộ, đột nhiên Mục Châu đẩy Vân Môn qua cánh cửa đang hé mở và đóng sầm cánh cửa vào chân của Vân Môn, hét: “Đồ vô tích sự,” cùng với tiếng kêu: “Úi chà!” Mục Châu liền đẩy Vân Môn ra khỏi cửa, cánh cửa đóp sập lại làm cho một bàn chân của Vân Môn bị kẹt lại trong đó và gãy đi. Trong cơn đau ngất, tâm của Vân Môn lúc ấy đã trống rỗng mọi tư niệm, bỗng nhiên giác ngộ. Trường hợp của sư không phải là một biệt lệ, vì trước đó nhị Tổ Huệ Khả cũng đã từng chặt một cánh tay khi đứng trong tuyết lạnh, và Đức Khổng Phu Tử cũng từng nói “Sớm nghe được đạo, chiều dẫu có chết cũng cam.” Trên đời nầy quả có nhiều người coi trọng chân lý hơn thân mạng—The circumstances of Yun-Mên’s enlightenment are known to all Zen practitioners. Seeking “private consultation” with Mu-Chou, who became his master later on, Yun-Mên rapped on the little door on the side of the large gateway leading to Mu-Chou’s temple. Mu-Chou called out: “Who is it?” Yun Mên answered, “Wen-Yen” Mu-Chou, whose habit it was to refuse “private consultation”  to all but the most ardent truth-seekers, felt satisfied from Yun-Mên’s knock and the tone of his voice that he was earnestly striving for truth, and admitted him. Scarcely had he entered when Mu-Chou, perceiving the state of his mind, seized him by the shoulders and demanded: “Quick, say it, say it!” But Yun-Mên not yet undrstanding, could not respond. To jolt his mind into understanding, Mu-Chou suddenly shoved him out through the partly opened door and slammed it on his leg, shouting: “You good-for-nothing!” With a cry of “Ouch!” While the door was hastily shut, one of Yun-Men’s legs was caught and broken. Yun-Mên , whose mind at that moment was emptied of every thought. The intense pain resulting from this apparently awakened the poor fellow to the greatest fact of life. He suddenly became enlightened.  The realization now gained paid more than enough for the loss of his leg. He was not, however, a sole instance in this respect, there were many such in the history of Zen who were willing to sacrifice a part of the body for the truth, i.e., Hui-K’o, the second patriarch, who cut his hand while standing in the snow. Confucius also said: “If a man understands the Tao in the morning, it is well with him even when he dies in the evening.” In this life, some would feel indeed that truth is of more value than their own lives.    

·        Vân Môn là một trong những thiền sư xuất sắc nhất trong lịch sử Thiền của Trung Quốc. Tên của ông được nhắc đến trong các ví dụ 15, 16, 21, 39 và 48 của Vô Môn Quan; và 6, 8, 14, 15, 22, 27, 34, 39, 47, 50, 54, 60, 62, 77, 83, 86, 87 và 88 trong Bích Nham Lục. Những thuyết giảng chính của ông được lưu lại trong Vân Môn Quảng Châu Thiền Sư Quang Lục (Sưu tập những lời chính của thiền sư Quảng Châu ở núi Vân Môn)—Yun Men was one of the most important Ch’an masters and one of the last most noted Ch’an masters in the history of Ch’an in China. We encounter Yun Men in examples 15, 16, 21, 39, and 48 of the Wu-Men-Kuan, and the examples 6, 8, 14, 15, 22, 27, 34, 39, 47, 50, 54, 60, 62, 77, 83, 86, 87, and 88 of the Pi-Yan-Lu. The most important of his sayings and teachings are recorded in the Yun-Men Kuang-Chou-Ch’an-Shih-Kuang-Lu (Record of the Essentials Words of Ch’an Master K’uang-Chou from Mount Yun-Men).   

·        Vân Môn có tới hơn 60 người kế vị Pháp, ông nổi tiếng về phương pháp đào tạo nghiêm khắc chẳng kém gì phương pháp của Mục Châu. Ông lập ra phái Vân Môn, tồn tại đến thế kỷ thứ 12. Các hậu duệ của Vân Môn đã góp phần to lớn trong việc truyền thụ thiền cho đời sau. Người được biết đến nhiều nhứt là Đại sư Tuyết Đậu Trùng Hiển (cháu trong Dharma của Vân Môn), người đã tập hợp và công bố những lời dạy hay công án thiền của các thầy xưa. Đó là cơ sở để sau nầy Thiền sư Viên Ngộ Khắc Cần dùng để soạn bộ Bích Nham Lục—Yun Men had more than sixty dharma successors, was known, like master Mu-Chou, as a particularly strict Ch’an master. He founded the Yun Men schol of Ch’an, which survived until the 12th century. The dharma heirs of Yun Men played a major role in the preservation of Ch’an literature for later generations. The best known of them is Yun-Men’s “great-grandson in dharma,” the great master Hsueh-T’ou Ch’ung-Hsien, who collected a hundred examples of the ancient masters and provided them with “praises.” These masters Yuan-Wu-K’o-Ch’in later made the basis of his edition of the Pi-Yan-Lu.   

·        Sư đến trang sở của Tuyết Phong, thấy một vị Tăng, bèn hỏi: “Hôm nay Thượng Tọa lên núi chăng?” Tăng đáp: “Lên.” Sư nói: “Có một nhơn duyên nhờ hỏi Hòa Thượng Đường Đầu mà không được nói với ai, được chăng?” Tăng bảo: “Được.” Sư nói: “Thượng Tọa lên núi thấy Hòa Thượng thượng đường, chúng vừa nhóm họp, liền đi ra đứng nắm cổ tay, nói: “Ông già! Trên cổ mang gông sao chẳng cởi đi?” Vị Tăng ấy làm đúng như lời sư dặn. Tuyết Phong bước xuống tòa, thộp ngực ông ta, bảo: “Nói mau! Nói mau! Vị Tăng nói không được. Tuyết Phong buông ra, bảo: “Chẳng phải lời của ngươi.” Vị Tăng thưa: “Lời của con.” Tuyết Phong gọi: “Thị giả! Đem dây gậy lại đây.” Vị Tăng thưa: “Chẳng phải lời của con, là lời của một Hòa Thượng ở Chiết Trung đang ngụ tại trang sở dạy con nói như thế.” Tuyết Phong bảo: “Đại chúng! Đến trang sở rước vị thiện tri thức của năm trăm người lên.” Hôm sau, sư lên Tuyết Phong. Tuyết Phong vừa thấy liền hỏi: “Nhơn sao được đến chỗ ấy?” Sư bèn cúi đầu. Từ đây khế hợp ôn nghiên tích lũy. Tuyết Phong thầm trao tông ấn cho sư—Mu-Chou directed Yun-Men to go to see Xue-Feng. When Yun-Men arrived at a village at the foot of Mount Xue, he encountered a monk. Yun-Men asked him: “Are you going back up the mountain today?” The monk said: “Yes.” Yun-Men said: “Please take a question to ask the abbot. But you mustn’t tell him it’s from someone else.” The monk said: “Okay.” Yun-Men said: “When you go to the temple, wait until the moment when all the monks have assembled and the abbot has ascended the Dharma seat. Then step forward, grasp your hands, and say: ‘There’s an iron cangue on this old fellow’s head. Why not remove it’?” The monk did as Yun-Men instructed him. When Xue-Feng saw the monk act this way, he got down from the seat, grabbed the monk and said: “Speak! Speak!” The monk couldn’t answer. Xue-Feng pushed him away and said: “It wasn’t your own speech.” The monk said: “It was mine.” Xue-Feng called to his attendant: “Bring a rope and a stick.” (in order to bind and beat the monk). The monk said: “It wasn’t my question. It was from a monk in the village.” Xue-Feng said: “Everyone! Go to the village and welcome the wrothy who will have five hundred disciples.”  The next day Yun-Men came up to the monastery. When Xue-Feng saw him he said: “How is it that you have reached this place?” Yun-Men then bowed his head. In this manner did the affinity (between Xue-Feng and Yun-Men) come about.   

·        Vân Môn thường nói một cách tích cực về an tâm lập mệnh và cái giàu phi thế tục của ngài. Thay vì nói chỉ có đôi tay không, ngài lại nói về muôn vật trong đời, nào đèn trăng quạt gió, nào kho vô tận, thật quá đủ lắm rồi như chúng ta có thể thấy qua bài thơ sau đây:

Hoa xuân muôn đóa, bóng trăng thu

Hạ có gió vàng, đông tuyết rơi

Tuyết nguyệt phong ba lòng chẳng chấp

Mỗi mùa mỗi thú mặc tình chơi.

—Zen master Yun-Men always talked positively about his contentment and unworldly riches. Instead of saying that he is empty-handed, he talked of the natural sufficiency of things about him as we can see throught this poem:

“Hundreds of spring flowers;

the autumnal moon;  

A refreshing summer breeze; winter snow:

      Free your mind of all idle thoughts,

And for you how enjoyable every season is!”      

Theo Thiền sư D. T. Suzuki trong Thiền Luận, Tập I, bài thơ nầy không ngụ ý tác giả ăn không ngồi rồi hay không làm gì khác, hoặc không có gì khác hơn để làm hơn là thưởng thức hoa đào  nở trong nắng sớm, hay ngắm vầng trăng trong tuyết bạc đìu hiu. Ngược lại, ngài có thể đang hăng say làm việc, hoặc đang dạy đệ tử, hoặc đang tụng kinh, quét chùa hay dẫy cỏ như thường lệ, nhưng lòng tràn ngập một niềm thanh tịnh khinh an. Mọi mong cầu đều xả bỏ hết, không còn một vọng tưởng nào gây trở ngại cho tâm trí ứng dụng dọc ngang, do đó tâm của ngài lúc bấy giờ là tâm ‘không,’ thân là ‘thân nghèo.’ Vì nghèo nên ngài biết thưởng thức hoa xuân, biết ngắm trăng thu. Trái lại, nếu có của thế gian chồng chất đầy con tim, thì còn chỗ nào dành cho những lạc thú thần tiên ấy. Kỳ thật, theo sư Vân Môn thì sự tích trữ của cải chỉ toàn tạo nghịch duyên khó thích hợp với những lý tưởng thánh thiện, chính vì thế mà sư nghèo. Theo sư thì mục đích của nhà Thiền là buông bỏ chấp trước. Không riêng gì của cải, mà ngay cả mọi chấp trước đều là của cải, là tích trữ tài sản. Còn Thiền thì dạy buông bỏ  tất cả vật sở hữu, mục đích là làm cho con người trở nên nghèo và khiêm cung từ tốn. Trái lại, học thức khiến con người thêm giàu sang cao ngạo. Vì học tức là nắm giữ, là chấp; càng học càng có thêm, nên ‘càng biết càng lo, kiến thức càng cao thì khổ não càng lắm.’ Đối với Thiền, những thứ ấy chỉ là khổ công bắt gió mà thôi—According to Zen master D.T. Suzuki in the Essays in Zen Buddhism, Book I, this poem is not to convey the idea that he is idly sitting and doing nothing particularly; or that he has nothing else to do but to enjoy the cherry-blossoms fragrant in the morning sun, or the lonely moon white and silvery. In the contrary, he may be in the midst of work, teaching pupils, reading the sutras, sweeping and farming as all the master have done, and yet his own mind is filled with transcendental happiness and quietude. All hankerings of the heart have departed, there are no idle thoughts clogging the flow of life-activity, and thus he is empty and poverty-stricken. As he is poverty-stricken, he knows how to enjoy the ‘spring flowers’ and the ‘autumnal moon.’ When worldly riches are amassed in his heart, there is no room left there for such celestial enjoyments.  In fact, according to Zen master Yun-Men, the amassing of wealth has always resulted in producing characters that do not go very well with our ideals of saintliness, thus he was always poor. The aim of Zen discipline is to attain to the state of ‘non-attainment.’ All knowledge is an acquisition and accumulation, whereas Zen proposes to deprive one of all one’s possessions. The spirit is to make one poor and humble, thoroughly cleansed of inner impurities.  On the contrary, learning makes one rich and arrogant. Because learning is earning, the more learned, the richer, and therefore ‘in much wisdom is much grief; and he that increased knowledge increased sorrow.’ It is after all, Zen emphasizes that this is only a ‘vanity and a striving after wind.’                    

·        Vân Môn thuộc vào số các đại thiền sư đã xử dụng một cách có hệ thống những lời dạy của tiền bối làm phương pháp đào tạo đệ tử từ tập quán nầy mà có phương pháp “công án”—Yun-Men was among the first of the great Ch’an masters to use the words of preceding masters as a systematic means of training monks. This type of training eventually developed into “koan” practice.

·        Những câu trả lời và châm ngôn của Vân Môn rất được coi trọng trong truyền thống nhà Thiền. Không một thầy nào được dẫn ra nhiều như ông trong các sưu tập công án. Những lời của ông bao giờ cũng có đủ ba điều kiện của một châm ngôn Thiền có hiệu quả—Master Yun-Men’s sayings and answers are highly prized in Ch’an tradition. No other master’s words are so frequently cited in the great koan colections as his. It is said that his words always fulfill three important qualificationsof a “Zen word.”

a)      Những câu trả lời của ông đáp ứng đúng những câu hỏi đặt ra như “cái nắp vừa khít cái hộp.”—His answers correspond to the question posed “the way a lid fits a jar.”

b)      Những câu trả lời của ông có sức mạnh như một lưỡi kiếm sắc bén chọc thủng sự mù quáng, những ý nghĩ và tình cảm nhị nguyên của học trò—They have the power to cut through the delusion of his students’ dualistic way of thinking and feeling like a sharp sword.

c)      Những câu trả lời của ông thích hợp với trình độ hiểu và với trạng thái ý thức chốc lát của người nghe một cách tự nhiên, giống như “hết đợt sóng nầy đến đợt sóng khác.”—His answers follow the capacity foe understanding and momentary state of mind of the questioner “as one wave follows the previous one.”

·        Tuy Vân Môn là người biết xử dụng những lời dạy sinh động của các thầy xưa, nhưng ông tỏ ra rất ngờ vực những từ ngữ được viết ra, những từ nầy dễ đọc nhưng không phải lúc nào người ta cũng hiểu được ý nghĩa sâu sắc của chúng. Vì thế ông cấm không cho đệ tử viết lại những lời của mình. Chính nhờ một môn đồ đã bất chấp sự cấm đoán, ghi lại những lời ông dạy trên một chiếc áo dài bằng giấy khi dự các buổi giảng , mà nhiều châm ngôn và lời giải thích bất hủ của đại sư mới còn lại đến ngày nay—Yun-Men, who made such skillful use himself of the words of the ancient masters, was at the same time very mistrustful of the written word, which could all too easily be understood literally but not really grasped. Thus he forbade his students to write his sayings down. Owing to one of his followers, who attended his discourses wearing a paper robe on which he took notes in spite of the ban, that many of the imperishable sayings and explanations of the great Ch’an master have been preserved.   

·        Sư thị tịch năm 949—He died in 949.   

Vân Nạp: Du Tăng—Homeless or roaming monks—See Vân Chúng Thủy Chúng.

Vân Nham Đàm Thạnh Thiền Sư: Zen master Yun-Yan-T’an-Sheng—See Đàm Thạnh Vân Nham Thiền Sư.

Vân Phong Thiền Sư: Thiền Sư Vân Phong (?-956).

·        Vietnamese Zen Master Yun-Feng (?-956)—Thiền sư Vân Phong, đời thứ ba dòng Vô Ngôn Thông, quê ở Từ Liêm, huyện Vĩnh Khương. Sư xuất gia tu học từ khi hãy còn rất nhỏ. Sau sư trở thành một trong những đệ tử xuất sắc nhất của Thiền sư Thiện Hội.—A Vietnamese monk of the third lineage of the Wu-Yun-T’ung, from Từ Liêm, Vĩnh Khương district. He left home to become a monk when he was very young. Later he became one of the most outstanding disciples of Zen Master Thiện Hội.

·        Một hôm Thiền sư Thiện Hội bảo sư: “Sống chết là việc lớn, cần phải thấu triệt.” Sư hỏi: “Khi sống chết đến làm sao tránh được?” Thiện Hội đáp: “Hãy nắm lấy chỗ không sống không chết mà tránh.” Sư lại hỏi: “Thế nào là chỗ không sống không chết?” Thiện Hội đáp: “Ngay trong sống chết nhận lấy mới được.” Sư hỏi: “Làm sao mà hiểu?” Thiện Hội bảo: “Ngươi hãy đi đi chiều hẳn lại.” Chiều đến sư lại vào và hỏi nữa. Thiện Hội bảo: “Đợi sáng mai, chúng sẽ chứng minh cho ngươi.” Ngay đó sư liền ngộ—One day, Zen master Thiện Hội said to him: “Life and death are great matters, you should thoroughly understand.” He asked: “When life and death arrive, how can we avoid?” Thiện Hội replied: “To avoid life and death by relying on the non-birth and non-death matters.” He asked: “What are the non-birth and non-death matters?” Zen master Thiện Hội said: “You should do all these right in life and death.” He asked again: “How can I understand?” Zen master Thiện Hội replied: “Go and come back in the afternoon.” He came back in the afternoon and asked his master again. His master said to him: “Wait until tomorrow morning, the assembly will prove them to you.” He suddenly awakened.  

·        Khi Thầy viên tịch, sư về trụ tại chùa Khai Quốc tại Thăng Long để hoằng hóa Phật Pháp đến khi viên tịch năm 956 sau Tây Lịch After his master passed away, he stayed at Khai Quốc Temple in Thăng Long to expand the Buddha Dharma until he died in 956 A.D.

Vân Phong Văn Duyệt: Yun-Feng-Wen-Yueh—Sư đến với Đại Ngu Thủ Chi để tham học, sư nghe Đại Ngu giảng như vầy: “Nầy các thầy, mỗi ngày các thầy tụ nhau lại ngấu nghiến biết bao cọng rau. Nhưng nếu gọi đấy là một cọng rau, khi vào địa ngục, nó bắn ra như một mũi tên.” Nói xong Đại Ngu bước xuống, không nói thêm gì. Văn Duyệt hết sức kinh ngạc, chẳng hiểu ất giáp gì hết. Tối đến, sư vào phương trượng. Đại ngu hỏi: “Đến tìm cái gì?” Văn Duyệt đáp: “Tìm cầu tâm pháp.” Nhưng Đại Ngu không chịu dạy, mà chỉ bảo: “Bánh xe Chánh Pháp chưa quay mà bánh xe cơm gạo đã quay trước. Những kẻ hậu sinh tươi trẻ khỏe mạnh như ngươi sao không đi xin ăn cho Tăng chúng? Ta chịu đói không rỗi rảnh, rỗi rảnh đâu mà nói Thiền với ngươi.” Văn Duyệt không dám trái lời và để hết đời mình coi sóc việc cung cấp đầy đủ cho trù phòng của Tăng chúng. Chẳng bao lâu, Đại Ngu dời qua chỗ của Ngài Thúy Nham và Văn Duyệt cũng đi theo. Khi Văn Duyệt xin Thúy Nham chỉ thị Thiền cho mình, Thúy Nham bảo: “Phật pháp chưa được sáng tỏ. Nay mùa tuyết lạnh, hãy đi kiếm than cho Tăng chúng.” Văn Duyệt vâng lời làm y như thầy dạy. Lúc trở về, Thúy Nham lại yêu cầu sư giữ việc thơ lại trong chùa, vì thiếu người mà không có ai có thể bổ dụng vào đó. Văn Duyệt chẳng vui khi luôn bị sai khiến làm những việc nghĩ ra không ăn nhập gì với Thiền; sư ân hận vì thầy mình ép buộc mình quá đáng. Nhân lúc đang làm việc phía sau hè, có lẽ tâm trí ngổn ngang trăm mối và tâm trạng căng thẳng khôn cùng, thình lình những cái khoanh của thùng gỗ sư đang ngồi rớt xuống và sư cũng té nhào luôn. Biến cố nầy  là cơ hội tuôn tràn dồn dập ánh sáng vào phòng tối của tâm trí bị nhốt chặt trong đấy, và sư chợt thấy cái mật chỉ mà tâm trí của Thầy mình lúc nào cũng vận dụng. Sư vội khoác áo và đến kiếm Thúy Nham. Thúy Nham mỉm cười chào đón và bảo: “Này Duy Na, mừng cho việc lớn đã xong rồi!” Văn Duyệt lạy hai lạy và bước ra, không một lời từ giã—When Yun-Feng-Wen-Yueh came to T’ai-Yu Shou-Chih for study, he heard the master discoursing to this effect: “O monks, you are gathering here and consuming so many vegetables each day. But if you call them a mere bunch of vegetables, you go to hell as straight as an arrow flies;” and without further remark, the master left the pulpit. Wen-Yueh was astonished, not knowing what all this meant. In the evening he went up to the master’s room, and the master asked: “What is it that you are seeking?” Yueh said, “I am after the truth of the mind.” But the master was not so ready to teach him, for he said: “Before the wheel of the Dharma (truth) is set turning, the wheel of the staff of life must move. You are set young and strong; why not go around and beg food for the Brotherhood? My time is all taken up in bearing hunger, and how can I talk of Zen for your sake?” Wen-Yueh meekly obeyed the order and spent his time seeing that the larder of the Brotherhood was properly supplied. Before long, however, T’ai-Yu moved to Tsui-Yen and Wen-Yueh followed him. When he asked T’sui-Yen to instruct him in Zen, the master said: “Buddhism does not mind being covered with too many blisters. For this cold and snowy winter, get a good supply of charcoal for the Brotherhood.” Wen Yueh obeyed and carried out the master’s order faithfully. When he came back, the master again asked him to take up an office in the monastery as there was a vacancy and none was available to fill it. Wen-Yueh did not like this, for he was always ordered about doing things which he thought were not in direct connection with Zen teaching itself; he was sorry to see the master so cross-grained towards him. While he was working in the back part of the building, perhaps with his mind filled with all sorts of feeling and generally in an intensely strained state of consciousness, the hoops of the wooden cask upon which he was sitting unexpectedly gave way, and he fell from it. This incident was the opportunity to shed an abundance of light into the dark chamber of his hitherto tightly closely mind, and he at onceperceived the secret way in which his master’s mind had been functioning all the time. He hastily put on his upper robe and came up to see Shou-Chih the master. The master greeted him smilingly and said: “O Wei-Na, so pleased to see you realize it!” Twice Wen-Yueh reverentially bowed and went off without a comment.  

Vân Tâm: Tâm sầu não—Depressed—Clouded heart.

Vân Tập: A great assembly—Flocking like clouds.

Vân Thủy Đường: Clouds and Water Hall—Transient Monks’ Quarters.

Vân Tông: See Bạch Vân Tông.

Vân Tự Tại Vương: Meghasvara-raja (skt)—Vị vương trị vì Vân Cổ, con trai của Đại Thông Trí Thắng Như Lai—Ruler of the cloud drums, a son of Mahabhijnabhibhu.

Vân Vân: And so on—And so forth—Continuing  to speak—Et cetera.

Vấn: Hỏi—To ask—To inquire—To question—To adjudicate.

Vấn Đáp: Hỏi và trả lời, một kiểu đối thoại độc đáo của Thiền giữa một một thầy một trò, trong ấy trò hỏi các vấn đề Phật giáo làm mình bối rối sâu xa, và thầy men theo lãnh vực lý thuyết và lý luận, đáp bằng cách nào để gợi lên câu trả lời từ các tầng mức trực thức sâu hơn của trò—To question and to answer, a uniquely Zen type of dialogue between a master and a student wherein the student asks a question on Buddhism which has deeply perplexed him, and the master, skirting theory and logic, replies in such a way as to evoke an answer from the deeper levels of the student’s intuitive mind.

Vấn Đề: Topic—Subject—Matter---Problem—Question.

Vấn Đề Cố Hữu: An inherent problem

Vấn Đề Khô Khan: Dry subject

Vấn Đề Sống Chết: A matter of life and death.

Vấn Đề Thế Tục: Worldly affairs

Vấn Kế: To ask for advice.

Vấn Nạn: To question someone closely.

Vấn Pháp Ấn: Ra dấu bằng tay để đặt câu hỏi—The manual sign indicating the putting of a question.

Vấn Tâm: To ask oneself.

Vấn Tấn: Chấp hai tay lại và miệng vấn an ai thì gọi là vấn tấn (chấp tay cung kính hỏi thăm sức khỏe của ai)—To make inquiry; ask about another’s welfare, orally or by folding the hands; interrogate; to try a case.

Vấn Thiền: Hỏi về những phương cách hành thiền—To ask about methods of meditation.

Vấn Vít: See Vấn Vương.

Vấn Vương: To be involved to.

Vần Vũ: Dull with rain.

Vẩn: Chết—To perish—To fall—To become extinct.

Vẩn Đục: Cloudy—Turbid.

Vẩn Vơ: Undecided.

Vẫn: The same—Just—Still.

Vẫn Có: Always existent.

Vận:

1)      Vận chuyển: To transport—To carry.

2)      Vận mệnh: Fate—Fortune—Luck—Destiny.

3)      Mặc quần áo: To dress oneself.

4)      Xoay vầng: To revolve—The turn of the wheel. 

Vận Bĩ: See Vận Đen.

Vận Đen: Bad luck—Ill fortune.

Vận Đỏ: Good luck—Good fortune.

Vận Động: To move—To exercise.

Vận Hạn: See Vận Đen.

Vận Hành: Working—To revolve—To move.

Vận Hành Vũ Trụ: Working of the cosmo

Vận Hên: See Vận đỏ.

Vận May: See Vận đỏ.

Vận Mệnh: Destiny.

Vận Rủi: See Vận Đen.

Vận Suy: See Vận Đen.

Vận Tâm: Tâm suy nghĩ về vấn đề gì—To revolve in the mind—To have in mind—To carry the mind, or thought, towards.  

Vận Tâm Cúng Dường: Chỉ sự suy nghĩ về việc cúng dường trong tâm chứ không hiển lộ ra ngoài—To carry the thought of offerings in mind, not to show it up.

Vận Xấu: See Vận Đen.

Vâng: To obey.

Vâng Chịu: To accept—To consent.

Vâng Dạ: See Vâng.

Vâng Lệnh: To obey an order.

Vâng Lời: See Vâng.

Vâng Mệnh: See Vâng lệnh.

Vâng Theo: See Vâng.

Vầng: Halo—Aureole.

Vầng Hào Quang: Halo.

Vấp Chân: To stumble over.

Vấp Ngã: To stumble and fall.

Vấp Váp: To stumble (speak).

Vập: To run against.

Vất: To cast—To throw.

Vất Vả: Very hard.

Vất Vưởng: Unstable—Uncertain.

Vật:

1)      Đồ Vật: Thing.

2)      Đấu Đô Vật: To wrestle.

3)      Sự vật: Matter. 

Vật Báu: Precious thing.

Vật Chất: Materials—Material objects 

Vật Chất Chủ Nghĩa: Materialism

Vật Chướng Ngại: Barricade.

Vật Dục: Carnal desire.

Vật Dụng: Item—Tool.

Vật Giới: The material world.

Vật Liệu: Material.

Vật Lộn: See Vật (2).

Vật Lý: Physics

Vật Lý Lượng Tử: Quantum Physics

Vật Nài: To insist.

Vật Ngã: To throw down.

Vật Thí: Bố thí đồ vật, một trong ba loại bố thí—Almsgiving of things, one of the three kinds of almsgiving.

**For more information, please see Tam Thí.

Vật Vã: To throw oneself on the ground.

Vật Vờ: Wandering.

Vây: To besiege—To beset—To surround—To encircle.

Vây Cánh: Fin and wing—Supporters.

Vấy Bùn: Covered with mud.

Vẫy: To wag the tail (dog).

Vẫy Tay: To wave the hand.

Vẫy Vùng: To act freely.

Vậy: Then—Thus—Therefore—So.

Vậy Mà: Nevertheless—Yet.

Vậy Thì: Thus—Then.

Ve:

1)      Ve chai: Bottle.

2)      Ve vãn: To flirt—To court.

3)      Ve sầu: Cicada.

Veû: Appearance—Colour—Look—Air.

Vẻ Ảm Đạm: Melancoly air (look).

Vẻ Buồn: Air of sadness.

Vẻ Đài các: Noble air.

Vẻ Khổ Sở: Unhappy look.

Vẻ Mặt: Look—Countenance.

Vẻ Sung Sướng: Happy look.

Vẻ Tư Lự: Worried look.

Vẻ Vang: Glorious.

Vẻ Vui Tươi: Gay appearance.

Veõ: To draw—To paint—To sketch.—To design—To describe.

Vẽ Chuyện: To make up a story.

Vẽ Vời: To invent.

Vén: To roll (pull—turn—draw) up.

Vén Khéo: Orderly.

Vẹn: Complete—Perfect.

Véo: To pinch and twist sharply.

Vẹo: Distorted.

Vét: To clear out—To clean out.

Vét Sạch: See Vét.

Vẹt: parrot.

Về:

1)      Thigh (đùi).

2)      Rank (vai vế).

Về:

1)      To come back—To return.

2)      To belong to (thuộc về).

3)      As for—As to—As regards—With respect to---As far as someone concern (về phần ai).

Vệ: To protect—To escort—To guard—To defend.

Vệ Thế Sư: Vaisesika (skt)—Thắng Luận Tông—Vệ Thế Sư Ca—Một trong sáu phái triết học ở Ấn Độ, do Ca-Na-Đà sáng lập. Giống như phái Triết Học Tăng Kỳ, đây là phái đa nguyên luận duy vật và linh hồn không đứt đoạn. Họ phân biệt thành sáu thức—One of the six Indian schools of philosophy. An atomistic school founded by Kanada. Like the sankhya philosophy it taught a dualism and endless number of souls, also by its doctrine of particularity or individual essence. They distinguished in six categories of cognition:

1)      Thực: Dravya (skt)—Bản thể—Substance.

2)      Đức: Guna (skt)—Phẩm chất—Quality.

3)      Nghiệp: Karma (skt)—Tác dụng—Activity.

4)      Đồng: Samanya (skt)—Tính cộng thông hay cùng loại—Species.

5)      Dị: Visesa (skt)—Sự khác biệt—Distinction.

6)      Hợp: Samavaya (skt)—Tính cố hữu giữa các sự vật—Correlation. 

Vết: Trail—Trace—Track.

Vết Nhơ: Taint.

Những lời Phật dạy về “Vết Nhơ” trong Kinh Pháp Cú—The Buddha’s teachings on “Taints” in the Dharmapada Sutra:

1)      Không tụng tập là vết nhơ của kinh điển, không siêng năng là vết nhơ của nghiệp nhà, biếng nhác là vết nhơ của thân thể và nơi ăn chốn ở, phóng túng là vết nhơ của phép hộ vệ—Non-recitation is the rust of incantation; non-repair is the rust of houses; sloth is the rust of bodily beauty; carelessness is the rust of the cultivator (watcher) (Dharmapada 241).

2)      Tà hạnh là vết nhơ của người đàn bà, xan lẫn là vết nhơ của sự bố thí; đối với cõi nầy hay cõi khác, thì tội ác lại chính là vết nhơ—Misconduct is the taint of a woman; stinginess is the taint of a donor. Taints are indeed all evil things, both in this world and in the next (Dharmapada 242).

3)      Trong hết thảy nhơ cấu đó, vô minh cấu là hơn cả. Các ngươi có trừ hết vô minh mới trở thành hàng Tỳ kheo thanh tịnh—The worst taint is ignorance, the greatest taint. Oh! Bhikshu! Cast aside this taint and become taintless (Dharmapada 243). 

Vi:

1)      Bởi vì: Because of.

2)      Chống lại: To oppose.

3)      Cực nhỏ: Anu-raja (skt)—Vi trần cực nhỏ hay vi tế, được dùng với nghĩa là một phân tử, bảy lần lớn hơn một nguyên tử—Very small—Minute—Slight—Small—Subtle. It is used in the sense of a molecule seven times larger than an atom.

4)      Hành vi: Act—Deed—Action—To do—To make.

5)      Là: To be.

6)      Vi ba: Âm thanh—A sound.

7)      Vi phạm: To disobey.

8)      Vi trần: Anu-raja (skt)—See Vi (3)

9)      Viên chu (chung quanh): Surrounding—Encircle—Enclose.

Vi Ba: Micro-wave.

Vi Bằng: To serve as evidence—Proof—Evidence.

Vi Cảnh: Cảnh giới trái ngược với thân tâm của mình gây ra khổ đau phiền não (kỳ thật cảnh tướng vốn không sai biệt, nhưng tùy theo tâm ý của mình mà gây ra cảm xúc khác nhau)—To oppose or disregard conditions; opposing or unfavourable circumstances.

Vi Cứ: See Vi Bằng.

Vi Diệu:

1)      Subtly wonderful—Miraculous—Mysterious—Recondite—Abstruse.

2)      Tên một vị Tỳ Kheo Ấn Độ, đã cứu độ được 500 Tăng chúng: Name of an Indian monk who converted 500 disciples. 

Vi Diệu Hương Khiết: Subtly wonderful fragrant and pure.

Vi Diệu Pháp: Abhidarma

Vi Diệu Thanh Phật: Vị Phật ngự trị ở thế giới Liên Hoa Trang Nghiêm phương Bắc hay Phật Thích Ca—Amoghasiddhi Buddha or Sakyamuni Buddha who reigns in the North, the world of the Lotus Adornment.

Vi Duyên: Sự duyên trái ngược với tâm ta, như tai họa, đạo tặc, vân vân—Opposing or hostile conditions, i.e. calamities, robbers, etc.

Vi Đà: Veda (skt)—Bệ Đà—Bễ Đà—Phệ Đà—Tỳ Đà.

1)      Kiến thức: Knowledge.

2)      Kinh Vệ Đà: Vedas.

Vi Đà La: Vetala (skt)—Vi Đà La là vị Vi Đà mặt xoay ra chánh điện trong tự viện, không ai biết được xuất xứ của Vi Đà Hộ Pháp—Wei-To, the guardian facing the main hall of a temple; the origin of Wei-To is uncertain.

Vi Đà Thâu: Vitasoka (skt)—Em trai vua A Dục—Younger brother of king Asoka.

Vi Đề Hy: See Vaidehi in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Vi Hành: Hành động vi tế—Minute, refined, or subtle action.

Vi Hiến: Contrary to the constitution.

Vi Khốn: To be encircled by the enemy.

Vi Khuẩn: Bacterium—Bacteria.

Vi Kỷ: See Vị Kỷ.

Vi Lễ: Impolite.

Vi Lịnh: To disobey an order.

Vi Lợi: Vì quyền lợi—For gain, or profit.

Vi MậtMysterious—Secret—Occult.

Vi Nhiễu: Đi vòng quanh về bên phải tượng Phật ba vòng để tỏ lòng tôn kính (trong Kinh Hiền Ngu, ngài Tu Đạt từ xa thấy Đức Thế Tôn như một trái núi vàng, mắt nhìn lòng vui, không để ý tới lễ phép liền hỏi tả hữu Đức Thế Tôn, mà không xét tới việc Đức Phật đang sinh hoạt. Đức Thế Tôn bèn bảo ông đến bên tòa. Bấy giờ vua trời Thủ Đà Hội thấy Tu Đạt không biết phép lễ bái cúng dường Phật, bèn hóa thành bốn người xếp hàng bước tới bên Đức Thế Tôn, cúi lạy sát chân, rồi đi vòng quanh ba vòng về bên phải. Khi ấy Tu Đạt mới biết phép lễ kính Đức Thế Tôn và làm theo)—To go round—To surround, especially to make three complete turns to the right round an image of Buddha.

Vi Nữu Thiên: Visnu (skt)—Tỳ Nữu—Tỳ Sấu Nữu—Tỳ Sưu Nữu—Biến Tịnh Thiên là tên riêng của Đại Tự Tại Thiên, sinh trong kiếp sơ thủy đại. Bà vợ là Laksmi. Người Tàu cho rằng khí kiếp cháy hết, tất cả đều là không. Do sức nhân duyên phúc đức của chúng sanh, gió thập phương thổi đến, va chạm cọ sát gây ra nước lớn. Trên nước có người ngàn đầu hai ngàn tay, tên là Vi Nữu. Trong rún của Vi Nữu nẩy sinh ra một bông sen báu, sắc vàng nghìn cánh, tỏa ra ánh sáng rực rỡ   như muôn ngàn mặt trời cùng soi, trong hoa có người ngồi xếp bằng tròn, người ấy cũng có ánh sáng , tên là Phạm Thiên Vương. Phạm Thiên vương ở trước ngực sanh ra tám con, tám con lại sanh ra thiên địa nhân dân—All-pervading, encompassing; “the preserver” in the Trimurti, Brahma, Visnu, Siva, creator, preserver, destroyer; the Vaisnavas (Vishnuites) are devoted to him as the Saivas are to Siva. His wife is Laksmi, or Sri. The Chinese describe him as born out of water at the beginning of a world kalpa with 1,000 heads and 2,000 hands; from his navel spring a lotus, from which is evolved Brahma.

Vi Phạm: To violate—To trangress.

Vi Phạm Luật Pháp: To violate the law.

Vi Pháp: Contrary to the law.

Vi Phân: Diiferential.

Vi Sa Lạc Khởi Đa: Vibharaksita (skt)—Vị Hoàng Hậu của vua A Dục—Asoka’s queen.

Vi Sắt Nữu: Visnu (skt)—Còn gọi là Tỳ Nữu, Tỳ Sắt Nô, Tỳ Sắt Nộ, Tỳ Sắt Nữu, Tỳ Sấu Nữu, tên khác của Tự Tại Thiên—All-pervading, or encompassing, identified with Narayana-deva. 

Vi Tế: Subtle—Minute—Fine—Refined.

Vi Tế Thân: Mật giáo lập pháp thân có sắc hình vi tế, chu biến khắp trong pháp giới—A  refined, subtle body.

Vi Tha Thuận Tự: Theo cách của mình và chống lại với cách của người khác—To  disregard or oppose others and follow one’s own way.

Vi Thất: To be at fault—To be mistaken.

Vi Thệ Da: Vijaya (skt).

1)      Người vượt thắng: The overcomer.

2)      Thị hiện tướng nữ của Đức Tỳ Lô Giá Na: A female manifestation of Vairocana.

Vi Thiên Tướng Quân: Một trong những tướng quân dưới quyền của Nam Thiên Vương, vị nầy thường là vị hộ pháp trong chùa (dưới tứ Thiên Vương có tám vị tướng quân)—One of the generals under the southern Maharaja guardian in a temple.

Vi Thiện:

1)      Làm việc thiện: To do good—To be good.

2)      Vì việc thiện: Because of the good.

Vi Thú Đà: Visuddha (skt)—Thanh tịnh—Purified—Pure.

Vi Thuận: Nghịch và thuận—Oppose and accord with—Hostile and favourable.

Vi Trần: Motes of dust—See Vi (3).

Vi Trần Số: Số lượng nhiều như cát bụi—Numerous as molecules, or atoms.

Vi Trùng: Microbe.

Vi Tụ: Một phân tử, do những vật chất cực nhỏ hội tụ lại (gồm bảy nguyên tử)—A molecule, the smallest aggregation of atoms.

Vi Tự Thuận Tha: Theo cách của người và phế bỏ cách của chính mình—To disregard one’s own way and follow others’ way.

Vi Ước: To break one’s words.

:

1)      To compare.

2)      To surround—To beset—To encircle.

3)      Handbag—Purse.

Ví Như: In case.

: Because of—Due to—Because—For—In view of.   

Vì Bổn Nguyện Làm Lợi Ích Chúng Sanh: To do so many alms things for the living creatures according to one’s fundamental vows.

Vì Cớ Gì: For what reason ?

Vì Lẽ Ấy: Therefore.

Vì Lợi Ích: For convenience’ sake

Vì Vậy: See Vì lẽ ấy.

Vị:

1)  Vị: Rasa (skt)—Một trong sáu giác

            quan—Taste—Flavour—The sense of taste, one of the six senses.

2)    Chưa: Not yet—The future.

3)      Thiên Vị: Partial.

4)      Giờ Mùi: Tứ 1 PM đến 3 PM—From 1 PM to 3 PM.

5)      Ngôi vị: Position—Seat—Throne.

Vị Bài: Tấm thẻ bài ghi lại hồ sơ của một viên quan—The board or record of official position.

Vị Bất Thoái: Một trong ba “Bất Thoái” (Bồ Tát từ ngôi thập trụ trở lên, không còn thoái chuyển đọa xuống hạ giới phàm phu hay lưu chuyển trong ác đạo nữa)—One of the three kinds of “never receding.” (non-backslidings or non-retreats).

** For more information, please see Tam Bất

     Thối Chuyển.

Vị Danh: For fame or honour.

Vị Dục: Sự ham muốn mùi vị—The material or medium of sensation—The sensation taste or taste desire, hankering after pleasure of food, etc, the bond of such desire.

Vị Đà: Arbuda (skt)—100 or 10 million.

Vị Đáo: Vị Trí—Chưa đến—Not yet arrived or reached.

Vị Đạo: Đạo vị—The taste or flavour of Buddha-truth—Tasting the doctrine.

Vị Đắng: Bitterness.

Vị Giác: Organ of taste.

Vị Hiển Chân Thực: Vị Khai Hiển.

1)      Chưa nói rõ pháp chân thực: The unrevealed truth.

2)      Chân lý chỉ được Đức Phật nói rõ trong Đại Thừa Viên Giáo—The Truth only revealed by the Buddha in his final Mahayana doctrine.

Vị Kỷ: Selfish—Egoistical—For self.

Vị Lai: Anagata (skt)—Đương lai—The future—That which has not come or will come.

Vị Lai Thế:

1)      Đời Tương Lai—A future life or lives.

2)      Thời Vị Lai: The future tense.  

Vị Liễu Nhân: Nghiệp chưa dứt trong quá khứ—The karma of past life not yet fulfilled. 

Vị Lợi: For gain, or profit.

Vị Nể: To have regard (respect) for someone.

Vị Ngã: See Vị kỷ.

Vị Phu Liên Hoa: Cánh sen chưa nở hết, như bông sen mà Phật Quán Âm cầm trong tay—A half-opened lotus, such as one of the forms of Kuan-Yin holds in the hand.

Vị Quá Hiện: Future, past and present. 

Vị Quan: See Vị giác.

Vị Sanh Oán:

1)      Không có kẻ thù: Having no enemy.

2)      Tên Vua A Xà Thế: Name of King Ajatasatru.

Vị Sanh Oán Kinh: Vị Sanh Oán Kinh diễn tả lại việc Vua A Xà Thế giết hoàng phụ là vua Bình Sa Vương—“Having No Enemy” Sutra, describing King Ajatasatru’s murdering of his father, King Bimbisara.

Vị Tằng Hữu: Hy hữu—Adbhuta (skt)—Never yet been—Rare—Marvelous—Non-such.

Vị Tằng Hữu Chánh Pháp Kinh: Bản dịch mới của Kinh A Xà Thế Vương do Pháp Thiên đời Tống dịch ba quyển—A Sung translation of the Ajatasatru-Kaukriyavinodana, three books.

Vị Tằng Hữu Kinh: A Phù Đạt Ma—Vị Tằng Hữu Thuyết Nhân Duyên, một trong mười hai bộ kinh Đại thừa (ghi lại Phật và Bồ Tát thị hiện vô số thần lực bất khả tư nghì)—Adbhutadharma-paryaya (skt)—One of the twelve divisions of the sutras.

Vị Tất: Not necessarily.

Vị Tha: Self-forgetfulness (n)—Altruistic (a)—Altruism (n)—Cherish other (v)—Vị tha hay làm vì người khác là một trong những cửa ngõ quan trọng đi vào đại giác, vì nhờ đó mà chúng ta không đổ thừa đổ lỗi cho người—Altruism or working for the sake of others is one of the most important entrances to the great enlightenment; for with it, we do not blame others.

Vị Thọ Cụ Nhân: Vị sư chưa thọ cụ túc giới (theo giáo luật, vị sư chưa thọ cụ túc giới thì không thể thuyết giới)—A monk who has not yet fully pledged himself to all the commandments.

Vị Trần: Rasarammana (p)—Vị trần, một trong lục trần—Taste-dust, one of the six particles which form the material or medium of sensation.

Vị Trí: Position.

Vía: Vital spirit.

Vía Ngày Đản Sanh của Đức Phật A Di Đà: Ngày 17 tháng 11 âm lịch—Celebration of Amitabha Buddha’s Birthday (17th of the 11th  month Lunar calendar).

Vía Đản Sanh Tổ Bồ Đề Đạt Ma: Ngày 5 tháng mười âm lịch—Venerable First Patriarch Bodhidharma’s Birthday (the 5th day of the 10th month Lunar calendar).

Vía Đức Phật Di Lặc: Mồng một tháng giêng âm lịch—Maitreya Bodhisattva’s Birthday (the first day of the first month Lunar calendar).

Vía Đản Sanh Đức Đại Thế Chí Bồ Tát: Ngày 13 tháng 7 âm lịch—Great Strength Bodhisattva’s Birthday (the 13th day of the 7th month Lunar calendar).

Vía Đản Sanh Đức Bồ Tát Dược Vương: Ngày 28 tháng 4 âm lịch—Medicine King Bodhisattva’s Birthday (the 28th of the 4th month Lunar calendar).

Vía Đản Sanh Đức Phật Dược Sư: Ngày 30 tháng 9 âm lịch—Medicine Master Buddha’s Birthday (the 30th day of the 9th month Lunar calendar).

Vía Đản Sanh Đức Địa Tạng Bồ Tát: Ngày 30 tháng 7 âm lịch—Earth Store Bodhisattva’s Birthday (the 30th day of the 7th month Lunar calendar). 

Vía Ngày Đản Sanh Đức Định Quang Phật: Ngày mồng 6 tháng giêng âm lịch—Samadhi Light Buddha’s Birthday (the 6th of the first month Lunar calendar).

Vía Ngày Đản Sanh Đức Hoa Nghiêm Bồ Tát: Ngày 29 tháng 12 âm lịch—Avatamsaka Bodhisattva’s Birthday (29th day of the twelfth month Lunar calendar).

Vía Đản Sanh Đức Long Thọ Bồ Tát: Ngày 24 tháng 7 âm lịch—Nagarjuna (Dragon Tree) Bodhisatva’s Birthday (the 24th day of the 7th month Lunar calendar).

Vía Đản Sanh Lục Tổ Huệ Năng: Ngày mồng 8 tháng 2 âm lịch—Sixth Patriarch’s Birthday (the 8th day of the second month Lunar calendar).

Vía Đản Sanh Đức Nhiên Đăng Cổ Phật: Ngày 22 tháng tám âm lịch—(Dipankara Buddha) Burning Lamp Buddha of Antiquity’s Birthday (the 22nd of the 8th month Lunar calendar).

Vía Đản Sanh Phổ Hiền Bồ Tát: Ngày 21 tháng 2 âm lịch—Universal Worthy Bodhisattva’s Birthday (the 21st day of the second month Lunar calendar).

Vía Đản sanh Đức Quan Thế Âm: Ngày 19 tháng 2 âm lịch—Kuan Shi Yin Bodhisattva’s Birthday (the 19th of the second month Lunar calendar).

Vía Quan Thế Âm Bồ Tát Thành Đạo: Ngày 19 tháng 6 âm lịch—Celebration of Kuan Shi Yin Bodhisattva’s Enlightenment (the 13th of the 6th month and the 19th of the 6th month Lunar calendar).

Vía Đản Sanh Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát: Ngày 4 tháng 4 âm lịch—Manjushri Bodhisattva’s Birthday (the 4th day of the 4th month Lunar calendar).

Vía Đức Lục Tổ Nhập Niết Bàn: Ngày mồng 3 tháng 8 âm lịch—Sixth Patriarch’s Entering Nirvana Day (the 3rd day of the 8th month Lunar Calendar).

Việc: Affair—Business—Work.

Việc Đời: Secular responsibilities.

Việc Làm: Deeds.

Việc Bất Thiện: Unwholesome actions—Unwholesome deeds.

Việc Đã Làm: Past actions (deeds).

Việc Đã Rồi: Accomplished fact.

Việc Gia Đình: Family affair.

Việc Hằng Ngày: Everyday work (affair).

Việc Phải: Good deed.

Việc Thiện: Wholesome actions—Wholesome deeds.

Việc Từ Thiện: Benefaction.

Viêm: Đốt cháy—Blazing—Burning.

Viêm Kinh: Tên khác của Kinh Niết Bàn, nói về lễ Trà Tỳ của Đức Phật và giáo thuyết rực rỡ của Ngài—Another name for Nirvana Sutra, referring to the Buddha’s cremation and the glorious teaching.

Viêm Nhiệt Địa Ngục: Tapana (skt)—Địa ngục đốt nướng, địa ngục thứ sáu trong Bát nhiệt địa ngục (nơi mà 24 giờ tương đương với 2.600 năm trên trần thế nầy, nơi nầy tuổi thọ đến 16.000 năm)—The hell of burning or roasting, the sixth of the eight hot hells (where 24 hours equal 2.600 years on earth, life lasting 16,000 years).

Viên:

1)      Tròn: Round.

2)      Tròn đầy: All-round—Full-orbed.

3)      Ôm trọn: Embracing.

4)      Toàn: Whole—Perfect—Complete.

5)      Vihara (skt)—Vườn, công viên, nơi nhàn tản bách bộ—A place for walking about—Pleasure ground—Garden—Park.

Viên Chiếu Thiền Sư: Thiền Sư Viên Chiếu là một trong những thiền sư nổi tiếng của Việt Nam thời nhà Lý, quê ở Long Đàm, Bắc Việt. Ngài xuất gia và trở thành đệ tử của Thiền sư Định Hương tại ấp Tiêu Sơn. Ngài ở lại ấp nầy phục vụ Thầy trong nhiều năm. Sau đó ngài đi Thăng Long khai sơn chùa Cát Tường. Ngài trụ tại Cát Tường để chấn hưng và hoằng dương Phật giáo trong nhiều năm. Ngài đã soạn quyển “Dược Sư Thập Nhị Nguyện.” Ngài cũng là tác giả của bài thơ nổi tiếng sau—Zen master Yien-Zhao was one of the most famous Vietnamese Zen masters during the Ly dynasty. He was from Long Đàm, North Vietnam. He left home and became a disciple of Zen Master Định Hương in Tiêu Sơn hamlet. He stayed there to serve his master for several years. Later he went to Thăng Long Citadel to build a temple named Cát Tường. He stayed there to expand the Buddha Dharma for many years. He composed “Bhaishajya-Guru’s Twelve Vows.” He was also the author of this famous poem:

          “Thân như tường bích dĩ đồi thì,

          Cử thế thông thông thục bất bi.

          Nhược đạt tâm không vô sắc tướng,

          Sắc không ẩn hiện nhậm suy vi.”        

          (Our body is like a shaking old wall,

           Pitiful people worried about it days in

           and days out.

           If they could hold a mindless atitude of 

           no form and no sign.         

          They would no longer worry about  form

          and no form, appearance and

          disappearance). 

Ngài dành hầu hết đời mình chấn hưng và hoằng hóa Phật giáo tại Bắc Việt, Ngài thị tịch năm 1090, thọ 92 tuổi—He spent most of his life to revive and expand Buddhism in North Vietnam. He passed away in 1090, at the age of 92. 

Viên Cơ: Tiềm năng trở nên tức thì giác ngộ—The potentiality of becoming fully enlightened at once.

Viên Cụ: Cụ Túc Giới—Cận Viên Giới—Tên gọi khác của cụ túc giới. Người thọ cụ túc giới gần với viên quả của Niết Bàn—Whole and complete, i.e. the whole of the commandments, by the observance of which one is near to nirvana. 

** For more information, please see Cụ Túc Giới.

Viên Cực: Viên mãn tuyệt đối—Inclusive to the uttermost; absolute perfection.

Viên Diệu: Theo tông Thiên Thai, viên diệu là sự phối hợp hoàn toàn tuyệt diệu của ba đế Không, Giả và Trung—According to the T’ien-T’ai sect, the mystery of the “perfect” school, i.e. the complete harmony of noumenon, phenomenon, and the middle way.

** For more information, please see Không Giả Trung. 

Viên Dung:

1)      Dung hòa, dung thông, chu biến khắp cả, hay vạn pháp viên dung không trở ngại: Complete combination.

2)      Tuyệt đối trong tương đối và ngược lại:  The absolute in the relative and vice-versa.

3)      Lý tính của chư pháp vốn đầy đủ hay vạn pháp sự lý đều viên dung không trở ngại, không phải hai, không có phân biệt—The identity of apparent contraries; perfect harmony among all differences.

·        Như sóng với nước: Sóng tức là nước—As in water and waves.

·        Như phiền não và Bồ Đề: Phiền não tức Bồ Đề—As in passion and enlightenment.

·        Như sinh tử và Niết Bàn: Sinh tử tức Niết Bàn—As in transmigration and nirvana.

·        Như sống và chết: Chết là khởi đầu cho cuộc sống khác, sống là đang đi dần về cái chết—As in life and death.

·        Bản chất của chư pháp đều giống nhau: All are of the same fundamental nature.

·        Tất cả là Chân Như: All are bhutatathata.

·        Chân Như là tất cả: Bhutatathata is all.

·        Sóng nước là một, nước sóng là một: Waves are one with waves, and water is one with water, and water and wave are one.

Viên Dung (Nguyên Lý): See Duyên Khởi (Nguyên Lý), and Pháp Giới Duyên Khởi.

Viên Dung Tam Đế: Sự viên dung của tam đế trong giáo thuyết của tông Thiên Thai. Nguyên lý mà mỗi hiện tượng tự biểu lộ là ba chân lý trong một hòa điệu, tức Không Giả và Trung, nghĩa là, thật thể vốn nội tại, hoàn toàn nội tại, nội tại trong lý tánh và nội tại trong bản tánh—The three dogmas of the T’ien-T’ai Perfect School, as combined, as one and the same, as a unity. The principle each phenomenon expresses is the triple truth of harmony, as void, as temporary and as mean, i.e., noumenon originally immanent, perfectly immanent, immanency in principle and immanency in nature. 

a)      Không Đế: The universal (không) apart from the particular (giả) is an abstraction—See Tam Đế (1).

b)      Giả Đế: The particular aprt from the universal is unreal. The universal realizes its true nature in the particular, and the particular derives its meaning from the universal—See Tam Đế (2).

c)      Trung Đế: The middle path unites these two aspects of one reality—See Tam Đế (3).

**   For more information, please see Không

       Giả Trung, và Tam Đế.

Viên Đàn:

1)      Đàn tràng hình tròn: Round altar.

2)      Mạn Đà La, luân viên cụ túc, hay viên mãn cụ túc, là đàn (bàn thờ) hình tròn để đặt bài vị chư tôn túc: A complete group of objects of worship, a mandala.

Viên Đạo: The perfect way (of the three principles of T’ien-T’ai).

Viên Đầu:

1)      Người làm vườn—A gardener.

2)      Người trông coi hoa viên nhà chùa, để mang lại vẻ đẹp và rau cải cho tự viện: A head of a monastery-garden, either for pleasure, or for vegetables.

Viên Đoạn: Các nhà Thiên Thai giải thích về đoạn pháp viên giáo của tông Thiên Thai cho rằng “viên đoạn” là sự cắt đứt tức thời tam phiền—The T’ien-T’ai doctrine of the complete cutting off, at one remove, of the three illusions.

a)      Dùng “Không” để đoạn trừ “kiến tư”:   Views and thoughts associated with sunyata (void).

b)      Dùng “Giả” để đoạn trừ “trần sa”:  Delusion of dust and sand associated with unreality.

c)      Dùng “Trung đạo” để pháp bỏ “vô minh”: Ignorance associated with the middle path.

**   For more information, please see Tam Phiền Não.

Viên Đốn: Tức thì giác ngộ, đạt được ba lý không, giả, trung tức thì và cùng một lúc để đi đến tức thì giác ngộ—Immediate and the whole—Complete and immediate, i.e. to apprehend the three principles of void, unreal, and the middle path at one and the same time or to attain immediate enlightenment.

Viên Đốn Bồ Tát: See Viên Đốn Giới.

Viên Đốn Chỉ Quán: See Ma Ha Chỉ Quán.

Viên Đốn Đại Giới: See Viên Đốn Giới.

Viên Đốn Giáo: See Viên Giáo.

Viên Đốn Giới: Viên Đốn Bồ Tát—Viên Đốn Vô Tác—Viên Đốn Đại Giới.

1)      Bồ Tát Giới của chư Tăng Ni—The commands or prohibitions for Bodhisattvas and monks.

2)      Quy luật của tông Thiên Thai, đặc biệt về sự đạt đến giác ngộ tức thì: The rules of the T’ien-T’ai school, especially for attaining immediate enlightenment.

**  For more information, please see Nhứt Tâm Kim Cang Bảo Giới, Mười Giới Trọng, and Bốn Mươi Tám Giới Khinh trong Kinh Phạm Võng.

Viên Đốn Nhất Thừa: Nhất Thừa Viên Đốn giáo của tông Thiên Thai—The complete immediate vehicle, that of T’ien-T’ai.

Viên Đốn Tông: See Viên Giáo.

Viên Đốn Vô Tác: See Viên Đốn Giới.

Viên Giác: Toàn giác—Theo Kinh Viên Giác, viên giác tiềm ẩn trong mỗi chúng sanh, nó là bản giác hay chân tâm của tất cả các loài hữu tình, từ vô thủy đến nay thường trụ, thanh tịnh và sáng ngời—According to the Complete Enlightenment Sutra, complete enlightenment potentially present in each being, for all have primal awareness or the true heart, i.e. conscience, which has always remained pure and shining.

a)      Về mặt thể gọi là Nhất Tâm: Considered as essence in it is the One Mind.

b)      Về mặt nhân gọi là Như Lai Tạng: Considered causally it is the Tathagata-garbha.

c)      Về mặt quả gọi là Viên Giác: Considered in its result it is Perfect Enlightenment.

Viên Giác Kinh: The Sutra of Perfect Enlightenment—See Kinh Viên Giác.

Viên Giáo: Perfect teaching—Round Doctrine—Round Teaching.

1)      Viên Giáo là pháp tối thượng thừa trong Phật giáo, giảng về Nhất Thừa hay Phật Thừa, được Đức Phật thuyết giảng trong các kinh Pháp Hoa, Hoa Nghiêm và các kinh khác—Perfect Teaching or supreme teaching of the Buddha, as expressed in the Lotus, Avatamsaka Sutras, among others. Perfect teaching signifies the One-Vehicle or the Vehicle of the Buddha.

2)      Đại thừa Viên Giáo, tên gọi của tông Thiên Thai—Mahayana—The Perfect School, the comprehensive doctrine, or the complete immediate school, that of T’ien-T’ai.

3)      Theo Quang Thống thời Hậu Ngụy, vào thế kỷ thứ sáu lập ra ba trường phái thời bấy giờ là tiệm, đốn và viên. Tên Viên Giáo bắt đầu từ đó: During the Post-Wei dynasty, around the sixth century, Vinaya Master Kuang-T’ung defined three school, gradual, immediate, and inclusive or complete.

4)      Tông Thiên Thai phân tích ra làm tứ giáo, giáo thuyết thứ tư là viên giáo: The T’ien-T’ai defined four schools, the fourth school called “Inclusive or complete teaching.”—See Thiên Thai Hóa Nghi Tứ Giáo.

5)      Tông Hoa nghiêm lập ra ngũ giáo, loại thứ năm là viên giáo: The Hua-Yen sect defined five schools, the fifth called “Inclusive or complete teaching.”—See Ngũ Thời Giáo.

Viên Giới: See Viên Đốn Giới.

Viên Hải: Như Lai lực ví như biển cả ôm trọn tất cả—The all-embracing ocean, i.e. the perfection or power of the Tathagata.

Viên Hành: Hành pháp của Viên Giáo, cho rằng một hành tức là tất cả hành—The conduct or discipline of the T’ien-T’ai “perfect” school, the diversity in the unity.

Viên Học Thiền Sư: Zen Master Viên Học (1073-1136)—Thiền sư Việt Nam, quê ở Tế Giang, Bắc Việt. Năm 20 tuổi, ngài xuất gia làm đệ tử của Thiền sư Chân Không. Ngài là Pháp tử đời thứ 17 dòng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Về sau, ngài trùng tu chùa Quốc Thanh ở Phù Cầm. Hầu hết cuộc đời ngắn ngủi của ngài, ngài hoằng hóa Phật giáo tại Bắc Việt. Ngài thị tịch năm 1136 lúc mới 36 tuổi—A  Vietnamese Zen master from Tế Giang, North Vietnam. He left home and became a disciple of Zen Master Chân Không at the age of 20. He was the Dharma heir of the seventeenth generation of the Vinitaruci Zen Sect. Later, he rebuilt Quốc Thanh Temple in Phù Cầm. He spent most of his short life to expand Buddhism in North Vietnam. He passed away in 1136, at the age of 36.

Viên Hợp: Dung hợp tất cả—All-embracing, all inclusive.

Viên Không: Đệ nhất nghĩa không hay chân không trong đó ý niệm về không cũng không còn---Complete vacuity, from which even the idea of “vacuity” is absent.

Viên Mãn: Hoàn toàn thành tựu—Accomplished, perfection, completion, completely full, wholly complete; the fulfilling of the whole, i.e. that the part contains the whole, the absolute in the relative. 

Viên Mãn Báo Thân: The perfect reward body.

Viên Mãn Báo Thân Phật: The Full Reward-Body of the Buddha—Theo Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ Huệ Năng đã dạy về Viên Mãn Báo Thân Phật như sau: “Nầy thiện tri thức! Sao gọi là Viên Mãn Báo Thân Phật? Thí như trong một ngọn đèn hay trừ ngàn năm tối, một trí huệ hay diệt muôn năm ngu. Chớ suy nghĩ về trước, đã qua không thể được. Thường phải nghĩ về sau, mỗi niệm mỗi niệm tròn sáng, tự thấy bản tánh. Thiện ác tuy là khác mà bản tánh không  có hai, tánh không có hai đó gọi là tánh Phật. Ở trong thật tánh không nhiễm thiện ác, đây gọi là Viên Mãn Báo Thân Phật. Tự tánh khởi một niệm ác thì diệt muôn kiếp nhơn lành, tự tánh khởi một niệm thiện thì được hằng sa ác hết, thẳng đến Vô Thượng Bồ Đề, niệm niệm tự thấy chẳng mất bổn niệm gọi là Báo Thân.”—According to the Dharma Jewel Platform Sutra, the Sixth Patriarch taught: “Good Knowing Advisor! What is the perfect, full Reward-body of the Buddha? Just as one lamp can disperse the darkness of a thousand years, one thought of wisdom can destroy ten thousand years of delusion. Do not think of the past; it is gone and can never be recovered. Instead think always of the future and in every thought, perfect and clear, see your own original nature. Although good and evil differ, the original nature is non-dual. That non-dual nature is the real nature. Undefiled by either good or evil, it is the perfect, full Reward-body of the Buddha. One evil thought arising from the self-nature destroys ten thousand aeons’ worth of good karma. One good thought arising from the self-nature ends evils as numerous as the sand-grains in the Ganges River. To reach the unsurpassed Bodhi directly, see it for yourself in every thought and do not lose the original thought. That is the Reward-body of the Buddha.”

Viên Mãn Kinh: Kinh bao gồm tất cả, từ dùng để chỉ Kinh Hoa Nghiêm—The complete, or all-inclusive sutra, a term applied to the Hua-Yen sutra.

Viên Mật:

1)      Viên giáo và Mật giáo: The complete teaching and the esoteric teaching.

2)      Thiên Thai và Mật Giáo: Sự hòa hợp của cả hai làm một—The complete teaching of T’ien-T’ai and the esoteric teaching. The harmony of both as one.

Viên Minh: Tên một ngôi chùa cổ tọa lạc trong thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre, Nam Việt Nam. Chùa đã được xây dựng từ lâu lắm. Kiến trúc chùa hiện nay là do đợt trùng tu năm 1951 và hoàn tất năm 1959—Name of an ancient pagoda located in Bến Tre town, Bến Tre province, South Vietnam. It was built a long long time ago. The present construction is that of the rebuilding in 1951 (completed in 1959).

Viên Ngộ: Biết chân lý một cách tròn đầy. Theo tông Thiên Thai, viên ngộ là hoàn toàn giác ngộ cùng lúc về thế giới phi hiện tượng, thế giới hiện tượng và Trung đạo—Completely apprehend the truth; the complete apprehension of noumenon, phenomenon and the Middle way at the same time. In T’ien-T’ai, the complete apprehension at the same time of noumenon, phenomenon, and the middle way.

Viên Ngộ Khắc Cần Thiền Sư: Yuan-Wu-Ko-Chin—See Khắc Cần Phật Quả Thiền Sư.

Viên Ngưng: Vô dư niết bàn—Complete crystalization, or formation, i.e. perfect nirvana.

Viên Phật: Pháp thân Phật mà tông Thiên Thai gọi là Phật của pháp giới viên dung, hay Phật Tỳ Lô Giá Na—The Perfect Buddha whom the T’ien-T’ai calls the embracer of all things in every direction, i.e. Vairocana.

Viên Quả: Niết Bàn—Perfect fruit, nirvana.

Viên Quán: Sân thượng—A terrace—A garden look-out.

Viên Quang: Ánh hào quang phóng ra chung quanh đỉnh đầu của Phật—The halo surrounding the head of a Buddha.

Viên Quang Tổ Tông: Zen Master Viên Quang Tổ Tông (1758-1827)—Thiền sư Viên Quang Tổ Tông, người Minh Hương. Quê quán của ngài không rõ. Ngài xuất gia lúc tuổi rất trẻ tại chùa Đại Giác. Sau đó ngài đến chùa Từ Ân thọ cụ túc giới với Hòa Thượng Phật Ý Linh Nhạc và trở thành Pháp tử đời thứ 36 dòng Thiền Lâm Tế, nhưng sau đó ngài dời về trụ tại chùa Giác Lâm Gia Định. Vào năm 1804, ngài hoàn tất trùng tu chùa Giác Lâm tại Gia Định. Phần lớn cuộc đời ngài chấn hưng và hoằng hóa Phật giáo tại miền Nam cho đến khi ngài viên tịch vào năm 1827, thọ 70 tuổi—A Chinese-Vietnamese monk. His origin was unknown. He left home at young age to come to Đại Giác Temple to become a monk. Later he received complete precepts with Most Venerable Phật Ý Linh Nhạc at Từ Ân Temple, and became the Dharma heir of the thirty-sixth generation of the Linn-Chih Zen Sect, but went to stay at Giác Lâm Temple in Gia Định. In 1804, he completed rebuilding Giác Lâm Temple in Gia Định.  He spent most of his life to revive and expand Buddhism in the South until he passed away in 1827, at the age of 70.

Viên Tâm: Tâm viên mãn hay tâm cầu đắc viên quả niết bàn—The perfect mind, the mind that seeks perfection, i.e. nirvana.

Viên Thành: Thành tựu viên mãn—(Kinh Lăng nghiêm: “Phát ý viên thành, nhứt thiết chúng sanh vô lượng công đức)—Complete perfection.

Viên Thành Đại Sư: Great master Viên Thành—Sư Viên Thành, thế danh là Công Tôn Hoài Trấp, cháu nội của Định Viễn Quận Vương Nguyễn Phước Bính, hoàng tử thứ sáu của vua Gia Long. Sư sinh năm 1879, năm 15 tuổi xuất gia tại chùa Ba La Mật với đại sư Viên Giác. Năm 20 tuổi, bổn sư viên tịch, sư tiếp tục trụ trì chùa Ba La Mật. Năm 1923, ngài giao chức trụ trì cho đệ tử là Trí Hiển, rồi lên núi Ngũ Phong, lập Tra Am để tu tập. Suốt sáu năm cuối đời ở Tra Am, sư đã di dưỡng tinh thần, tu trì thiền quán, giáo hóa đồ chúng—Monk Viên Thành whose worldly name was Công Tôn Hoài Trấp, was the grandson of Lord Nguyễn Phước Bính, the sixth prince of king Gia Long. He was born in 1879, left home and became a disciple of Most Venerable Viên Giác a the age of 15 at Ba La Mật temple. At the age of 20, when Master Viên Giác passed away, he took over the temple. In 1923, he let his disciple Trí Hiển to stay at the temple, then he went to Mount Ngũ Phong to build Tra Am thatched temple to cultivate.  In the last six years of his life living simply at Tra Am, he nurtured his spirit, indulged in meditation, and taught his disciples.

Viên Thành Thực Tính:  Bhutatathata (skt)—Chân Như—Thực Tướng—Pháp Giới—Pháp Tính—Niết Bàn—Tính chân thực của chư pháp hay chân lý tuyệt đối. Tịnh thức có thể tẩy sạch phần ô nhiễm của tạng thức và còn khai triển thế lực trí tuệ của nó. Thế giới của tưởng tượng và thế giới hỗ tương liên hệ được đưa đến chân lý chân thực, tức là viên thành thực tánh—The perfect true nature—Absolute reality. The pure ideation can purify the tainted portion of the ideation-store (Alaya-vijnana) and further develop its power of understanding. The world of imagination and the world of interdependence will be brought to the real truth (Parinispanna).

Viên Thông:

1)      Đem giác tuệ tràn khắp thông hiểu tất cả đi vào cả pháp tính hay cái lý mà diệu trí chứng được (thể tính tràn ngập diệu dụng không trở ngại)—Universally penetrating; supernatural power of omnipresence; by wisdom to penetrate the nature or truth of all things by wisdom.

2)      Tên một ngôi chùa cổ ở Huế, Trung Việt. Chùa được Tổ Liễu Quán khai sơn năm 1697 tại ấp Tứ Tây, xã An Cựu, phía tây nam chân núi Ngự Bình. Năm 1741, tổ đã mở Đại Giới Đàn tại đây. Cho thấy chùa nầy có qui mô to lớn vào thời đó với pháp khí uy nghi. Sau đó tổ trụ trì tại đây cho đến khi thị tịch vào năm 1742. Nhưng cuối năm 1780, chùa bị hủy hoại. Mãi đến năm 1814, Hòa Thượng Quang Tuấn mới dựng lại được thảo am trên nền cũ, làm nơi phụng thờ nương tựa. Năm Minh Mạng thứ 4, Hội chủ của chùa là Thự Quang Hầu Tôn Thất Thự đã trùng tu và đổi tên là chùa Hưng Phước. Những năm cuối đời vua Thiệu Trị, hoàng tử thứ 30 con vua Minh Mạng là Quảng Ninh Công Miên Bật đã trùng tu chùa lớn hơn lần nữa, nhưng sau đó vì thiếu người trông coi, chùa lại đổ nát. Mãi đến năm 1881, công tử Hường Thiết cùng một số quan lại đã tái thiết và khôi phục lại tên chùa Viên Thông. Tám năm sau, Hòa Thượng Pháp Lâm Chơn Kim với sự hỗ trợ của Thái Hậu Từ Dũ đã trùng tu lại chùa. Vào năm 1966, chùa được trùng tu lần nữa. Viên Thông là một ngôi chùa cổ lưu niệm nơi khai sơn của Tổ Liễu Quán, người đã tổng hợp hai thiền phái Trung Quốc để tạo thành Thiền phái Liễu Quán của Việt Nam—Name of an ancient temple in Huế, Central Vietnam. The temple was built by Patriarch Liễu Quán in 1697 at Tứ Tây hamlet, An Cựu village, on the southwest of Mount Ngự Bình. It is known that in 1741, the patriarch held a precept-affirming ceremony here. This fact shows that at that time the temple must have been very large with impressive instruments. Later, the patriarch settled at the temple until he passed away in 1742. Then the temple was destroyed in the 1780s. It was not until 1814 that Most Venerable Quang Tuấn built a thatched small temple on the old site for his worship and lodging here. During the 4th year of king Minh Mạng’s reign (1823) the temple president of the congregation, Thự Quang Hầu Tôn Thất Thụ, rebuilt the temple again on a larger scale and renamed it Hưng Phước. During the last years of king Thiệu Trị’s reign, the temple was once more rebuilt by the 30th prince of king Minh Mạng named Quang Ninh Công Miên Bật, but later, for lack of caretakers, the temple fell to pieces again.  It was not until 1881 that prince Hường Thiết and a number of courtiers rebuilt the temple and restored its name Viên Thông. Eight years later, Most Venerable Pháp Lâm Chơn Kim, with the help of the king’s Mother Từ Dũ, rebuilt the temple. In 1966, the temple was rebuilt again. Viên Thông temple is an ancient temple, and a memorial to the founding temple of Patriarch Liễu Quán, who had combined two sects of Chinese Dhyana to create a new Vietnamese Zen sect.    

Viên Thông Đại Sĩ: The omnipresent hearer of those who call for help.

Viên Thông Tam Muội: Tam muội hành của pháp tính viên thông của 25 đại sĩ trên pháp hội Lăng Nghiêm, đặc biệt là âm thanh có khắp mọi nơi của Đức Quán Thế Âm—The various samadhi of supernatural powers of the twenty-five “great ones” of the Surangama Sutra, especially of the omnipresent hearer of those who call, i.e. Kuan-Yin. 

Viên Thông Thiền Sư: Zen Master Viên Thông (1085-1151)—Thiền sư Việt Nam, quê ở Thăng Long, Bắc Việt. Từ nhỏ tư chất rất  thông minh. Ngài xuất gia làm đệ tử của Thiền sư Viên Học ở chùa An Quốc. Ngài là pháp tử đời thứ 18 dòng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Năm 1112, sau khi trùng tu chùa Diên Thọ, vua nhà Lý triệu hồi ngài về trụ trì. Đến năm 1130, vua Lý Thần Tông triệu ngài vào cung để bàn chuyện chính trị và ngoại giao. Về sau, ngài dời đến Cổ Hiền, thuộc tỉnh Nam Định để xây chùa Quốc Ân. Ngài thị tịch tịch năm 1151, thọ 72 tuổi—A Vietnamese Zen master from Thăng Long, North Vietnam. He was very intelligent since his young age. He left home at young age and became a disciple of Zen master Viên Học at An Quốc Temple. He was the Dharma heir of the eighteenth generation of Vinitaruci Zen Sect. In 1112, after rebuilding Diên Thọ Temple, King Lý sent an Imperial Order to summon him to stay there. In 1130, King Lý Thần Tông summoned him to the Royal Palace to discuss with him political and foreign affairs. Later, he moved to Cổ Hiền, Nam Định to build Quốc Ân Temple. He passed away in 1151, at the age of 72. 

Viên Thuyên: Sự phơi bày toàn giáo được tìm thấy trong Kinh Hoa Nghiêm và Pháp Hoa—Exposition of the perfect of all-embracing doctrine, as found in the Hua-Yen and Lotus sutras.

Viên Thừa: Phật Thừa hay giáo pháp viên mãn không thiếu sót—The all-complete vehicle, the final teaching of Buddha.

Viên Thực: Viên đốn nhứt thực, chỉ giáo lý của tông Thiên Thai giúp hành giả có khả năng đạt được Phật quả tức thời (nương theo giáo thuyết cho rằng một việc làm viên dung hết thảy các việc làm; một ngôi vị đầy đủ hết thảy mọi ngôi vị)—Perfect reality; the T’ien-T’ai  perfect doctrine which enables one to attain reality or Buddhahood at once.

Viên Tịch: Parinirvana (skt)—Niết Bàn—Diệt Độ—Nhập vào Niết Bàn hoàn toàn an tịnh và tĩnh diệu—Công đức viên mãn, mọi ác quấy đều tận diệt, thoát khỏi những khổ đau của luân hồi sanh tử và bước vào nơi chốn an vui hoàn toàn—Perfect rest, i.e. parinirvana; the perfection of all virue and the elimination of all evil, release from the miseries of transmigration and entrance into the fullest joy.

Viên Tín:

1)      Tín tâm hoàn toàn—Complete faith.

2)      Niềm tin vào Viên Tông. Niềm tin ôm trọn cả vũ trụ vạn vật: The faith of the “perfect” school. A T’ien-T’ai doctrine that a moment’s faith embraces the universe. 

Viên Tông: Tông phái của viên giáo, chỉ tông Thiên Thai—The sect of the complete or final Budha-truth, i.e. T’ien-T’ai.

Viên Trí Đạo Ngô Thiền Sư: Zen master Yuan-Zhi-T’ao-Wu—Thiền Sư Viên Trí Đạo Ngô sanh năm 769 tại Dư Chương (nay thuộc tỉnh Giang Tây), là đệ tử của Thiền Sư Dược Sơn—Zen Master Yuan-Zhi-T’ao-Wu was born in 769 in Yu-Zhang (now in Jiang-Xi Province), was a disciple of Yao-Shan.

·        Một hôm, Dược Sơn hỏi sư: “Ngươi đi về đâu?” Sư thưa: “Đi dạo núi về.” Dược Sơn bảo: “Chẳng rời thất nầy, đem gì về, nói mau!” Sư thưa:

“Sơn thượng điểu nhi đầu tợ tuyết

Gián để du ngư mang bất triệt.”

(Trên núi chim con đầu tợ tuyết

Đáy khe cá lội lo chẳng cùng).

One day, Zen master Yao-Shan asked T’ao-Wu: “Where have you been?” T’ao-Wu said: “Walking on the mountain.” Yao-Shan said: “Without leaving this room, quickly speak!” T’ao-Wu said: “On the mountain the birds are white as snow. At the bottom of the brook the fish never stop swimming.”

·        Sư cùng Đàm Thạnh đứng hầu Dược Sơn. Dược Sơn bảo: “Chỗ trí chẳng nghĩ đến, tối kỵ, nói tới, nói tới tức đầu mọc sừng, Trí đầu đà (ám chỉ sư) hiểu thế nào?” Sư liền đi ra. Đàm Thạnh hỏi Dược Sơn: “Sư huynh Trí vì sao không đáp lời Hòa Thượng?” Dược Sơn bảo: “Hôm nay ta đau lưng, y đã biết, ngươi hỏi lấy y.” Đàm Thạnh đến hỏi sư: “Vừa rồi, sao sư huynh không đáp lời Hòa Thượng?” Sư bảo: “Huynh đến hỏi Hòa Thượng đi.”—One day, T’ao-Wu and Yun-Yan were with Yao-Shan, Yao-Shan said: “Saying that there is a place where wisdom does not reach violates the taboo. Any saying this will grow horns. Monk Zhi (T’ao-Wu), what do you say?”T’ao-Wu then went out. Yun-Yan then asked Yao-Shan: “Why didn’t elder brother answer you?” Yao-Shan said: “My back hurts today. Anyway, he knows why. Why don’t you go ask him?” Yun-Yan then went to T’ao-Wu and said: “Why didn’t you answer the master today?” T’ao-Wu said: “Go ask the master.”  

·        Qui Sơn Linh Hựu hỏi Vân Nham Đàm Thạnh: “Bồ Đề lấy gì làm tòa?” Đàm Thạnh đáp: “Lấy vô vi làm tòa.” Đàm Thạnh lại hỏi Linh Hựu câu ấy. Linh Hựu đáp: “Lấy các pháp không làm tòa.” Linh Hựu lại đem câu ấy hỏi sư. Sư đáp: “Ngồi thì cho y ngồi, nằm thì cho y nằm. Có một người chẳng ngồi chẳng nằm, hãy nói mau! Nói mau!” Qui Sơn liền đứng dậy bỏ đi—Kui-Shan asked Yun-Yan: “With what does bodhi sit?” Yun-Yan said: “It sits with nonaction.” Yun-Yan then asked Kui-Shan the same question. Kui-Shan said: “It sits with all empty dharmas.” Yun-Yan then asked T’ao-Wu: “What do you say?” T’ao-Wu said: “Bodhi sits listening to it. Bodhi lies down listening to it. But as for the one who neither sits nor lies down, speak! Speak!”  Kui-Shan got up and left.

·        Qui Sơn Linh Hựu hỏi sư: “Ở đâu đến?” Sư đáp: “Khán bệnh đến.” Qui Sơn Linh Hựu hỏi: “Có bao nhiêu người bệnh?” Sư đáp: “Có người bệnh, có người chẳng bệnh.” Qui Sơn Linh Hựu nói: “Có người không bệnh đâu không phải Trí đầu đà?” Sư đáp: “bệnh cùng chẳng bệnh đều không can hệ việc nó, nói mau! Nói mau!”—Kui-Shan asked T’ao-Wu: “Where did you go?” T’ao-Wu said: “To see a doctor.” Kui-Shan asked: “How many people are sick?” T’ao-Wu said: “Some are sick, some are not.” Kui-Shan said: “Is one who is not sick has nothing to do with it?”

·        Sư thị tịch ngày mười tháng chín năm 835—He died on the tenth day of the ninth month in 835. 

Viên Tu:

1)      Viên tu vạn hạnh để thành Phật: To observe (keep) all commandments perfectly.

2)      Pháp môn đồng thời tu tam quán Không Giả Trung của tông Thiên Thai để thành Phật—To observe the complete T’ien-T’ai meditation, at one and the same time to comprehend the three ideas of noumenon, phenoumenon, and the middle path.

Viên Vị: Thứ vị của Viên giáo. Tùy thứ vị mà thu nhiếp viên dung tất cả—The perfect status, the position of the “perfect” school, perfect unity which embraces all diversity.

Viển Vông: Dreamy.

Viễn: Xa—Distant—Far—Far removed.

Viễn Ảnh: Outlook.

Viễn Cảnh: Perspective.

Viễn Cận: Far and near.

Viễn Hành Địa: Duragama (skt)—Tên địa thứ bảy trong thập địa Bồ Tát, ở địa nầy các vị Bồ Tát vượt rất xa thế gian, vượt ra ngoài tư tưởng tự độ để tiến đến độ tha. Trong giai đoạn nầy vị Bồ Tát rời bỏ thế giới hiện tượng để an trụ trong thuần vô tướng quán—The seventh stage of the bodhisattva, the stage of proceeding afar, getting above ideas of self in order to help others. In this stage, a bodhisatva leaves the world of phenomena and enjoys mystic contemplation.

Viễn Khách: Stranger.

Viễn Khiển: Remote control.

Viễn Lai: To come from afar.

Viễn Ly: Vivrj or Vivarjana (skt)—Xa lìa—Xa lìa hay tách rời thực tánh chân như vô vi khỏi những pháp hữu vi hiện tượng—To leave afar off—To be far removed—Free from—Absolute separation of unconditioned reality from the realm of phenomena.

Viễn Ly Lạc: Niềm an lạc của cõi Sơ Thiền Thiên, trong đó hành giả xa lìa mọi cấu chướng phiền não để an trụ trong thuần vô tướng quán—The joy of the first dhyana heaven, in which the defilement of desire is left far behind in mystic contemplation.

Viễn Ly Nhất Thiết Chư Phân Biệt: Sarvakalpanavirahitam (skt)—Tách khỏi mọi phân biệt—Being free from all discrimination.

Viễn Ly Sinh Trụ Diệt Kiến: Thoát khỏi cái kiến giải đặt trên sinh trụ diệt—Freeing oneself from the view of birth, abiding, and disapearance. 

Viễn Nhân: Remote cause.

Viễn Phương: Remote (far away) place.

Viễn Sư: Tức ngài Tuệ Viễn, một vị sư nổi tiếng của Trung Quốc về đời nhà Đường—Hui-Yuan, a noted monk during the T’ang dynasty.

Viễn Thị: Far-sighted.

Viễn Thông: Telecommunication.

Viễn Trần Ly Cấu: Xa lìa trần cấu (trần cấu là tên chung của phiền não. Viễn trần ly cấu là xa lìa khỏi mọi cấu chướng của phiền não, đạt được pháp nhãn tịnh của bậc sơ địa bồ tát hay sơ quả nhị thừa)—To be far removed from the dust and defilement of the world.

Viễn Tượng: View—Prospect.

Viện:

1)      Tự viện: Arama (skt)—Monastery—Hall—Court—Institute—Chamber.

2)      Viện trợ: To aid—To assist—To help.

Viện Chủ: Còn gọi là Tự Chủ, xưa gọi là Giám Sự trong chùa. Bây giờ viện chủ dùng để gọi vị Tăng trụ trì trong chùa—The abbot of a monastery.

Viện Chứng: To supply (bring forward as) proofs.

Viện Cớ: To allege as pretext.

Viện Dẫn: To adduce (bring forward as) proof—To cite—To refer.

Viện Lẽ: See Viện Cớ.

Viện Lý: To bring forward arguments.

Viện Tế Bần: Hospice.

Viếng: To visit.

Viết: To write.

Việt:

1)      Bước qua: To step over—To pass over.

2)      Vượt qua: To exceed.

3)      Siêu việt: To surpass.

Việt Dã: Cross-country.

Việt Hỷ Tam Muội: Còn gọi là Siêu Hỷ Tam Muội, tam muội của bà Da Du Đà La (vợ của Thái Tử Tất Đạt Đa và mẹ của La Hầu La). Dựa vào tam muội nầy mà sinh ra các loại vui mừng không có gì có thể so sánh được cho mình và cho người—Samdhi of Yasodhara, wife of Sakyamuni and mother of Rahula, which causes all kinds of joys to self and others.

Việt Sử: Vietnamese history.

Việt Tội: Gọi tắt của Việt Tỳ Ni Tội, hay là tội vượt qua Tỳ Ni Pháp Giới—Exceeding sin, or transgression of the law, particularly of esoteric law or monastic vows.

Vinh:

1)      Vinh dự: Honourable.

2)      Vinh quang: Glory—Splendour.

Vinh Dự: Honor—Honourable.

Vinh Hàm: Honourable title.

Vinh Hạnh: See Vinh Dự.

Vinh Hoa: Vinh hoa của cuộc đời chỉ là những thứ tạm bợ, thấy đó mất đó—Glory—The glory of life, viewed as transient.

Vinh Lợi: Honour and interest.

Vinh Nhục: Honor and dishonor.

(I)     Vinh nhục là một cặp hoàn cảnh trần thế không thể tránh được mà ta phải đương đầu trong đời sống hằng ngày—Honour and dishonour are a pair of inevitable worldly conditions that confront us in the course of our daily lives.

1)      Vinh—Honour:

a)      Chúng ta luôn thích thú với vinh và luôn ghét nhục. Danh dự làm ta vui sướng và nhục làm chúng ta buồn khổ. Chúng ta ham thích trở nên nổi tiếng. Nhiều người ao ước thấy hình ảnh của mình trên tạp chí bằng bất cứ giá nào. Chúng ta rất vui mừng khi thấy những hoạt động của mình được đem ra quảng bá, dù những sinh hoạt ấy hoàn toàn không có nghĩa lý gì, và đôi khi chúng ta quảng bá quá mức. Chúng ta phải công nhận rằng bản chất tự nhiên của con người là cảm thấy sung sướng và hạnh phúc khi danh của ta lan rộng. Nhưng qua kinh nghiệm thực tế, danh dự nào rồi cũng sẽ qua đi, chúng sẽ tiêu tan thành mây khói trong môt sớm một chiều—We always welcome honour or fame and dislike dishonour. Honour gladdens our heart; dishonour disheartens us. We desire to become famous. We long to see our pictures in the papers. We are greatly pleased when our activities, however insignificant, are given publicity. Sometimes we seek undue publicity too. We must agree that human natue is to feel pleasant and happy when our fame is spread far and wide. But through our practical experience, fame and glory are passing away; sooner or later they will vanish.   

b)      Muốn có danh dự, nhiều người sẵn sàng lo lót hay cho các món tiền lớn lao cho những người có quyền hành để làm cho thiên hạ biết đến; một số người trưng bày lòng hảo tâm bằng cách cúng dường cả trăm chư Tăng Ni, nhưng họ lại hoàn toàn lạnh nhạt trước sự đau khổ của người nghèo, hay láng giềng thiếu thốn—To obtain honour, some are prepared to offer gratification or give substantial donations to those in power. For the sake of publicity, some exhibit their generosity by giving alms to a hundred monks and nuns and even more, but they may be totally indifferent to the sufferings of the poor and the needy in the neighbourhood.

2)      Nhục—Dishonour:

a)      Chắc chắn chúng ta sẽ không nghe lọt tai hay xao động khi phải chịu những điều nhục nhã. Lần nữa, đây là bản chất tự nhiên của con người. Phải mất nhiều thời gian mới xây dựng được vinh dự, nhưng vinh dự nầy có thể bị vùi chôn trong nháy mắt. Chuyện nầy dễ hiểu vì bản chất con người là luôn thích khen mình chê người. Không ai có được miễn trừ những lời chê trách. Bạn có thể sống một đời như Đức Phật, nhưng bạn vẫn không được miễn trừ những lời phê bình, tấn công hay mạ lỵ—We will surely perturbed when receiving dishonour. This is again the human nature. It takes a long long time to build up a good reputation, but in no time the hard-earning good name can be ruined. This matter is not difficult to understand because human nature is always like that, we always like to praise ourselves and to dishonour others. Nobody is exempt from the ill-famed remark even the Buddha. You may live the life of a Buddha, but you will not be exempt from criticisms, attacks, and insults. 

b)      Thời Đức Phật còn tại thế, Ngài là một người nổi tiếng nhất về đức hạnh, nhưng cũng là người bị nói xấu nhiều nhất thời bấy giờ. Một số người chống đối Đức Phật đã phao tin về một phụ nữ thường ngủ lại đêm trong tu viện, nhưng họ đã thất bại trong âm mưu hèn hạ nầy. Thế là họ quay sang phao tin Đức Phật và các đệ tử của Ngài đã giết chết người đàn bà và chôn xác trong đống rác hoa héo tàn trong tu viện. Tuy nhiên, về sau nầy chính những người nầy đã xác nhận chính họ là thủ phạm—At the time of the Buddha, the Buddha was the most famous for his virtues, but he was the one who received the most criticisms, attacks and insults. Some antagonists of the Buddha spread a rumour that a woman used to spend the night in the monastery, but they failed because noone believed them. Having failed in this mean attempt, thay spread false news among the people that the Buddha and his disciples murdered that very woman and hid her corpse in the rubbish-heap of withered flowers within the monastery. The conspirators admitted that they were the culprits.

(II)  Đối trị Vinh Nhục—To treat honour and dishonour.

1)      Không cần thiết phải phí phạm thì giờ để cải chánh những báo cáo sai lầm trừ phi những hoàn cảnh bắt buộc cần thiết sự sáng tỏ. Kẻ địch sẽ hài lòng khi thấy bạn bị đau. Đó là điều kẻ địch mong muốn. Nếu bạn dửng dưng thì những xuyên tạc như vậy sẽ rơi vào những lỗ tai điếc. Không thể nào có thể ngăn chận những lời buộc tội, đồn đãi và rỉ tai sai lầm, nên trong Những Hạt Ngọc Trí Tuệ Phật Giáo, Hòa Thượng Dhammananda đã dạy—It is needless to waste time in correcting the false reports unless circumstances compel you to necessitate a clarification. The enemy is gratified when he sees that you are hurt. That is what he actually expects. If you are indifferent, such misrepresentations wil fal on deaf ears. It is not possible to put a stop to false accusations, reports and rumours; therefore, in The Gems of Buddhism Wisdom, most Venerable Dhammananda taught:

a)      Thấy lỗi người khác, ta nên cư xử như một người mù: In seeing the faults of others, we should behave like a blind person.

b)      Khi nghe thấy những lời bình phẩm bất công của người khác, chúng ta nên xử sự như một người điếc: In hearing unjust criticism of others, we should behave like a deaf person.

c)      Nói xấu về người khác, ta nên cư xử như một người ngu: In speaking ill of others, we should behave like a dumb person.

d)      Chó sủa mặc chó, khách lữ hành vẫn tiếp tục tiến bước: Dogs bark, but the caravans move on peacefully.

e)      Chúng ta nghĩ sẽ bị ném bùn nhơ thay vì hoa hồng. Như vậy chúng ta sẽ không bị thất vọng: We should expect mud to be thrown at us instead of roses. Then there will be no disappointments.

f)        Dù khó khăn chúng ta nỗ lực trau dồi không luyến chấp. Một mình ta đến, một mình ta đi. Không luyến chấp là hạnh phúc trên thế giới nầy: Though difficult, we should try to cultivate nonattachment. Alone we come, alone we go. Nonattachment is happiness in this world.

g)      Không quan tâm đến những mũi tên độc phóng ra bởi giọng lưỡi buông lung, một mình chúng ta lang thang phục vụ tha nhân với hết khả năng: Unmindful of the poisonous darts of uncurbed tongues, alone we should wander serving others to the best of our ability.

h)      Thật là lạ lùng những vĩ nhân bị phỉ báng, nói xấu, đầu độc, hành xác và bị bắn. Nhà hiền triết Socrates bị đầu dộc, chúa Jesus cao thượng bị đóng đinh tàn nhẫn trên thập tự giá, Gandhi bị bắn chết, vân vân: It is rather strange that great men have been slandered, vilified, poisoned, crucified or shot. Great Socrates was poisoned, Noble Jesus Christ, and Gandhi was shot, etc.      

2)      Thế giới nầy đầy rẫy chông gai sỏi đá, không thể nào chúng ta chuyển chúng hết được. Nhưng nếu chúng ta phải bước vào những chướng ngại ấy, thay vì cố gắng loại bỏ chúng đi là không thể được, chúng ta hãy theo lời khuyên là nên mang một đôi giày để bước cho khỏi bị đau—The world is full of thorns and pebbles. It is impossible to remove them all. But if we have to walk, in spite of such obstacles, instead of trying to remove them, which is impossible, it is advisable to wear a pair of slippers and walk harmlessly.

3)      Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật dạy—In The Dhammapada Sutta, the Buddha taught:

a)      Giống như sư tử không run sợ trước những tiếng động: Be like a lion that trembles not at sounds.

b)      Giống như luồng gió không bám víu vào mắt lưới: Be like the wind that does not cling to the meshes of a net.

c)      Giống như hoa sen không bị hôi tanh bởi bùn nơi nó mọc lên. Chúng ta đang sống trong một thế giới vẩn đục bùn nhơ. Nhiều đóa hoa sen mọc lên từ đó nhưng không nhiễm bùn nhơ, chúng tô điểm thế giới. Giống như hoa sen, chúng ta hãy cố gắng sống cuộc đời cao thượng thì không ai chê trách được, không quan tâm tới bùn nhơ có thể ném vào chúng ta: Be like a lotus that is not contaminated by the mud from which it springs. We are living in a muddy world. Numerous lotuses spring therefrom without being contaminated by the mud, they adorn the world. Like lotuses we should try to lead blameless and noble lives, unmindful of the mud that may be thrown at us.

d)      Đi lang thang một mình như con tê giác: Wander alone like a rhinoceros.

e)      Như chúa sơn lâm, sư tử không hề biết sợ. Do bản chất chúng không sợ hãi trước những tiếng rống của các con vật khác. Trong thế giới nầy, chúng ta có thể nghe những báo cáo trái ngược, lời kết tội sai lầm, lời nhận xét đê hèn của những giọng lưỡi buông lung. Gống như sư tử, ta không nên nghe. Giống như quả tạ Bu-mơ-ren, ném ra rồi sẽ quay về chỗ cũ, tin đồn sai lầm sẽ chấm dứt ngay nơi chúng phát xuất: Being the kings of the forest, lions are fearless. By nature they are not frightened by the roaring of other animals. In this world, we may hear adverse reports, false accusations, degrading remarks of uncurbed tongues. Like a lion, we should not even listen to them. Like a boomerang, false reports will end where they began.

4)      Đại trượng phu không màng tới danh dự hay mất danh dự, vinh hay nhục. Họ không rối trí khi bị công kích hay phỉ báng, vì những việc làm của họ không phải vì muốn có tên tuổi hay danh dự. Họ không màng tới người khác công nhân hay không công nhận sự phục vụ của họ. Làm việc, họ có toàn quyền nhưng không phải là để hưởng cái quả của việc làm ấy: Great men are indifferent to honour, or dishonour. They are not upset when they are criticized or maligned for they work not for fame, nor for name or honour. They are indifferent whether others recognize their services or not. To work, they have the right but not to the fruit thereof.

Vinh Quang: Glorious.

Vinh Qui: To return to one’s native village with honour.

Vinh Thăng: To be promoted.

Vĩnh: Vĩnh viễn—Everlasting—Eternal—Perpetual.

Vĩnh Biệt: To be separated forever.

Vĩnh Gia Huyền Giác: Thiền sư Trung Quốc vào đời nhà Đường, ông sanh năm 665. Ông là một trong những đệ tử xuất sắc của Lục Tổ Huệ Năng. Bài Chứng Đạo Ca là một bài viết về thiền rất được phổ biến. Ông tịch năm 713 sau Tây Lịch—Yung-Chia-Hsuan-Chueh was born in 665, a great Zen master during the T’ang dynasty. He was one of the famous disciples of the Sixth Patriarch Hui-Neng. His “Song of Realization” is a popular Zen writing. He died in 713 A.D.   

** See Huyền Giác Vĩnh Gia Thiền Sư.

Vĩnh Hòa: Tên của một ngôi chùa tọa lạc trong thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, Nam Việt Nam. Chùa đã có từ lâu, nhưng chỉ là một ngôi chùa nhỏ. Đến năm 1961, Hòa Thượng Trí Đức về xây lại cảnh chùa khang trang như bây giờ, lập trường trung học Bồ Đề tỉnh Bạc Liêu—Name of a temple, located in Bạc Liêu town, Bạc Liêu province, South Vietnam. It was built a long time ago; however, it was only a small temple. In 1961, Most Venerable Trí Đức had it rebuilt and opened Bồ Đề High School of Bạc Liêu province.

Vĩnh Kiếp: Thời gian rất lâu dài—Eternity—The everlasting aeon.

Vĩnh Mệnh: To live long.

Vĩnh Minh Diên Thọ Thiền Sư: Zen master Yong-Ming-Yan-Shou—Thiền sư Vĩnh Minh, một cao Tăng đầu đời nhà Tống. Ngài sanh năm 904 tại Dư Hàng (nay thuộc tỉnh Triết Giang), là đệ tử của Thiền sư Thiên Thai Đức Thiều. Ngài chỉ sống nhiều hơn Thầy mình có ba năm. Ngài là một trong những đại sư cuối cùng của phái Thiền Pháp Nhãn. Ngài là tác giả bộ sách Thiền Tông Canh Lục, gồm một trăm quyển—Zen master Yong-Ming-Yan-Shao, one of the most famous monks in early Sung Dynasty. He was born in 904 in Yu-Hang (now located near Hang-Chou in Zhe-Jiang Province), was a disciple of Zen Master T’ian-T’ai-Te-Shao. He survived his master only by three years, was one of the last important masters of the Fa-Yan school of Ch’an. He was the author of a book called Record of Truth-Mirror in one hundred volumes.

·        Tình cờ sư nghe tiếng bó củi rơi xuống đất mà tỏ ngộ và có bài kệ như sau—His realization took place when he heard a bundle of fuel dropping on the ground:

Có gì rơi xuống chỉ lâng lâng

Khắp khắp hai bên chẳng mảy trần

Sông núi cỏ cây toàn vũ trụ

Đâu là chẳng hiện Pháp Vương thân

Something dropped! It is no other thing;

Right and left, there is nothing earthy:

Rivers and mountains and the great earth,

In them all revealed is the Body of the Dharma-raja (Dharma-king).

·        Một hôm sư thượng đường dạy chúng: “Trong núi Tuyết Đậu mây vươn lên ngàn tầm không dừng mảy thóc, dựa đảnh muôn nhẫn không có chỗ để chơn. Tất cả các ngươi nhằm chỗ nào tiến bộ?” Có vị Tăng hỏi: “Một lối tắt của Tuyết Đậu làm sao dẫm đi?” Sư đáp: “Bước bước hoa lạnh kết, lời lời suốt đáy băng.”—One day Zen master Yong-Ming-Yan-Shou addressed the monks, saying: “This place, Xue-T’ou, has erupted eight thousand feet into the air and the earth has turned into slippery grain, stacked in a freakish 80,000-foot peak. You have absolutely nothing upon which to stand. In what direction will you step forward?” 

·        Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là diệu chỉ của Vĩnh Minh?” Sư đáp: “Lại thêm hương đi.” Vị Tăng thưa: “Tạ thầy chỉ dạy.” Sư nói: “Hãy mừng chớ giao thiệp.” Vị Tăng đảnh lễ. Sư  nói: “Hãy lắng nghe bài kệ nầy.”

“Dục thức Vĩnh Minh chỉ

Môn tiền nhất hồ thủy

Nhật chiếu quang minh sanh

Phong lai ba lãng khởi.”

(Biết diệu chỉ Vĩnh Minh

Trước cửa nước một hồ

Trời soi ánh sáng dậy

Gió sang sóng mòi sanh).

A monk asked: “What is Yong-Ming’s wondrous mystery?” Yan-Shou said: “Add more incense.” The monk said: “Thank you, master, for your instruction.” Yan-Shou said: “So you’ve satisfied and don’t want to delve deeper?” The monk bowed. Yan-Shou said: “Listen to this verse”

“If you desire to know Yong-Ming’s mystery,

Before the gate is the lake’s surface.

The sun illuminates all life.

The wind arises and waves come up.” 

·       Vào tháng mười hai năm 975, sư nhuốm bệnh, hai ngày sau sư nói lời giã biệt cùng Tăng chúng, rồi ngồi kiết già thị tịch. Tháp của sư được đặt trên núi Đại Bi—During the twelfth month of 975, Yong-Ming became ill. Two days later he bade the monks farewell. Sitting cross-legged in an upright position, he passed away. His stupa was placed on “Great Compassion” Mountain.

Vĩnh Nghiêm: Tên một ngôi chùa nổi tiếng nằm trong quận ba, thành phố Sài Gòn, Nam Việt Nam. Chùa được kiến lập năm 1964. Sân thượng chùa dài 10 mét, bên trái có tháp Quan Âm bảy tầng, bên phải có tháp chuông xây cao trên sân thượng. Quả đại hồng chung do Giáo Hội Phật Giáo Nhật Bổn hiến cúng. Bái điện là một tòa nguy nga, dài 35 mét, rộng 22 mét, cao 15 mét. Những công trình chạm khắc gỗ ở chùa Vĩnh Nghiêm bao gồm bao lam tứ linh, Long, Lân, Quy, Phụng, bao lam cửu long, tượng các vị La Hán, đặc biệt là những bức phù điêu trên bàn hương án, chạm trổ các ngôi chùa danh tiếng trong nước và các nước Á Châu. Điện thờ Phật được trang trí tôn nghiêm. Chính giữa thờ Đức Phật Thích Ca, hai bên thờ hai vị Bồ Tát Phổ Hiền và Văn Thù. Trong Chánh điện, có sáu tượng La Hán, gồm các vị: Khuyến Học La Hán, Thuyết Pháp Văn Pháp La Hán, Đạo Sơn Địa Ngục Tiếp Hóa La Hán, Cúng Dường Bố Thí La Hán 1, Cúng Dường Bố Thí La Hán 2, Đại Hàn Địa Ngục Tiếp Hóa La Hán.  Mỗi tượng ngang 1,10 mét, cao 1,90 mét; đế ngang 1,43 mét, cao 47 phân. Hai bên tượng có quỷ đội đèn cúng Phật. Bên trái sân thượng là tháp thờ Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, trên một diện tích 200 mét vuông. Tháp bảy tầng, cao 35 thước. Tháp hình vuông, mỗi cạnh của tầng chót là 7 mét. Hai bên cửa ra vào có hai pho tượng Kim Cang đắp nổi. Trên tầng thứ bảy của tháp có đắp nổi 25 tượng Thất Phật và chư Tổ, mỗi tượng có khung vuông, mỗi cạnh là 1,05 mét—Name of a famous pagoda located in the third district, Saigon City, South Vietnam. It was built in 1964 and completed in 1971. The upper floor court is 10 meters long. On the left of the pagoda stands the stupa of Avalokitesvara Bodhisattva with seven storeys. On the right, there is a bell tower built emerging from the court. The great bell was donated by the Japanese Buddhist Sangha. The Holy Shrine is a magnificient building, 22 meters wide, 35 meters long, and 15 meters high. The wooden carvings conserved at Vĩnh Nghiêm Pagoda include carved drafts of the four sacred animals, the dragon, the unicorn, the tortoise, and the phoenix, those of nine dragons, the statues of the Eighteen Arahats, etc. Especially noticeable are the bas-reliefs on the altars illustrating famous pagodas in home and Asian countries. The Buddha Shrine is decorated solemnly. The statue of Sakyamuni Buddha is worshipped between those of Samantabhadra Bodhisattva and Manjusri Bodhisattva. In the Main Hall, there are six sets of Arahats: the Arahats admonishing to study Dharma, preaching and listening to Dharma, saving the beings in Mount Sword Hell, giving alms, saving beings in extremely cold hell. Each statue is 1.10 meters long, 1.90 meters high. The base is 1.43 meters and 0.47 meter high.  On both sides of the statues are two devils with lamps on their heads for worshipping the Buddha. On the left side of the upper court stands the statue of Avalokitesvara Stupa in an area of 200 square meters. It is a seven-storey stupa, 35 meters high. It is shaped in square, each side of the first storey is 7 meters long. On both sides of the door stand two statues of bas-relief-carved Vajradeva. On the seventh storey of the stupa, there are bas-reliefs of twenty-five Holy statues, i.e. seven Buddhas and Patriarchs. Each of the statue is bounded in a square frame, each side is 1.05 meters wide.    

Vĩnh Phúc: Eternal happiness

Vĩnh Quyết: To separate forever.

Vĩnh Sinh:

1)      Cuộc sống vĩnh viển nơi cõi Tây Phương Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà: Enternal life or perpetual life in the Pure Land of the Amitabha Buddha.

2)      Bất Tử: Immortality.

3)      Niết Bàn: Nirvana (không sanh không diệt—not being born, not reborn, therefore not dying).

Vĩnh Tồn: To exist forever.

Vĩnh Tràng: Tên một ngôi chùa cổ nổi tiếng tọa lạc trong xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho, Nam Việt Nam. Chùa có từ đầu thế kỷ thứ 19 do ông Bùi Công Đạt xây dựng. Đến năm 1849, Hòa Thượng Huệ Đăng, nguyên ở chùa Giác Lâm Gia Định, xuống trụ trì, đứng ra xây dựng ngôi đại tự với tên Vĩnh Tràng. Đến năm 1907, Hòa Thượng Chánh Hậu đã cho trùng tu và tôn tạo lại. Mặt tiền chánh điện và nhà Tổ được xây dựng lại và trang trí theo kiều mới, vừa theo kiến trúc cả đông lẫn tây. Trong chánh điện, có nhiều pho tượng và rui mè được chạm trổ công phu. Đặc biệt là bộ thập bát La Hán là những tác phẩm chạm khắc trên gỗ độc đáo của các nhà điêu khắc miền Nam vào tiền bán thế kỷ 20. Bộ thập bát La Hán do Hòa Thượng Chánh Hậu người Minh Hương đúc năm 1907. Tượng bằng danh mộc, mỗi tượng cao 8 tấc, bề ngang khoảng 58 phân, được đặt hai bên chánh điện. Mỗi vị tay cầm bửu bối tượng trưng cho các giác quan mà theo đạo Phật gọi là lục căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý)—Name of a famous ancient pagoda located in Mỹ Phong village, Mỹ Tho City, South Vietnam. The pagoda was built by Mr. Bùi Công Đạt in the early nineteenth century. In 1849, it was rebuilt to become a great one with its new name Vĩnh Tràng Tự by Most Venerable Huệ Đăng, Head of the pagoda. In 1907, it was restored and solemnly decorated by Most Venerable Chánh Hậu. The facade of the Main Hall and the Patriarch Hall were also rebuilt and decorated in a new style, that is, the Eastern architecture combined with the Western one. In the Main Hall stand a lot of painstakingly carved statues and drafts. Distinguished from them is a set of Eighteen Arahats which are skillfully engraved wooden masterpieces created by the artists from South Vietnam in the early twentieth century.  This set of eighteen Arahats cast in 1907 by Most Venerable Chánh Hậu from Minh Hương, the statues are made of precious wood. Each of which is 0.80 meter high, 0.58 meter wide and placed on both sides of the Main Hall. Each image with its own magic wand is a symbol of the six senses known as the Six Internal Sense Fields in Buddhism (eyes, ears, tongues, nose, body, and mind). 

Vĩnh Viễn: Eternal—Everlasting—Endless—Perpetual.

Vít Xuống: To pull down.

Víu:

1)      Vướng víu—To attach (cling) to.

2)      Vá víu—To patch.

Vo:

1)      To wash rice.

2)      To roll (trun—Tuck) up (one’s sleeves).

3)      To roll into a ball (vo tròn). 

: To crush in one’s hand.

Vò Võ: To be lonely.

Vò Xé: To crumple up and to tear into piece.

Voû:

1)      Skin—Bark---Peel—husk (rice).

2)      Appearance (people).

Võ Phu: Brutal man.

Võ Vẽ: To know imperfectly.

Vóc: Statture—Height.

Vọc: To play with—To amuse oneself with—To dabble. 

Vói: To stretch (reach) out. 

Vòi Vọi: Very high—Sky-high.

Vòm Trời: The arch of the heavens.

Vong: Mithya (skt)—False—Untrue—Erroneous—Gone—Lost—Dead.

Vong Ân: Ungrateful—Unthankful—Thankless—To show ingratitude.

Vong Bản: To forget one’s origin.

Vong Giả: Người chết—The dead.

Vong Hồn: The soul of the dead—Wandering soul.

Vong Khước: To forget.

Vong Ký: See Vong Khước.

Vong Linh: The spirit of the dead person.

Vong Mạng: To risk (venture) one’s life.

Vong Nhân: The dead.

Vong Niên:

1)      A long time ago (friends).

2)      To forget one’s age.

Vòng: Circle.

Vòng Hào Quang: Halo.

Vòng Lẩn Quẩn: Vicious circle.

Vòng Luân Hồi Sanh Tử: Samsara (skt)—Circle of birth and death—Circle of misery—Circle of suffering.  

Vòng Ngã Chấp: The cycle of ego-attachment.

Vòng Trôn Ốc: Spiral.

Võng:

1)      Cái lưới: Jala (skt)—A net—A web.

2)      Kinh Phạm Võng: The Brahmajala Sutra—See Kinh Phạm Võng in Vietnamese-English Section.

3)      Cái võng: Hammock.

Võng Cực: Boundless—Endless.

Võng Lọng: Hammock and parasol.

Võng Mục: Mắt lưới—The “eyes” or meshes of a net.

Võng Ngữ: Nonsense.

Vọng:

1)      Hy vọng: Hope—To expect.

2)      Không thật: Vitatha (p & skt)—Untrue—False—Unreal—Futile—Vain.

3)      Nhìn về: To look at, or for. 

4)      Tiếng vọng: To sound-To echo.

5)      Vọng ngữ: Lying—See Nói Dối, and Nói Lời Đâm Thọc.

Vọng Cảnh Giới: Vọng tâm xuất hiện nên mới có cảnh hư vọng (vọng cảnh nầy chính là mọi hiện tượng, mọi sự vật trên thế gian nầy)—False environment—The unreal world.

Vọng Cáo: To accuse falsely.

Vọng Chấp: Quan niệm chấp trước hay cố giữ lấy không lìa bỏ hư vọng—False tenets—Holding on to false views.

Vọng Chứng: False witness.

Vọng Duyên: Duyên là những sự vật trong và ngoài có quan hệ với thân ta, tất cả những cái đó đều là hư vọng cả. Chính những thứ đó là đầu mối tạo ra những tư tưởng sai lầm—The unreality of one’s environment—The causes of erroneous ideas.

Vọng Kế Tự Tính: Prabhedanayalakshana or Parikalpita (skt)—Sự tưởng tượng—Imagination—Khía cạnh của sự đặc thù sinh khởi từ sự tưởng tượng sai lầm—The aspect of individuation arising from false imagination—See Tam Tự Tính Tướng (1).

Vọng Kiến: Sự hư vọng phân biệt không đúng với sự thật, cho những thứ hư giả là thực—False views of reality—Taking the seeming as real.

Vọng Ngã: Illusory ego, in contrast with the real or nirvana ego (chân ngã).

Vọng Ngã Chấp: The wrong ego-attachment.

Vọng Ngôn: Vọng thuyết—False words or talk—Lies.

Vọng Ngữ: Vitatha-vac or Vitatha-vadin (skt).

·        Lời nói giả dối để phỉ báng, khoe khoang hay lừa dối người khác—False (nonsense or transgression) speaking—lying (either slander, false boasting, or deception).

·        Theo Kinh Pháp Cú, câu 306, Đức Phật dạy—According to the Dharmapada Sutra, verse 306, the Buddha taught: “Thường nói lời vọng ngữ thì sa đọa; có làm mà nói không, người tạo hai nghiệp ấy, chết cũng đọa địa ngục—The speaker of untruth goes down; also he who denies what he has done, both sinned against truth. After death they go together to hells.”

Vọng Nhiễm: Vọng Phong—Truyền đi những gì (tư tưởng) không có thật hay không đúng—The spread of lies, or false ideas.

Vọng Niệm: Vitathavitakka (p)—False or misleading thoughts—Transient thoughts—Khi vọng tưởng khởi mà chúng ta bất chấp được thì tự nhiên chúng sẽ biến mất—If we are able to disregard when false thoughts arise, they will naturally vanish.

Vọng Pháp: Bhranti—Going astray, eror.

Vọng Phong: See Vọng Nhiễm.

Vọng Sắc: To admire someone’s beauty.

Vọng Tâm: Vọng tâm gây nên sự phức tạp và phiền não trên đời nầy—The unenlightened mind or heart of all men—The illusion (deluded, wrong, false, or misleading)-mind, which results in complexity and confusion in this world. 

Vọng Thuyết: False words.

Vọng Thức: Deluded consciousness.

Vọng Tộc: Honourable family.

Vọng Trần: Muôn vật trên đời nầy vốn hư vọng và nhiễm cấu—The unreal or unclean world.

Vọng Tưởng: Vitathavitakka (p)—Chấp giữ mọi phân biệt sai lầm—False (erroneous) thinking—Erroneous thought—False notions—False ideas—False thoughts—The mental processes of living beings on greed, hatred and stupidity.

Vọng Tưởng Vi Tế: Subtle delusive thoughts.

Vọng Vân: Clouds of falsity (delusion). 

Vọp Bẻ: To cramp.

Vơ Vét: To sweep off.

Vơù:

1)      To seize—To snatch—To grab.

2)      Stocking—Sock.

Vớ Trật: To fail to catch.

Vớ Vẩn: Stupid—Foolish.

Vờ: To pretend—To act—To simulate—To feign.

Vờ Vĩnh: See Vờ.

Vỡ: To break—To be broken.

Vỡ Chuyện: To become known.

Vỡ Lở: To be disclosed—To leak out.

Vỡ Nợ: To go bankrupt.

Vỡ Tan: Broken into pieces—To be burst.

Vỡ Tung: To burst.

Vơï: Wife.

Vợ Con: Wife and children.

Vơi: Not empty but not full.

Với:

1)      With.

2)      To reach for.

Với Lại: Moreover.

Với Nhau: Together.

Vời:

1)      To summon (invite).

2)      Far-away—Distant (vời vợi).

Vớt:

1)      To pull someone or something out of the water.

2)      To give a candidate a chance to pass an exam.

Vớt Vát: To recuperate.

:

1)      Tiếng Phạn “A”: Sanskrit letter “A.”

2)      Không—Phi—Bất—Phủ—Not—No—None.

3)      Phủ định sự tồn tại của sự vật: Non-exixtence—Nothingness—Inexist—Nihility—Do not have—Be without.

4)      Đối lại với “Hữu”: Opposite of “Existence.”

5)      To go (come--step) into—To enter.

Vô Ái: Không luyến ái—Without love, or craving or attachment.

Vô Ảnh Tượng: Nirabhasa (skt)—Không cần ảnh tượng hay hình tướng bên ngoài—Without image or shadow—Without semblance or appearance.

Vô Ân: Thankless—Ungrateful.

Vô Bản: To forget one’s origin.

Vô Bất: Hai cái phủ định làm thành một cái khẳng định—A double negative, making a positive.

Vô Biên: Ananta (skt)—Không bờ bến như không gian—Endless—Boundless—Limitless—Infinite, e.g. space.

Vô Biên Pháp Giới: Pháp giới rộng lớn không có biên giới, mà hết thảy các pháp đều tồn tại trong đó; chư pháp vô tận nên pháp giới vô biên—The infinite world of things; the realm of things infinite in number; the infinite universe behind all phenomena.

Vô Biên Thân: Thân Phật không thể đo lường được: người Bà La Môn càng đo thì thân càng cao, cuối cùng vị Bà La Môn ném thước, thước ấy bén rễ và mọc thành một cánh rừng—The immeasurable body of the Buddha: the more the Brahman measured it, the higher it grew, so he threw away his measuring rod, which struck root and became a forest.

Vô Biên Thế Giới: Thế giới vô biên trong không gian vô tận—The infinite world, i.e.  space; infinite worlds; the numberless worlds in infinite space.

Vô Biểu: Avijnapti (skt)—Không biểu thị ra ngoài—Unconscious, latent, not expressed, subjective.

Vô Biểu Giới: Khi thọ giới, thân khẩu ý của người thọ giới không biểu thị tướng thọ giới ra ngoài, mà trong thân nảy sinh ra vô biểu giới giúp ngăn ngừa điều sai trái. Giới nầy vĩnh viễn tương tục trong thân để bảo hộ thân khẩu ý tránh điều quấy ác—The inward invisible power received with the comandments during ordination.

Vô Biểu Nghiệp: Vô Tác Nghiệp—Nghiệp không biểu hiện của thân, khẩu, ý, đối lại với nghiệp biểu hiện—The unmanifested activities of the body, mouth, and mind; or invisible power conferred at ordination; in contrast with the manifested activities.

Vô Biểu Sắc: Vô Tác Sắc—Theo quan điểm của Đại Chúng Bộ, vô biểu sắc là sắc thể không biểu hiện ra ngoài, nhưng có công năng phòng ngừa sự sai trái và tội ác—According to the Sarvastivadin view, this invisible power can resist evil.

Vô Bổ: Useless.

Vô Cái:

1)      Không bao trùm hay chứa đựng được (phổ quát): Cannot be covered or contained, universal.

2)      Tính bi mẫn của Đức Phật rộng lớn cùng cực, bao trùm lên tất cả chúng sanh: A characteristic of the pity of Buddha which includes all beings.

Vô Cái Đại Bi: Lòng đại bi rộng lớn không có gì bao trùm lên được—Uncontainable, or superlative, pity.

** For more information, please see Vô Cái (2).

Vô Cảm Giác: insensible.

Vô Căn: Không có nam hay nữ căn—Without root—Without organ—Without the organ of sex.

Vô Căn Cứ: Unfounded—Baseless—Groundless—Without foundation or reason.  

Vô Căn Tín: Nhờ Phật lưc mà phát được tín căn trong tâm—Faith produced not of oneself but by Buddha in the heart.

Vô Cấu: Vimala or Amala (skt)—Không bị cấu nhiễm (dơ—bất tịnh)—Undefiled—Stainless.

Vô Cấu Địa:

1)      Địa thứ hai trong Bồ Tát Địa: The stage of undefilement, the second stage of a bodhisattva—See Thập Địa Phật Thừa.

2)      Bồ Tát Đẳng Giác Địa: Giai đoạn cuối cùng trong Bồ Tát Địa—The final stage before attaining Buddhahood.

Vô Cấu Nhẫn: Bồ Tát trong giai đoạn “vô cấu nhẫn” là giai đoạn chót của Bồ Tát—The stage of undefiled endurance—The final stage of bodhisattva.

Vô Cấu Thức: Amala (skt).

(A)  Vô Cấu Thức hay A Mạt La là tên khác của A Lại Da Thức (thức nầy là chỗ dựa của các pháp vô lậu, mà chỉ Như Lai mới có được)—Undefiled or pure knowing or knowledge, another name for Alaya-vijnana—See A Lại da Thức.

(B)  Theo Nhiếp Luận Tông (tiền thân của Pháp Tướng Tông), Vô Cấu Thức hay Tịnh Thức chỉ có nơi sự giác ngộ viên mãn của Phật. Vô Cấu Thức có thể tẩy sạch phần ô nhiễm của tạng thức và khai triển thế lực trí tuệ của nó. Thế giới của tưởng tượng và thế giới hỗ tương liên hệ được đưa đến chân lý chân thật, tức viên thành thực tánh. Sau khi đạt đến đó, chủng tử tạng, tức là thức, sẽ biến mất và cuối cùng đưa đến trạng thái nơi mà chủ thể và đối tượng không còn phân biệt. Đây là “Vô Phân Biệt Trí.” Trạng thái tối hậu là vô trụ Niết Bàn, nghĩa là sự thành tựu tự do hoàn toàn, không còn bị ràng buộc ở nơi nào nữa—According to the Samparigraha School (the forerunner of the Dahrmalaksana School), the taintless consciousness is only flashed out from the Buddha’s Perfect Enlightenment. This pure ideation can purify the tainted portion of the ideation-store and further develop its power of understanding. The world of imagination and the world of interdependence will be brought to the real truth (parinispanna). This having been attained, the seed-store, as consciousness, will disappear altogether and ultimately will reach the state where there is no distinction between subject and object. The knowledge so gained has no discrimination (avikalpa-jnana). This ultimate state is the Nirvana of No Abode (apratisthita-nirvana), that is to say, the attainment of perfect freedom, not being bound to one place.  

Vô Cấu Y: Tên gọi chung cho y áo cà sa (không dính bụi phiền não)—The stainless garment, the monastic robe of purity.

Vô Chủng Tính: Một trong năm tính mà tông Pháp Tướng thành lập, không có thiện chủng vô lậu rốt ráo là không thoát ly được luân hồi sanh tử—The nature without the seed of goodness and so unable to escape from the stream of transmigration, one of the five germ-natures or roots of Bodhisattva development established by the Dharmalaksana Sect.

** For more information, please see Ngũ Chủng Tính.

Vô Chủng Xiển Đề: Nhất Xiển Đề không có chủng tánh Phật (mãi mãi không thể thành Phật)—An icchanti, or evil person without the Buddha-seed of goodness.

** For more information, please see Nhất Xiển Đề.

Vô Cớ: See Vô Cố.

Vô Cố: Causeless—Without reason (cause).

Vô Công Dụng: Không cố gắng dụng công—Without effort.

Vô Công Dụng Đức: Không cần đến phước đức hay công đức—Without merit or virtue.

Vô Công Dụng Trí: Tâm không nhờ cái công gia dụng hay phước đức công đức, mà tự nhiên khế hợp với trí chân tính (Bồ Tát từ đệ bát địa trở lên)—A mind with neither effort, nor merit or virtue.  

Vô Cùng: Boundless—Infinite—Endless.

Vô Cùng Tận: Infinite.

Vô Cực: Không có giới hạn—Limitless—Infinite—Endless—Boundless. 

Vô Cực Chi Thể: Thân thể của chúng sanh nơi Cực Lạc Tịnh Độ hay trạng thái nơi thân tâm đạt ngộ lý Niết Bàn vô cực—The limitless bodies of those in the Pure Land; the state of one who has attained nirvana.

Vô Danh: Unnamed—Nameless—Anonymous.

Vô Dụng: Useless.

Vô Duyên: Không có quan hệ ràng buộc, không có sự vin theo của tâm thức—Causeless—Uncaused—Without immediate causal connection—independent.

Vô Duyên Tam Muội: Anilambha (skt)—Diêt Tận Định—Thiền định diệt hết tất cả tâm thức mà xa lìa sở duyên—Unpropped samadhi in which all mental functions cease to connect with environment and cease to function.

Vô Duyên Thừa: Thừa theo vô duyên tâm mà thực hành đạo bồ đề, ngoài tâm ra không có một pháp nào khác từ bên ngoài—The vehicle or method, of the subjective mind, by which all existence is seen as mental and not external.

Vô Dư: Asesa (skt)—Không tàn dư hay không còn sót lại thứ gì (sự tột bậc của sự lý)—Without remainder—No remnant—Final—Nothing for reincarnation to lay hold of.

Vô Dư Niết Bàn: Anupadisesa-nibbana (p)—Anupadhisesa (skt).

·        Niết bàn sau cùng không còn thứ gì sót lại cho kiếp luân hồi sanh tử, nơi mà tất cả những quả đều chấm dứt, hay sự hiện hữu của mạng căn đã hoàn toàn bị dập tắt—Final nirvana without remainder of reincarnation where all the effects (quả) are ended—The nirvana state in which exists no remainder of the karma of suffering, or the full extinction of the groups of existence.

·        Niết Bàn của A La Hán nơi thân tâm đều đoạn diệt: The nirvana of arhat extinction of body and mind.

·        Niết Bàn không còn lại tụ hay uẩn. Nó là sự diệt tận toàn diện những điều kiện của hữu cũng như phiền não. Có thể gọi nó là vô dư của hữu. Đấy là Niết Bàn hay “Giải Thoát Viên Mãn,” là sự nhập diệt của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni: The Nirvana without the upadhi remnant. It is the total extinction of the conditions of being as well as of passion. One may call it the annihilation of being. This is Nirvana of Perfect Freedom, or the passing away of Sakyamuni Buddha.

Vô Dư Thọ Ký: Lời thọ ký sau cùng của Đức Phật về những đệ tử của Ngài sau nầy sẽ thành Phật, đối lại với hữu dư thọ ký (khi Phật nói sau nầy ngươi sẽ được vị Phật nào đó thọ ký cho)—A detailed (complete or final) Prediction of the Buddha on his disciples’ awakening and enlightenment, as contrasted with partial prediction.

Vô Đao Đại Tặc: Giặc cướp không đao, dùng để ví với hạng Tỳ Kheo không có đạo đức, cướp đoạt đạo đức của người khác hay chỉ làm ra vẻ đạo đức giả—A bandit without a sword, e.g. a virtueless monk robbing others of their virtue.

Vô Đảo: Chánh kiến lìa khỏi tất cả mọi điên đảo, không cho hình tướng là thật, không cho vô thường là thường (ngược lại phàm phu thì hiểu biết điên đảo cả sự lẫn lý, cho khổ làm vui, cho vô thường là thường)—Not upside-down, seeing things right side up, or correctly, i.e. correct views of truth and things, e.g. not regarding the seeming as real, the temporal as eternal, etc.

Vô Đạo: Inhuman.

Vô Đạo Đức: Immoral.

Vô Đẳng: Asama (skt).

1)      Không ai bằng: So với các loài sinh vật khác không một loài nào sánh bằng—Unequal—The one without equal.

2)      Tôn hiệu của Phật: Trí tuệ của Như Lai, trong tất cả các pháp không gì so sánh nổi, cũng không gì vượt được—An honoured title of the Buddha.

Vô Đẳng Đẳng: Asamasama (skt).

1)      Cái không gì sánh nổi, lại không gì sánh ngang bằng: Equality without equal—The unequalled state of equilibrium—Of rank unequalled, or equal with the unequalled.

2)      Tôn hiệu của chư Phật và đạo Phật (Phật không ai sánh bằng, đạo Phật siêu tuyệt không đạo nào sánh bằng): Buddha and Buddhism are without equal. 

Vô Đẳng Đẳng Thừa: Tên gọi chung của Đại Thừa, ý nói không một thừa nào có thể sánh kịp—The unequalled vehicle, Mahayana—See Đại Thừa.

Vô Đẳng Giác: Sự giác ngộ của chư Phật là không gì sánh kịp—The unequalled enlightenment possessed by Buddhas.

Vô Đẳng Thừa: Mahayana—The Unequalled Vehicle—See Đại Thừa.

Vô Định: Undetermined—Indefinite—Indeterminate.

Vô Độ: Immoderate—Excessive (eating and drinking).

Vô Động: Aksobha (skt).

1)      Unmoved—Imperturbable—Unagitated—Serene—Calm.

2)      Từ được dùng để chỉ sự không thay đổi như cánh sao Bắc Đẩu, sự vô úy, và lãnh đạm trước cám dỗ hay dục vọng—The term is used for the unvarying or unchanging, for the pole-star, for fearlessness, for indifference to passion or temptation. 

Vô Động Phật: Aksobhya (skt)—Bất Động Minh Vương—Bất Động Phật—Vô Động Tôn—Đức A Súc Bệ Phật của thế giới Diệu Hỷ, ngự trị nơi Đông Độ. Ngài là một trong năm vị Phật Thiền Định hay Siêu Việt. Ngài luôn tỉnh lặng, thanh khiết và vô tham dục. Theo Kinh Pháp Hoa thì ngài là con trai trưởng trong 16 người con của Phật Đại Thông Trí Thắng. Đặc tính chính yếu của ngài là hàng phục dục vọng—The Imperturbed (Unperturbed or motionless) Buddha who is always calm, serene and absence of passion. He is one of the Five Dhyani-Buddhas, and generally reigns over the east, his kingdom being Abhirati, realm of mystic pleasure. In the Lotus Sutra he is named as the first of the sixteen sons of Mahabhijnabhibhu. One of his principal characteristics is that of subduing the passions.    

** For more information, please see Ngũ Phật, Ngũ Phật Ngũ Đại, Ngũ Phật Ngũ Sắc, Ngũ Phật Ngũ Sinh Bồ Tát, Ngũ Kim Cang, Ngũ Phẫn Nộ.

Vô Động Tôn: Acalaceta.

Vô Gia Cư: Homeless.

Vô Gia Đình: Without a family.

Vô Giá: Inestimable—Invaluable—Priceless.

Vô Già: Bao dung không ngăn ngại. Ân huệ, lòng bi mẫn và lòng thương yêu chúng sanh của Phật—Unconcealing, unconfined; illimitable. Buddha-grace, Buddha-mercy, Buddha-love.

** For more information, please see Vô Cái.

Vô Già Đại Hội: Panca-varsika-parisad (skt)—Cứ năm năm thì chư Tăng Ni họp đại hội một lần để chia xẻ kinh nghiệm tu hành, và cùng nhau phát lồ sám hối (tục có từ thời Lương Võ Đế)—The quinquennial assembly, for having all things in common, and for confession, penance, and remission.   

Vô Gián: Avici (skt)—Liên tục hay không có sự gián cách về thời gian hay không gian—Without interruption—Uninterrupted—Without intermission—Unseparated. 

Vô Gián Duyên: Thứ Đệ Duyên—Connected ir consequent causes—Continuous conditional or accessory cause.

Vô Gián Địa Ngục: Avici (skt)—Địa ngục cuối cùng trong tám địa ngục nóng, trong đó tội nhân phải chịu hình phạt đau đớn khổ sở chết đi sống lại không ngừng nghỉ (nơi dành cho những người phạm phải ngũ nghịch)—The Avici hell—Incessant Hell—Hell Without Respite—The last of the eight  hot hells, in which punishment, pain, form, birth, death continue without intermission.    

** For more information, please see Địa Ngục (A) (a) (8).

Vô Gián Nghiệp: Anantarya (skt). Vô gián nghiệp hay hình phạt không ngừng nghỉ dành cho kẻ phạm phải năm tội ngũ nghịch—The unintermitted karma or unintermitted punishment in the Avici hells for any of the five unpardonable sins (năm tội ngũ nghịch)—See Ngũ Nghịch.

Vô Giáo Dục: Uneducated—Ill-bred.

Vô Hại: Harmless.

Vô Hạn Định: Indefinitely.

Vô Hạn Định Nghiệp: Infinitely effective karma—See Nghiệp Vô Hạn Định.

Vô Hậu: Heirless.

Vô Hậu Sinh Tử: Không còn sinh tử—Bồ tát không còn chịu luân hồi sanh tử nữa—No more birth and death—The bodhisattva who will not again be subject to the wheel of transmigration. 

Vô Hiệu: Inefficacious—Ineffectual—Ineffective.

Vô Học: Asaiksa (skt)

1)      Không có học thức: Illiterate—Uneducated.

2)      Không cần phải học nữa. Khi đạt tới giai đoạn nầy, hành giả không cần phải học hay cố gắng thành tựu theo tôn giáo. Đây là giai đoạn của bậc A La Hán, giai đoạn thứ tư trong Thanh Văn Thừa, ba giai đoạn trước là hữu học—Asaika—No longer learning—Beyond study—Beyond learning stage refers to the stage of Arhatship in which no more learning or striving for religious achievement is needed (when one reaches this stage)—The state of arhatship, the fourth of the sravaka stages; the preceding three stages requiring study; there are nine grades of arhats who have completed their course of learning—See Bất học, and Tứ Thánh Quả (4).

Vô Học Đạo: Con đường của bậc A La Hán, đặc biệt khi hành giả đã đạt được chân lý và thoát khỏi những ảo tưởng, không còn gì nữa để học. Đây là giai đoạn cuối cùng trong Tứ Thánh---The way of the Arhat, especially his attainment to complete truth and freedom from all illusions, with nothing more to learn—The fourth and last stage in the Four Saints, which is beyond the need of further teaching or study.

Vô Học Quả: Quả vị A La Hán hay quả vị cuối cùng trong Tứ Thánh Quả—The last (fourth) stage of the sravaka stages, the state of arhatship. 

** For more information, please see Tứ Thánh

     Quả (4).

Vô Học Thúy Vi Thiền Sư: Zen Master Wu-Xue-Shui-Wei—Thiền Sư Vô Học Thúy Vi là đệ tử của Thiền Sư Đơn Hà—Zen Master Wu-Xue-Shui-Wei was a disciple of Zen master T’an-Xia.

·        Trong buổi gặp gỡ đầu tiên với Thiền Sư Đơn Hà, sư hỏi: “Thế nào là thấy chư Phật?” Đơn Hà quở: “Thật tự đáng thương, cần thiết cầm khăn lau làm gì?” Sư lùi ba bước. Đơn Hà bảo: “Lầm!” Sư tiến tới ba bước. Đơn Hà lại bảo: “Lầm! Lầm!” Sư giở một chân lên, xoay thân một vòng, đi ra. Đơn Hà bảo: “Được tức được, cô phụ chư Phật khác.” Sư do đây lãnh hội ý chỉ, về trụ núi Thúy Vi tại Chung Nam Sơn— Shui-Wei asked T’an-He: “What is the teaching of all Buddhas?” T’an-He exclaimed: “Fortunately, life is fundamentally wonderful. Why do you need to take up a cleaning cloth and broom?” Wu-Xue retreated three steps. T’an-He said: “Wrong.” Wu-Xue again came forward. T’an-He said: “Wrong! Wrong!” Wu-Xue then lifted one foot into the air, spun in a circle and went out. T’an-He said: “Such an answer! It’s turning one’s back on all the Buddhas.” Upon hearing these words, Wu-Xue attained great enlightenment. 

·        Thiền sư Đại Đồng đến hỏi sư: “Không biết Nhị Tổ mới thấy Tổ Đạt Ma có sở đắc gì?” Sư bảo: “Nay ngươi thấy ta lại có sở đắc gì?” Đại Đồng đốn ngộ huyền chỉ—When Wu-Xue was abbot of a temple, T’ou-Tzi Yi-Qing said to him: “I’m not clear about what resulted when the Second Patriarch first saw Bodhidharma.” Zen master Wu-Xue said: “Right now you can see mee. What is the result?” At that moment T’ou-Tzi suddenly awakened to the profound mystery.

·        Một hôm, sư đi trong pháp đường, Đại Đồng tiến đến trước lễ, thưa: “Mật chỉ từ Ấn Độ qua, Hòa Thượng dạy người thế nào?” Sư dừng bước một chút. Đại Đồng lại thưa: “Xin thầy chỉ dạy.” Sư bảo: “Lại cần cái bầu nước nhỏ thứ hai sao?” Đại Đồng tạ lễ lui ra. Sư bảo: “Chớ lấp gốc.” Đại Đồng thưa: “Thời tiết đến, gốc mầm tự sanh.”—One day, Zen master Shui-Wei was walking in the Dharma hall. T’ou-Tzi walked up in front of him, bowed to him and said: “The essential meaning of the First Patriarch coming from the west, how does the master demonstrate this to people?” The master stopped walking and stood there. T’ou-Tzi said: “Please demonstrate it, Master.” Shui-Wei said: “Do you want another adle full of polluted water?” T’ou-Tzi then bowed in thanks. Shui-Wei said: “Don’t make matters worse.” T’ou-Tzi said: “It’s the season when seeds grow everywhere.”

·        Nhơn sư cúng dường La Hán, có vị Tăng hỏi: “Đơn Hà đốt tượng Phật gỗ, Hòa Thượng vì sao cúng dường La Hán?” Sư bảo: “Đốt cũng chẳng đốt đến, cúng dường cũng một bề cúng dường.” Tăng lại hỏi: “Cúng dường La Hán có đến chăng?” Sư bảo: “Ngươi mỗi ngày có ăn cơm chăng?” Tăng không đáp được. Sư bảo: “Chẳng có bao nhiêu người khôn.”—When Shui-Wei was making offerings to the sacred images, a monk asked: “Zen master T’an-He burn a wooden Buddha. Why then, Master, do you make offerings to the wooden statues?” Shui-Wei said: “Because they won’t burn. But if you want to make them an offering they’ll let you do so.” The monk asked: “If you make an offering to the sacred figures will they come or not?” Shui-Wei said: “Aren’t you able to eat every day?” The monk didn’t answer. Shui-Wei said: “There aren’t many clever ones.”    

Vô Hồn: Inanimate.

Vô Hữu: Vô và hữu—Non-existent and existent.

Vô Ích: Unavailing—Unprofitable—Useless—Without avail—Of no avail.

Vô Kế: Without means.

Vô Kể: Unnumbered—Countless.

Vô Khứ Vô Lai: Không đi không đến, chỉ pháp thân của Đức Như Lai vắng lặng thường trụ (theo Kinh Kim Cang thì Như Lai là không từ đâu tới và không đi đâu; theo Khởi Tín Luận thì Như Lai không sinh không diệt, bốn tướng không làm nó di động, không đi không đến, ba đời không làm nó thay đổi)—Neither going nor coming—Eternal like the dharmakaya.

Vô Kiến: Holding to the view of entire unreality.

Vô Kiến Đỉnh Tướng: Một trong ba mươi hai tướng hảo, trên đầu Đức Phật có khối thịt hình búi tóc. Trong tướng nầy có cái đỉnh điểm mà trời người không thể thấy được—One of the thirty-two good marks, the usnisa, or lump, on Buddha’s head, called “the invisible mark on the head,” because it was supposed to contain an invisible sign; perhaps because it was covered.

** For more information, please see Tam Thập

     Nhị Hảo Tướng Của Phật.

Vô Ký: Avyakrta (skt)

1)      Không thể ghi nhận là thiện hay bất thiện: Unrecordable (either good or bad).

2)      Trung tính: Neutral—Neither good 

        nor bad. Things that are innocent or

        cannot be classified under moral

        categories.

Vô Kỷ Luật: Undisciplined.

Vô Lậu: Anasrava (skt)

1)      Không dột: No leakage—Without leakage—No drip.

2)      Không phiền não—Vượt ngoài dòng dục vọng và những khổ sở của luân hồi sanh tử. Tránh khỏi tam đồ ác đạo. Phước đức và công đức vô điều kiện là những nhân tố chính đưa đến giải thoát—No drip—No leak—No leakage—Outside the passion stream—Passionless—A state without emotional distress—Unconditioned—Outside the stream of transmigratory suffering—Away from the down flow into lower forms of rebirth—Liberation—Nirvana—Unconditioned merits and virtues are the main causes of liberation from birth and death.

3)      Trạng thái như thị của sự vật: The state in which things are as they are. 

Vô Lậu Căn: Cái căn bản của vô lậu trí—Faultlessness—Roots which produce pure knowledge.

Vô Lậu Đạo: Con đường giải thoát khổ đau của luân hồi sanh tử. Thanh Tịnh Đạo hay con đường giải thoát khỏi dục vọng, như tu hành giới, định, tuệ, và đế thứ tư trong tứ đế hay diệt đế—The enlightened way of escape from the miseries of transmigration—The way of purity, or deliverance from the passions, i.e. morality, meditation and wisdom; the fourth of the four dogmas cessation, or annihilation of suffering.

Vô Lậu Giải Thoát Môn: Nirvana.

Vô Lậu Nghiệp: Karma of Hinayana nirvana.

Vô Lậu Huệ: Jnanam-anasrava (skt)—Trí huệ thanh tịnh, không bị ô nhiễm vì vị kỷ—Passionless or pure wisdom (knowledge or enlightenment), which is free from the taint of egotism.

Vô Lậu Môn: Asravaksaya-jnana (skt)—Lậu Tận Thông—Entry into spiritual knowledge which is free from all faults. 

** For more information, please see Lục

     Thông (6).

Vô Lậu Nhân: Tu theo giới định tuệ của vô lậu thanh tịnh để chứng nhập quả vị Niết Bàn—Passionless purity as a cause for attaining nirvana.

Vô Lậu Pháp: Phép thanh tịnh xa lìa mọi phiền não cấu nhiễm để vượt thoát khỏi dục vọng và luân hồi sanh tử—The way of purity  or escape from the passions and lower transmigration.

Vô Lậu Pháp Tính: Pháp tính thanh tịnh vô dục—The pure, passionless dharma-nature.

Vô Lậu Quả: Quả đức nhờ vô lậu đạo mà đắc được hay kết quả đi theo những việc thanh tịnh, thiền định và trí tuệ, giúp chúng sanh thoát khỏi dục vọng và tái sanh—The result of following the way of immorality (purity), concentration (meditation)  and wisdom which helps sentient beings from the passion and from lower incarnation.

Vô Lậu Thiện Căn: Uncondittioned good roots.

Vô Lậu Thực Tướng: Reality as passionless or pure.

Vô Lậu Tối Hậu Thân: Thân không còn dục vọng—The final pure or passionless body.

Vô Lậu Trí: See Vô Lậu Huệ. 

Vô Lậu Tuệ: See Vô Lậu Huệ.

Vô Lễ: Impolite.

Vô Liêm Sĩ: Shameless.

Vô Lợi: See Vô Ích.

Vô Luân: Immoral.

Vô Luận: Regardless of—Without distinction.

Vô Lương Tâm: To have no conscience.

Vô Lượng: Apramana (skt)—Rất nhiều, không đong đếm hay đo lường được. Có bốn thứ vô lượng của vị Bồ Tát là Từ, Bi, Hỷ, Xả—Unlimited—Immeasurable—Measureless—Boundless—Infinite—Countless. There are four infinite characteristics of a Bodhisattva: kindness, pity, joy, and self-sacrifice.

Vô Lượng Chư Thiên: Numberless Great Multitudes  gods from all heavens.

Vô Lượng Giác: Vô Lượng Giác là tên hiệu của Đức Phật A Di Đà—Infinite enlightenment, name of Amitabha—See A Di Đà.

Vô Lượng Huệ: Infinite wisdom (of the Buddha).

Vô Lượng Kiếp: Asamkhyeyas of eons—Uncountable eons.

Vô Lượng Luân Hồi: Innumerable reincarnations.

Vô Lượng Nghĩa:

1)      Nghĩa lý vô lượng vô số: Infinite meaning—Innumerable meanings—Meaning of infinity.

2)      Tất cả các pháp. Các pháp là vô lượng, mọi cái đều đầy đủ ý nghĩa:  The meaning of all things.

Vô Lượng Nghĩa kinh: Scriptures of measureless meaning  (universalistic or the infinite)—See Phương Quảng. 

Vô Lượng Nghĩa Xứ Tam Muội: Phật nhập vào định nầy trước khi Ngài nói kinh Vô Lượng Nghĩa (Pháp Hoa)—The Anatanirdesapratisthana samadhi—Into which the Buddha is represented as entering before preaching the doctrine of infinity (the Lotus Sutra).

Vô Lượng Nghiệp: Boundless karma.

Vô Lượng Quang: Apramanabha (skt)—Tên gọi khác của Phật A Di Đà—Infinite (Immeasurable) Light or splendor, another name for Amitabha Buddha.

** For more information, please see A Di Đà, and Vô Lượng Thọ.

Vô Lượng Quang Minh: Amitabha Buddha—See A Di Đà.

Vô Lượng Quang Minh Độ: Cõi Vô Lượng Quang Minh Độ của Đức Phật A Di Đà—Amitabha’s Land of Infinite Light.

Vô Lượng Quang Phật: Amitabha (skt)—The Buddha of Infinite Light—The Buddha of light that is immeasurable, boundless, irresistible, incomparable, pure, joy, wisdom, unceasing, surpassing thought, ineffable, Surpassing sun and moon.  

** For more information, please see A Di Đà.

Vô Lượng Quang Thiên: Trời Vô Lượng Quang Thiên trong cõi trời Phạm Phụ thứ năm—The heaven of boundless light, the fifth of the Brahmalokas.

** For more information, please see Thiên (B) (5).

Vô Lượng Thanh Tịnh: Infinite purity.

Vô Lượng Thanh Tịnh Phật: The Buddha of boundless purity—Amitabha Buddha—See A Di Đà.

Vô Lượng Thọ: Boundless, infinite Life—Chúng ta đã biết Vô Lượng Quang hay Vô Lượng Thọ là một vị Phật được lý tưởng hóa từ Đức Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni. Nếu Phật A Di Đà chỉ thuần là lý tưởng trên nguyên tắc, đơn giản đó là “Vô Lượng,” Vô Lượng như thế sẽ là một với Chân Như. Xét theo không gian sẽ là Vô Lượng Quang; nếu xét về thời gian thì là Vô Lượng Thọ—As we have seen that the Amitabha or Amitayus, or Infinite Light and Infinite Life, is a Buddha realized from the istorical Buddha Sakyamuni. If the Buddha is purely idealized he wil be simply the Infinite in principle. The Infinite will then be identical with Thusness. The Infinite, if depicted in reference to space, will be the Infinite Light, and if depicted in reference to time, the Ithenite Life.    

Vô Lượng Thọ Kinh: The Sukha-vativyuha sutras—Amitayus Sutras—See Kinh A Di Đà.

Vô Lượng Thọ Như Lai: See A Di Đà. 

Vô Lượng Thọ Phật: Vô Lượng Thọ Như Lai—Vô Lượng Thọ Vương—The Buddha of Infinite Life—Amitabha Buddha—See A Di Đà, and Vô Lượng Thọ.

** For more information, please see A Di Đà.

Vô Lượng Thọ Vương: See A Di Đà.

Vô Lượng Tịnh Thiên: Apramanasubha (skt)—Cõi trời thứ hai trong ba cõi trời thiền định sắc giới—Boundless purity, the second of the heaven in the third dhyana heavens of form. 

Vô Lượng Tôn: The Infinite Honored One—Amitabha Buddha—See A Di Đà.

Vô Lượng Trăm Ngàn Muôn Ức Chúng Sanh: Countless hundreds of thousands of millions of living beings.

Vô Lượng Tuệ: Từ ngữ ám chỉ Đức Phật—Infinite wisdom, a term applied to a Buddha.

Vô Lượng Vô Biên A Tăng Kỳ Kiếp: Measureless limitless asankhyeya kalpas.

Vô Lượng Ý: Anantamati (skt)—Boundless mind, intention, will or meaning.

Vô Lý: Unreasonable—Irrational—Absurd.

Vô Minh: Avijja (p)—Avidya (skt).

(I)     Nghĩa của Vô Minh—The meanings of Avidya:

1)      Si: Ignorance—Stupidity—Delusion.

2)      Không giác ngộ: Unenlightened—Unilluminated.

3)      Mắt xích thứ nhất hay mắt xích cuối cùng trong Thập Nhị Nhân Duyên: The first or last of the twelve nidanas.

4)      Cái tâm ám độn, không chiếu rọi được rõ ràng sự lý của các pháp: Illusion or darkness without illumination, the ignorance which mistakes seeming for being, or illusory phenomena for realities.

5)      Vô minh, si mê hay không giác ngộ, một trong ba ngọn lửa cần phải dập tắt trước khi bước chân vào Niết bàn. Đây là trạng thái sai lầm của tâm làm khởi dậy sự tin tưởng về bản ngã—Ignorance—Stupidity—Delusion—Unenlightened—Unenlightened condition—Non-perception—Unillumined—One of the three fires which must be allowed to die out before Nirvana is attained—The erroneous state of mind which arises from belief in self. 

(II)  Phân loại vô minh—Categories of Avidya:

(A)  Theo Khởi Tín Luận có hai loại Vô Minh—According to the Awakening of Faith, there are two kinds of avidya:

1)      Căn bản vô minh: Vô thủy vô minh—The radical, fundamental, original darkness or ignorance considered as a primal condition.

2)      Mạt Chi Vô Minh: “branch” and “twig” conditions, considered as phenomenal.

** For more information, please see Avidya in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section, and Mê Hoặc.

(III)            Những lời Phật dạy về “Vô Minh” trong Kinh Pháp Cú—The Buddha’s teachings on “Avidya” in the Dharmapada Sutra:

1)      Người ngu suốt đời gần gũi người trí vẫn chẳng hiểu gì Chánh pháp, ví như cái muỗng múc canh luôn mà chẳng bao giờ biết được mùi vị của canh—If a fool associates with a wise man even all his life, he will understand the Dharma as litle as  a spoon tastes the flavour of soup (Dharmapada 64).

2)      Kẻ phàm phu không giác ngộ nên đi chung với cừu địch một đường. Cũng thế, những người tạo ác nghiệp nhất định phải cùng ác nghiệp đi đến khổ báo—A fool with little wit, goes through life with the very self as his own greatest enemy. In the same manner, evil doers do evil deeds,  the fruit of which is bitter (Dharmapada 66). 

3)      Khi ác nghiệp chưa thành thục, người ngu tưởng như đường mật, nhưng khi ác nghiệp đã thành thục, họ nhứt định phải chịu khổ đắng cay—As long as the evil deed done does not bear fruit, the fool thinks it is as sweet as honey;  but when it ripens, then he comes to grief (Dharmapada 69).

4)      Từ tháng này qua tháng khác, với món ăn bằng đầu ngọn cỏ Cô-sa (cỏ thơm), người ngu có thể lấy để nuôi sống, nhưng việc làm ấy không có giá trị bằng một phần mười sáu của người tư duy Chánh pháp—Let a fool, month after month, eats only as much food as can be picked up on the tip of a kusa blade; but he is not worth a sixteenth part of them who have comprehended the truth (Dharmapada 70).

5)      Kẻ ngu xuẫn thường hay muốn danh tiếng mà mình không xứng: chỗ ngồi cao trong Tăng chúng, oai quyền trong Tăng lữ, danh vọng giữa các gia tộc khác—The fool always desire for an undue reputation or undeserved honour, precedence among the monks, authority in the monasteries, honour among other families (Dharmapada 73).

Vô Minh Căn Bản: Vô thủy vô minh—The radical, fundamental, original darkness or ignorance. 

Vô Minh Cương: The snare (lưới) of ignorance.

Vô Minh Hoặc: Một trong tam hoặc, những nghi hoặc ảo tưởng khởi sanh bởi căn bản vô minh làm che đậy sự thật—The illusion arising from primal ignorance which covers and hinders the truth, one of the three illusions.

** For more information, please see Tam Hoặc. 

Vô Minh Kết: Hệ phược của vô minh trói buộc chúng sanh trong vòng sanh tử—The bond of ignorance which binds to transmigration.

Vô Minh Kiến: Tà kiến sanh ra bởi vô minh—Ignorant perception of phenomena which produces all kinds of illusion—Views produced by ignorance.

Vô Minh Lậu: Một trong tam lậu hoặc. Vô minh lậu có thể khiến chúng sanh rơi vào vòng sống chết, không thể ra khỏi—The stream of unenlightenment which carries one along into reincarnation, one of the three taints.

Vô Minh Lưu: Vô minh là nguyên nhân đưa đến luân lưu trong luân hồi sanh tử—Unenlightenment, or ignorance, the cause of the stream of transmigration.  

Vô Minh Nghiệp Ái: Ajnanakarmatrsna (skt)—Vô minh, nghiệp và ái dục là ba lực chính gây ra tái sanh—Ignorance, karma, and desire are the three main forces that causes reincarnation. 

Vô Minh Pháp Tính Nhất Thể: Vô minh và pháp tính đồng một thể như băng với nước, băng vô minh là nước của các tính—Avidya and the Bhutatathata are of the same nature, as are ice and water; the ice of avidya is the water of all things, the source out of which all enlightenment has come.

Vô Minh Phụ: Vô minh như cha, tham ái như mẹ sản sanh ra cái “ngã”—Ignorance as father and desire as mother produce the ego.

Vô Minh Sanh Ra Tham Dục: Ignorance produces desires

Vô Minh Sử: Một trong 10 sử. Vô minh có thể sai sử con người lưu chuyển trong luân hồi sanh tử—One of the ten lictors, messengers, or misleaders, i.e. of ignorance, who drives beings into the chain of transmigration.

Vô Minh Tạng: Kho chứa vô minh, từ đó sản sanh ra mọi thứ khổ đau phiền não—The storehouse of ignorance, from which issues all illusion and misery.

Vô Minh Trụ Địa: Địa thứ năm trong năm trụ địa vô minh—The state of ignorance, the fifth of the five stages of ignorance.

Vô Môn Quan: Vô Môn Quan, một trong những tập sách thiền nổi tiếng nhứt của Thiền tông, do thiền sư Huệ Khai (1183-1260) soạn. Vô Môn Quan đơn giản hơn Bích Nham Lục vì nó chỉ có bốn mươi tám công án và là tác phẩm do một người biên soạn—Wu-Men-Kuan, one of the most famous Zen book of the Zen sect, compiled by Zen master Hui-K’ai (1183-1260). Wu-Men-Kuan is a simpler book than the preceding one (Pi-Yen-Lu), for it containts only forty-eight cases and is one man’s work—See Huệ Khai.

Vô Môn Tông: Thiền Tông hay tên gọi khác của Phật Tông (Phật nói tâm là đệ nhất, tâm là tông, vô môn là pháp môn)—The unsectarian, Ch’an or meditative sect, so called because it claimed to derive its authority directly from the mind of Buddha.

Vô Một: See Vô Bất.

Vô Một Thức: Alaya-vijnana (skt)—Tên khác của A Lại Da Thức (tất cả các chủng tử không bị mất mát nên gọi là Vô Một)—Another name for Alaya-vijnana—See A Lại Da Thức. 

Vô Não: Free from trouble

Vô Năng: Không có năng lực—Unable—Without power—Incapable.

Vô Năng Thắng: Ajita—A Dật Đa—Uy đức rộng lớn không gì thắng nổi, chỉ Đức Di Lặc Bồ Tát (Từ Thị Bồ Tát)—Unconquerable, invincible, unsurpassable; especially applied to Maitreya.

** For more information, please see Ajita in

     Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Vô Ngã: Anatma or Nairatmyam (skt)—Egolessness, no-self, not self, non-ego, or the emptiness of a self—Thuyết Vô Ngã có hai đặc tánh chính là pháp vô ngã và nhân vô ngã—The doctrine of no-self has two main characteristics: selflessness of things (dharma-nairatmya) and selflessness of person (pudgalanairatmya)—See Pháp Vô Ngã, and Nhân Vô Ngã. 

a)      Thuyết tất định chỉ cho lý thuyết có sự quyết định của ‘định mệnh,’ hay Thiên mệnh, hay thượng đế. Phật giáo chủ trương sự vắng mặt của một bản ngã thường hằng bất biến. Theo Kinh Duy Ma Cật, vô ngã có nghĩa là sự hiểu biết chơn chánh rằng thân gồm ngũ uẩn chứ không có cái gọi là “bản ngã trường tồn.” Tứ đại chỉ hiện hữu bởi những duyên hợp. Không có vật chất trường tồn bất biến trong thân nầy. Khi tứ đại hết duyên tan rã thì thân nầy lập tức biến mất. Vì vật chất do tứ đại cấu thành, trống rỗng, không có thực chất, nên con người do ngũ uẩn kết hợp, cũng không có tự ngã vĩnh cữu. Con người thay đổi từng giây từng phút. Theo giáo lý Tiểu Thừa thì “Vô Ngã” chỉ áp dụng cho loài người, nhưng trong Phật giáo Đại Thừa thì vạn hữu đều vô ngã—Not-self, No-self, Egolessness, Non-Personality, Non-self, or Non-ego—Determinism means the theory of being determined by fate, nature, or god. Buddhism believes in the absence of a permanent, unchaging self or soul—Non-existence of a permanent self. According to the Vimalakirti Sutra, the body consists of the five elements or skandhas, which together represent body and mind, and there is no such so-called “self.” Elements exist only by means of union of conditions. There is no eternal and unchangeable substance in them. When these come apart, so-called “body” immediately disappears. Since the form which is created by the four elements is empty and without self, then the human body, created by the unification of the five skandhas, must also be empty and without self. Human body is in a transforming process from second to second. In Theravada, no-self is only applied to the person; in the Mahayana, all things are regarded as without essence.  

b)      Theo Giáo Sư Junjiro Takakusu trong Cương Yếu Triết Học Phật giáo, Đức Phật xem thế giới nầy là thế giới của khổ đau, và Ngài đã dạy những phương pháp đối trị nó. Vậy cái gì đã làm thế giới nầy trở thành khổ đau? Lý do đầu tiên như Đức Phật đã dạy, là các pháp đều vô ngã, nghĩa là vạn vật, hữu tình hay vô tình, tất cả đều không có cái mà chúng ta có thể gọi là bản ngã hay thực thể. Chúng ta thử khảo sát con người. Một người không thể xem tinh thần hay hồn của y là một thực ngã. Y hiện hữu nhưng không thể nào nắm được cái thực thể của y, không thể tìm thấy được tinh thần của y, bởi vì sự hiện hữu của con người không gì ngoài cái ‘hiện hữu tùy thuộc vào một chuỗi nhân duyên.’ Mọi vật hiện hữu đều là vì nhân duyên, và nó sẽ tan biến khi những tác dụng của chuỗi nhân duyên ấy chấm dứt: According to Prof. Junjiro Takakusu in The Essentials of Buddhist Philosophy, the Buddha regarded this world as a world of hardship, and taught the ways to cope with it. Then what are the reasons which make it a world of hardship? The first reason, as given by the Buddha is that all things are selfless or egoless, which means that no things, men, animals and inanimate objects , both living and not living, have what we may call their original self or real being. Let us consider man. A man does not have a core  or a soul which he can consider to be his true self. A man exists, but he cannot grasp his real being, he cannot discover his own core, because the existence of a man is nothing but an “existence depending on a series of causations.” Everything that exists is there because of causations; it will disappear when the effects of the causation cease. 

c)      Những làn sóng trên mặt nước quả là hiện hữu, nhưng có thể gọi mỗi làn sóng đều có tự ngã hay không? Sóng chỉ hiện hữu khi có gió lay động. Mỗi làn sóng đều có riêng đặc tính tùy theo sự phối hợp của những nhân duyên, cường độ của gió và những chuyển động, phương hướng của gió, vân vân. Nhưng khi những tác dụng của những nhân duyên đó chấm dứt, sóng sẽ không còn nữa. Cũng vậy, không thể nào có cái ngã biệt lập với nhân duyên được: The waves on the water’s surface certainly exist, but can it be said that a wave has its own self? Waves exist only while there is wind or current. Each wave has its own characteristics according to the combination of causations, the intensity of the winds and currents and their directions, etc. But when the effects of the causations cease, the waves are no more. Similarly, there cannot be a self which stands independent of causations.

d)      Khi con người còn là một hiện hữu tùy thuộc một chuỗi nhân duyên thì , nếu y cố gắng trì giữ lấy chính mình và nhìn mọi vật quanh mình từ quan điểm độc tôn ngã là một điều thật vô lý. Mọi người phải từ bỏ cái ngã của mình, cố gắng giúp đỡ kẻ khác và phải nhận hức cái hiện hữu cộng đồng, vì không thể nào con người hoàn toàn hiện hữu độc lập được: As long as a man is an existent depending on a series of causations, it is unreasonable for him to try to hold on to himself and to regard all things around him from the self-centered point of view. All men ought to deny their own selves and endeavor to help each other and to look for co-existence, because no man can ever be truly independent. 

e)      Nếu mọi vật đều hiện hữu tùy thuộc vào một chuỗi những nhân duyên thì cái hiện hữu đó cũng chỉ là tùy thuộc điều kiện mà thôi; không có một vật chất nào trong vũ trụ nầy có thể trường tồn hay tự tại. Do đó Đức Phật dạy rằng vô ngã là yếu tính của vạn vật, và từ đó, đưa đến một lý thuyết nữa là vạn vật đều vô thường, là điều không thể tránh: If all things owe their existence to a series of causations, their existence is a conditional one; there is no one thing in the universe that is permanent or independent. Therefore, the Buddha’s theory that selflessness is the nature of all things inevitably leads to the next theory that all things are impermanent (anitya).  

f)        Hầu hết mọi người đều dốc hết năng lực vào việc gìn giữ sự hiện hữu của mình và những tư hữu của họ. Nhưng thực ra, không thể nào tìm được trung tâm hiện hữu của nó, cũng không thể nào giữ nó đời đời được. Không vật nào là không biến chuyển, ngay cả trong một sát na. Không những nó bất ổn trong tương quan với không gian, mà nó cũng bất ổn trong tương quan với thời gian nữa. Nếu ta có thể tìm được một thế giới không có không gian và thời gian, thế giới đó mới thật là thế giới tự do chân thật, tức là Niết Bàn: Men in general seem to be giving all of their energy to preserving their own existence and their possessions. But in truth it is impossible to discover the core of their own existence, nor is it possible to preserve it forever. Even for one moment nothing can stay unchanged. Not only is it insecure in relation to space but it is also insecure in relation to time. If it were possible to discover a world which is spaceless and timeless, that would be a world of true freedom, i.e., Nirvana.

g)      Nếu như những nhà vật lý hiện đại xác nhận, không gian là một trong những số lượng biến đổi và thời gian là tương đối thì thế giới của không gian thời gian nầy là cái ngục tù mà chúng ta không thể nào thoát ra được, tức là chúng ta đã bị trói buộc trong vòng nhân quả rồi vậy: If, as the modern physicists assert, space is curved and time is relative, this world of space and time is our enclosed abode from which there is no escape; we are tied down in the cycles of cause and effect. 

h)      Khi nào con người chưa tìm được cái thế giới không bị hạn cuộc bởi thời gian và không gian, con người vẫn phải là một tạo vật khổ đau. Xác nhận rằng con người có thể đạt được cảnh giới đó, cảnh giới không bị hạn cuộc bởi thời gian và không gian là sứ mệnh của Phật Giáo: As long as men cannot discover a world which is not limited by time and space, men must be creatures of suffering. To assert that such a state, unlimited  in time and space, is attainable by man is the message of Buddhism.

i)        Lẽ dĩ nhiên không có gì có thể được xem như là không gian vô hạn và thời gian vô cùng. Ngay cả vật lý học ngày nay cũng nhìn nhận cái vô tận của thời gian và không gian. Tuy nhiên, Đức Phật đã xướng thuyết về lý tưởng Niết Bàn hay tịch diệt, theo nguyên tắc vô thường và vô ngã. Niết Bàn có nghĩa là hủy diệt sinh tử, hủy diệt thế giới dục vọng, hủy diệt những điều kiện thời gian và không gian. Sau hết, Niết Bàn có nghĩa là cảnh giới của giải thoát viên mãn. Vô ngã hay không có sự bất biến, vô thường hay không có sự trường tồn là trạng huống thật sự của sự hiện hữu của chúng ta. Niết Bàn theo nghĩa tiêu cực là hủy diệt, nhưng theo nghĩa tích cực là tròn đầy, là lý tưởng của chúng ta, ấy là sự giải thoát trọn vẹn: Of course, there is no such thing as a limitless time. Even modern physical science does not recognize infinity in time and space. However, the Buddha brought forward his ideal, Nirvana (extinction), following his theories of selflessness and impermanence. Nirvana means extinction of life and death, extinction of worldly desire, and extinction of space and time conditions. This, in the last analysis, means unfolding a world of perfect freedom. Selflessness (no substance) and impermanence (no duration) are the real state of our existence; Nirvana (negatively extinction; positively perfection) is our ideal, that is, perfect freedom, quiescence.

Vô Ngại: Apratihata (skt).

1)      Tự tại thông suốt, không trở ngại—Unhindered—Undoubted—Without doubt—Without obstacle—Resistless—Without resistance.

2)      Tự tại qua lại không trở ngại: Permeating everywhere.

3)      Tự tại thông dung thành ra một thể, như ánh đèn giao thoa hòa vào nhau: All pervasive, dynamic omnipresence which enters everywhere without hindrance light the light of a candle.

**   For more information, please see Tứ Vô

       Ngại.

Vô Ngại Đạo (Vô Gián Đạo) The way of removing all obstacles, delusions or intervention—The open or unhindered way. 

Vô Ngại Nhân:

1)      Bậc không còn bị chướng ngại: The unhindered one.

2)      Vị Phật mở cửa Niết bàn: The Buddha who unbarred the way to nirvana, which releases from all limitations.

3)      Bậc siêu phàm đã chứng ngộ chân lý niết bàn: the omnipresent one; the one who realizes nirvana-truth.

Vô Ngại Quang: Ánh sáng của Đức Phật A Di Đà, không bị che khuất bởi núi sông, sương mốc bên ngoài, cũng không bị che khuất bên trong bởi tham sân si mạn nghi tà kiến—The all pervasive light or glory of Amitabha Buddha.

Vô Ngại Quang Như Lai: Một danh hiệu khác của Đức Phật A Di Đà—Another title for Amitabha Buddha—See A Di Đà. 

Vô Ngại Trí: Trí thông đạt của Đức Phật—The omniscience of the Buddha.

Vô Nghề Nghiệp: Without profession.

Vô Nghi: Không nghi ngờ—Undoubted—Without doubt.  

Vô Nghĩa:

1)      Insignificance—Meaningless.

2)      Ungrateful.

Vô Ngôn: Không lời hay im lặng—Without words—Silent—Speechless.

Vô Ngôn Thông: Thiền Sư Vô Ngôn Thông (?-826)—Zen Master Vô Ngôn Thông (?-826)—Sư là một trong những thiền sư người Trung Hoa, nhưng  nổi tiếng tại Việt Nam vào cuối thế kỷ thứ tám. Sư là sơ tổ của phái thiền Vô Ngôn Thông ở Việt Nam. Trước khi đến Việt Nam, có người khuyên sư nên đến tìm gặp Mã Tổ, nhưng khi đến nơi thì Mã Tổ đã viên tịch. Sư tìm gặp Bách Trượng Hoài Hải xin làm đệ tử. Sau sư về trụ trì chùa Hòa An. Sau đó sư sang Việt Nam vào khoảng năm 820, trụ tại chùa Kiến Sơ, làng Phù Đổng, tỉnh Bắc Ninh. Tại đây sư diện bích suốt mấy năm mà không ai hay biết, duy chỉ có Thiền sư Cảm Thành, vị trụ trì của chùa Kiến Sơ biết được nên rất cảm phục và tôn thờ làm Thầy. Trước khi thị tịch, ngài gọi Cảm Thành lại căn dặn: “Xưa Đức Phật xuất hiện vì một đại sự nhân duyên là khai thị cho chúng sanh ngộ nhập tri kiến Phật. Trước khi nhập Niết Bàn, Ngài đã đem Chánh Pháp Nhãn truyền trao lại cho một trong những đại đệ tử của ngài là Tôn giả Ma Ha Ca Diếp. Tổ tổ truyền nhau từ đời nầy sang đời khác. Đến Tổ Đạt Ma từ Ấn Độ sang Trung Hoa truyền tâm ấn cho Tổ Huệ Khả, rồi Tổ Huệ Khả truyền cho Tổ Tăng Xán, Tổ Tăng Xán truyền cho Tổ Đạo Tín, Tổ Đạo Tín truyền cho Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn, rồi Lục Tổ Huệ Năng, Tổ Nam Nhạc Hoài Nhượng, Mã Tổ, Bách Trượng. Tổ Bách Trượng đã truyền tâm ấn cho ta. Nay ông phải vì đời sau mà hoằng dương Chánh Pháp cho thế hệ nối tiếp.” Sư thị tịch năm 826 sau Tây Lịch—He was one of the most outstanding Chinese monks; however, he was famous in Vietnam in the end of the eightth century. He was the founder of the Vô Ngôn Thông Zen Sect in Vietnam. Before going to Vietnam, someone recommended him to go to see Ma-Tsu; however, when he arrived at Ma-Tsu’s Temple, Ma-Tsu already passed away. He came to see Pai-Chang and insisted to be his disciple. Sometime later, he moved to stay at Hòa An temple in Kuang-Chou. In 820, he came to Vietnam and stayed at Kien So Temple. There he sat in meditation with face to a wall for several years, but nobody knew his practice except Cảm Thành, the abbot of Kiến Sơ Temple. Cảm Thành respected and honored him to be his master. Before passing away, he called Cảm Thành to his side and advised: “For the sake of a great cause, the Buddha appeared, for the changing beings from illusion into enlightenment. Before entering into Nirvana, he transmitted the right Dharma eye treasury (something that contains and preserves the right experience of reality) to one of his great disciples, Maha-Kasyapa. Patriarchs continued to transmit generation after generation. When Patriarch Bodhidharma came to China from India, he transmitted the Mind-seal to Hui-K’o, from Hui-K’o to Seng-Ts’an, from Seng-Ts’an to T’ao-Hsin, from T’ao-Hsin to Hung-Jung, from Hung-Jung to Hui-Neng, from Hui-Neng to Nan-Yueh-Huai-Jang, from Nan-Yueh-Huai-Jang to Ma-Tsu, from Ma-Tsu to Pai-Chang. I received the mind-seal from Pai-Chang, and now I just want to transmit it to you. Please keep expanding the Correct Dharma to the next generation.” Zen Master Vô Ngôn Thông passed away in 826 AD.  

Vô Ngôn Thuyết Đạo: Lối thuyết đạo không lời của Thông Giáo; trường phái dạy rằng nói về chư pháp tức là nói về không, quán về sự tướng các pháp tức là quán không—The way, or teaching, without speech; the school which teaches that speaking of things is speaking of nothing, or the non-existent; the acquisition of truth through contemplation without the aid of words. 

Vô Ngôn Trí: Avacana-jnanam (skt)—Nonverbal knowledge—See Bất Động Trí. 

Vô Nguyện: Wishlessness.

Vô Nhân: Without cause—Without reason—Causeless.

Vô Nhân Đạo: Brutal—Cruel---Inhuman.

Vô Nhất: Not one.

Vô Nhị Vô Tam: Theo Kinh Pháp Hoa, đạo Phật chẳng phải Nhị thừa, cũng chẳng Tam thừa, mà chỉ Nhất Thừa (trong mười phương cõi Phật; chỉ có pháp nhất thừa, không có hai cũng không có ba, trừ Phật thuyết phương tiện)—According to the Lotus Sutra, Buddhism is neither two nor three, but only one Vehicle.

Vô Nhiễm Tâm: Undeluded mind.

Vô Nhiễm Thanh Tịnh Tâm: Undeluded pure mind.

Vô Nhiệt: Anavatapta (skt)—Không có sức nóng—Heatless—No heat.

Vô Nhiệt Thiên: Anavatapta (skt)—Tầng trời thứ hai của Ngũ Tịnh Cư Thiên trong Tứ Thiền Thiên, cõi trời vô phiền vô não—Anavatapta or Atapta heaven, without heat or affliction, the second of the five pure-dwelling heavens, in the fourth dhyana heaven.

** For more information, please see Ngũ Tịnh

     Cư Thiên (2).

Vô Nhiệt Trì: Manasarovara or Manasa-saro-vara (skt)—A Nậu Đạt Trì hay hồ lạnh quanh năm. Người ta nói hồ nầy nằm về phía nam núi Gandha-madana, là nguồn của bốn con sông Hằng Hà, Ấn Hà, sông Tarim và sông Oxus—Excellent manasa lake, the lake without heat, cold lake, or lake of  No Heat.  It is said to lie south of the Gandha-madana mountains, and is erroneously reputed as the source of the four rivers Ganges, Indus, Sita (Tarim River), and Oxus.

Vô Niệm: Acinta (skt)—Thoughtlessness.

1)      Không có vọng niệm: No thought—Without a thought—Without recollection—Absence of false ideas or thoughts; apart from thought.

2)      Chánh Niệm: Correct ideas or thoughts. 

Vô Ơn: Thankless—Ungrateful.

Vô Pháp: Vô Pháp hay tánh không của vạn hữu. Vô pháp có nghĩa là sự hiểu biết chơn chánh về tánh không của ngũ uẩn, không phải vì chúng là ngũ uẩn, mà vì bản chất thật của vạn pháp là không. Theo Bát Nhã Tâm Kinh, “Ngài Quán Tự Tại Bồ Tát quán ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.” Theo Phật giáo Tiểu Thừa, ngã là sự kết hợp của ngũ uẩn hay nhiều vật chất hợp lại mà thành, nên không thật (đây là cái không tương đối). Theo Phật giáo Đại Thừa, vạn hữu giai không, từ bản chất đã là không (đây là cái không tuyệt đối)—No-Dharma or the emptiness of all phenomena. No-Dharma means true understanding that the five skandhas are empty, not only because they are aggregates, but by their very nature. According to the Heart Sutra, “the Avalokitesvara Bodhisattva illuminated the five skandhas and saw that they were empty. Thus he overcame all ills and sufferings.” In Theravada, the self is a composite, or an aggregate  of  many other elements, and is therefore empty or relative emptiness. In Mahayana Buddhism, al phenomena including the self are empty in their very nature or absolute emptiness. 

Vô Phân Biệt: Nirvikalpa (skt)—Không phân biệt—Non-discriminating.

Vô Phân Biệt Hành: Nirvikalpacara (skt)—Những hành động vô phân biệt—Deeds of non-discrimination.

Vô Phân Biệt Pháp: Avikalpa (skt)—Non-discriminating dharma—Cái lý thực tướng của chư pháp là không thể trình bày được bằng lời nói, ngôn ngữ hay bằng suy nghĩ (ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành tận diệt)—The absolute dharma underlying all particular dharmas, which cannot be described by words or thoughts; the absolute as contrasted with the relative.

Vô Phân Biệt Tâm: Nirvikalpa-jnana (skt).

(A)   Nghĩa của Vô Phân Biệt Tâm—The meaning of Non-discriminating mind: Tâm thức xa lìa vứt bỏ cái ý thức phân biệt (đạt đến trí tuệ bình đẳng chân thực)—A  mind which is free from particularization, especially from affection and feelings—Passionless. 

(B)    Loại của Vô Phân Biệt Tâm—Categories of Non-discriminating mind:

1)      Vô Phân Biệt Tâm Vô Lậu hay Chân Như: Vô phân biệt trí, tức cái trí thể hội chân như—Unconditioned or absolute non-discriminating mind, or the mind free from particularization (memory, reason, self-consciousness) as in the bhutatathata.

2)      Vô Phân Biệt Tâm Hữu Lậu: Tâm hiện lượng tư tính của cảnh bao gồm trí nhớ do suy nghĩ, lý luận và tự thức—Conditioned as in dhyana. Particularization includes memory, reason, self-consciousness.

Vô Phân Biệt Trí: Avikalpajnana or Nirvikalpajnana (skt)—Non-discriminative wisdom—Cái trí vô lậu không phân biệt. Trạng thái mà chủ thể và đối tượng không còn phân biệt—The unconditioned or passionless mind, or non-discriminative wisdom (knowledge), or the knowledge gained has no discrimination. The state where there is no distinction between subject and object—See Vô Phân Biệt Tâm (B) (1).

Vô Phân Biệt Xuất Thế Gian Trí: Nirvikalpalokottarajnanam (skt)—Cái trí xuất thế gian vô phân biệt—Non-discriminative transcendental knowledge.

Vô Phép: Discourteous—Uncivilized—Rude—Impolite.

Vô Phi: See Vô Bất.

Vô Phiền:

1)      Không còn phiền não: Free from trouble.

2)      Vô Phiền Thiên: Cõi trời Phạm Phụ thứ 13 thuộc Tứ Thiền Thiên—The thirteenth Brahmaloka, the fifth region of the fourth dhyana—See Tứ Thiền Thiên.

Vô Phúc: Unhappy—Unfortunate.

Vô Phương:

1)      No place—No where—Unlimited to place or method—Buddha’s power.

2)      To be at the end of one’s resources—Without resource.

3)      Phật Lực: Buddha’s power which is unlimited to place or method.  

Vô Quá: Sinless—Have no sin.

Vô Quả: Effectless—Have no effect. 

Vô Quang: Unilluminating.

Vô Quang Phật: Vị Phật không phát quang, không đem ánh sáng pháp để chiếu rọi nơi nơi được (Thanh Văn Duyên Giác hay Bích Chi Phật)—An Unilluminating Buddha—A Useless Buddha who gives out no light.

Vô Sanh: Anutpatti or Anutpanna (skt)—Unborn—Immortal—Not born—Uncreated—Without being born or produced—No rebirth—Not to be reborn—Non-appearance—The state without appearance—Exempt from rebirth.

1)      Từ “Vô Sanh” được dùng để diễn tả tánh của Niết Bàn. Trong Phật giáo Đại Thừa, Vô Sanh có nghĩa là sự chấm dứt dòng suy tưởng lan man không mạch lạc, qua đó chúng ta nhận biết sự biến hiện của vạn hữu, rồi từ đó chạy theo chúng—Non-Birth is a term used to describe the nature of Nirvana. In Mahayana Buddhism, No-Birth means the ‘extinction’ of the discursive thinking by which we conceive of things as arising and perishing, forming attachment to them.

2)      Theo triết học Trung Quán, Vô Sanh là chân lý của Niết Bàn không sanh không diệt, không tái sanh, hay không còn phải luân hồi sanh tử—According to the Madhyamaka philosophy, non-birth means Nirvana which is beyond birth and death or not subject to birth and death, or reincarnation.

Vô Sanh Bảo Quốc: Thiên đàng bất tử của Phật A Di Đà—The precious country beyond birth-and-death—The immortal paradise of Amitabha.

Vô Sanh Chi Sanh: Sanh của vô sanh, như Đức Phật hóa thân thị hiện nơi cõi Ta Bà—A  life that is without birth, an immortal life, a nirmanakaya, or transformation appearance of a Buddha in the world.

Vô Sanh Diệt: There is no appearance and disappearance—Without appearance and disappearance.

Vô Sanh Hối: Thiền quán tưởng lẽ vô sanh, dứt các phiền não, tránh được những tư tưởng sai trái cũng như ảo tưởng và màn vô minh che lấp Trung đạo—To meditate to prevent wrong thoughts and delusions that hinder the truth.

Vô Sinh Khởi: Anabhinirvritti (skt)—Not rising.

Vô Sanh Môn: Giáo thuyết chân lý vượt trên sanh tử tạo tác, như chân như; bất tử môn—The doctrine of reality as beyond birth or creation, i.e. that of the bhutatathata; the gate or school of immortality.

Vô Sanh Nhẫn: An trụ ở cái lý không sanh không diệt mà không động, tức là trạng thái mà trong đó không còn sự can thiệp nào nữa—The patient rest in belief in immortality, or no rebirth, the state in which interference do not arise.

** For more information, please see Vô Sanh Pháp Nhẫn in Vietnamese-English Section.

Vô Sanh Pháp: Luật không còn sanh tử, hay lý chân như và thể của Niết Bàn—The law of no rebirth, or immortality, as the fundamental law of the bhutatathata and the embodiment of nirvana.

Vô Sanh Pháp Nhẫn:

Anutpattikadharmakshanti (skt)—Nhẫn đạt được qua hiểu biết rằng tất cả mọi hiện tượng  đều không sanh. Sự hiểu biết về tánh không và vô sanh của chư Bồ Tát, những vị đã đạt được Bát Địa hay Bất Thối Địa—Realization of the Dharma of non-appearance. Calm rest, as a Bodhisattva, in the assurance of no rebirth—Tolerance of non-birth (Insight into the non-arising of dharmas—Insight into the non-origination of dharmas—Insight into the non-substantial nature of all phenomenal existence). Tolerance that comes from the knowledge that all phenomena are unborn—Insight into emptiness, the non-origination or birthlessness of things or beings realized by Bodhisattvas who have attained the eight stages to Buddhahood. When a bodhisattva realized this insight, he has attained the stage of non-retrogression.

** For more information, please see Bất khởi 

     pháp nhẫn in Vietnamese-English Section.

Vô Sanh Sám: See Vô Sanh Hối.

Vô Sanh Tạng: Kinh điển luận về chân như như Trung Luận—The scriptures which deal with the absolute, e.g. the Madhyamika-sastra.  

Vô Sanh Tâm: The mind of no rebirth.

Vô Sanh Tế: The uncreate, or absolute; the region of the eternal.

Vô Sanh Thân: Pháp thân hằng hữu—The Dharmakaya, the immortal one.

Vô Sanh Trí: Nirvana wisdom—See Thập Trí (A) (10).

Vô Sanh Vô Diệt: No birth no death.

Vô Sắc: Arupa (skt)—Formless—Without form of holding on to the illusion of contemplation. 

Vô Sắc Định: Arupya (skt)—Có bốn đẳng chí hay sự tập hợp của tâm trí thuộc cõi vô sắc—There are four mental collectednesses or samapattis belonging to the World of No-Form (arupaloka)—See Tứ Không Xứ.

Vô Sắc Giới: Arupadhatu or Arupaloka (skt).

(A)  Nghĩa của Vô Sắc Giới—The meanings of Arupaloka: Trên cõi sắc giới, nơi chỉ có tinh thần thanh tịnh, nơi không còn thân thể, không còn cung điện, không còn vật chất. Cõi trời vô sắc kéo dài không hạn định trong tứ không xứ. Cõi nầy không có vật chất của sắc pháp, mà chỉ còn thức tâm trụ nơi thiền định thâm diệu—The realm of formlessness—Being above the realm of form—Realm beyond form—The formless realm of pure spirit, where there are no bodies, places, things. Its extent is undefinable in the four empty regions (Tứ không xứ)—The heavens without form, immaterial, consisting only of mind in contemplation.

(B)  Cõi Vô Sắc Giới—The boundaries of Arupaloka: See Tứ Không Xứ.   

Vô Sắc Hành: Arupyacarin (skt)—Formless deeds—Những hành động vô hình sắc. Nghĩa chính xác của thuật ngữ nầy thật khó biết. Có lẽ nó nhằm ám chỉ đời sống ở cõi vô sắc, hay nó đồng nghĩa với vô công dụng hạnh—The exact meaning of this term is difficult to know. It may refer to the life in the world of no-form, or it is rrgarded as synonymous with “Anabhogacarya.” 

Vô Sắc Hữu: Existence in the formless or immaterial realm—See Tam Hữu (B) (3).

Vô Sắc Tham: Ham muốn trong cõi vô sắc giới, hay sự chấp vào vọng tưởng trong thiền quán—The desire in the world without form of holding on to the illusion of contemplation.

Vô Sỉ: Shameless.

Vô Sỉ Đại Trùng: Một sinh vật to lớn mà không có răng, như cọp không răng (chỉ là vô dụng mà thôi)—A toothless great creature, i.e. a toothless tiger.

Vô Song: Peerless—Matchless.

Vô Sở: Không có thứ gì—Nothing—Nowhere.

Vô Sở Bất Năng: Không có gì là không làm được, chỉ Đức Phật—Nothing he cannot do, omnipotent, the Buddha.

Vô Sở Bất Trí: Không có nơi nào là không đến được, chỉ Đức Phật—Nowhere he does not reach.

Vô Sở Đắc: Khi thể hội được chân lý vô tướng, thì trong lòng không có gì chấp trước—Nothing obtainable, the immaterial universal reality behind all phenomena.

Vô Sở Hữu: Avidyamana (skt)—Tên khác của “Không”—Non-existing—Nothing existing—The immaterial. 

Vô Sở Hữu Vọng TưởngTịch Diệt Pháp: Vikalpaviviktadharma (skt)—Cái chân lý vô tưởng và tách khỏi phân biệt—Truth which is imageless and detached from discrimination.

Vô Sở Hữu Xứ: Xứ thứ ba của Tứ Không Xứ—The state of nothing or non-existence—The third region in the realm of formlessness.

** For more information, please see Tứ Không Xứ (3).

Vô Sở Hữu Xứ Định: Akincanayatana (skt)—Thiền định đi vào cõi vô sở hữu xứ—The contemplation of the state of nothingness, or the immaterial, in which ecstasy gives place to serenity.

Vô Sở Quán: Quán về sự thật phi vật chất đằng sau mọi hiện tượng—The contemplation of the immaterial reality behind all phenomena. 

Vô Sở Trụ: Apratisthita (skt)—Không trụ vào đâu—Non-abiding—No means of staying.

Vô Sở Trước:

1)      Không bị trói buộc: Not bound by any tie, i.e. free from all influence of the passion-nature.

2)      Một danh hiệu của Đức Phật: An epithet of Buddha.

Vô Số: Asamkhyeya (skt)—Numberless—Innumerable—Numberless—Countless—Exceedingly numerous.

Vô Số Chúng Sanh: Countless sentient beings.

Vô Sư Giả: Svayambhuva (skt)—Bậc tự hiện hữu, một trong những danh hiệu của Đức Phật—Self-existing one, one of the epithets of the Buddha.

Vô Sư Trí: Giác ngộ tự đạt, không thầy chỉ dạy. Đây là trí huệ Phật—Self-attained enlightenment—Wisdom attained without a teacher—Buddha’s wisdom.

Vô Tác: Asamskrta (skt)—Vô Vi hay sự tạo tác không có nhân duyên—Pháp không nhờ hành động của thân khẩu ý—Not doing—Passive—Inactive, physically or mentally—Non-causative—Not creating—Uncreated—Not being produced—Not becoming.

**For more information, please see Asamskrta in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section. 

Vô Tác Giới: Vô Biểu Giới—Thể của ba nghiệp (thân khẩu ý) không biểu hiện mà chỉ dựa vào nhân duyên lúc tác giới nên không thấy không nghe—The tangible, invisible moral law that influences the ordinand when he receives visible ordination; i.e. the internal spiritual moral law and its influence; the visible grace of which the visible ordination is a sign.

Vô Tài: Incapable.

Vô Tàm: Ahrika (skt)—Không thấy xấu hổ khi làm việc ác (gây ra tội lỗi tự xét không thấy xấu hổ gọi là vô tàm, làm điều xấu xa trước mặt người khác mà không thấy thẹn thùng gọi là vô quí)—Without shame—Shameless.

Vô Tàm Vô Quí: No sense of shame or disgrace—Shameless.

Vô Tang: Without evidence (trace).

Vô Tâm:

(I)     Vô tâm không có nghĩa là không có tâm, vô tâm có nghĩa là cái tâm không vướng mắc—Mindless—Unintentional—Effortless action—Inconsciousness—Unconscious—Mind of non-existence—Without thought, will or purpose—The real immaterial mind free from illusions—Vô tâm does not mean that we don’t have a mind or have no mind, it does mean that we have a  mind which is free from attachment to thoughts (free from self-consciousness).

(II)  Trong Thiền Phật giáo, “Vô Tâm” diễn tả trạng thái tâm thức trước khi nhị nguyên bị phân chia bởi tư tưởng—In Zen Buddhism, “No-Mind” describes a state consciousness before the division into duality created by thought takes place.

(III)            Chỉ khi nào trong tâm không còn một vật, ấy là vô tâm. Phật dạy, trong tu tập phải lấy pháp vô tâm để chế ngự vọng tâm—Only when the mind is empty (does not have anything); thus it is called “mind of non-existence.” The Buddha taught that in cultivation, practictioners should take this mind to tame the deluded mind.  

Vô Tâm Đạo Nhân: Các bậc ẩn tu hay Thánh nhân không còn niệm tướng, sở cầu, mà chỉ chuyên tâm vào yếu pháp (Kinh Tứ Thập Nhị Chương: “Cúng dường Tam Thế Chư Phật, chẳng bằng cúng dường một vị vô tâm đạo nhân)—The hermet or saint in ecstatic contemplation, as with empty mind he becomes the receptacle of mystic influences.

Vô Tâm Tam Muội: Vô tâm định—Tam muội diệt bỏ hết những suy nghĩ phân biệt—The samadhi in which active thought has ceased.

Vô Tầm Vô Tứ Định: Avitakko (p)—Trạng thái định trong đó không còn lý luận xét đoán—Non reasoning and judgment. 

Vô Tận: Bất tận—Timeless—Inexhaustible—Without limit—Endless.

·        Quyền Giáo dùng từ “vô tận” khi nói về chân lý tuyệt đối: The temporal or functional teaching applied the term to noumenal or absolute, being considered as infinite.

·        Thực Giáo dùng từ “vô tận” khi nói về hiện tượng vô tận: The real or reliable teaching applied the term to the phenomenal, being considerd as infinite. 

Vô Tận Duyên Khởi: Một trong Tứ Duyên Sanh, tất cả các pháp cùng nhau làm duyên, hay ảnh hưởng không giới hạn của một vật trên mọi vật và của mọi vật trên một vật (theo một pháp mà dấy lên muôn pháp, duyên muôn pháp mà dấy lên một pháp hay trùng trùng duyên khởi)—Unlimited causation—Unlimited influence of everything on all things and all things on everything, one of the Hua-Yen four principal uses of conditional causation.

** For more information, please see Duyên

     Khởi, Pháp Giới Duyên Khởi, and Tứ

     Duyên Khởi.

Vô Tận Đăng:

1)      Một cây đèn làm mồi cho những cây đèn khác mà không bao giờ hết: The one lamp that is yet limitless in the lighting of other lamps.

2)      Đem pháp của một người dẫn dắt và truyền trao cho nhiều người mãi mà không hết: The influence of one disciple may be limitless and inexhaustible.

3)      Kính cứ phản chiếu mãi không hết: limitless mirrored reflections.

4)      Đèn trên bàn thờ cứ cháy mãi không tàn:  An altar light always burning.

5)      Theo Kinh Duy Ma Cật, Phẩm Bồ Tát, Ma Vương giả làm Trời Đế Thích, đem hiến một muôn hai ngàn thiên nữ cho Bồ Tát Trì Thế—According to the Vimalakirti Sutra, Chapter Bodhisattvas, a demon pretended to be Indra, offered twelve thousand goddesses (devakanya) to the Bodhisattva Ruler of the World.

·        Ma vương nói với Trì Thế: “Thưa Chánh sĩ! Xin ngài nhận một muôn hai ngàn Thiên nữ nầy để dùng hầu hạ quét tước.”—The demon said to the Ruler of the World Bodhisattva: “Bodhisattva, please take these twelve thousand goddesses who will serve you.”

·        Trì Thế nói rằng: “Nầy Kiều Thi Ca! Ông đừng cho vật phi pháp nầy, tôi là kẻ Sa Môn Thích tử, việc ấy không phải việc của tôi.”—The Ruler of the World Bodhisattva replied: “Sakra, please do not make to a monk this unclean offering which does not suit me.”

·        Nói chưa dứt lời, bỗng ông Duy Ma Cật đến nói với Trì Thế: “Đây chẳng phải là Đế Thích, mà là Ma đến khuấy nhiễu ông đấy!” Ông lại bảo ma rằng: “Các vị Thiên nữ nầy nên đem cho ta, như ta đây mới nên thọ “Even before the Ruler of the World Bodhisattva had finished speaking, Vimalakirti came and said: “He is not Sakra; he is a demon who comes to disturb you.” He then said to the demon: ‘You can give me these girls and I will keep them.”

·         Ma sợ hãi nghĩ rằng: “Có lẽ ông Duy Ma Cật đến khuấy rối ta chăng?” Ma muốn ẩn hình mà không thể ẩn, ráng hết thần lực, cũng không đi được. Liền nghe giữa hư không có tiếng rằng: “Nầy Ba Tuần! Hãy đem Thiên nữ cho ông Duy Ma Cật thì mới đi được. Ma vì sợ hãi, nên miễn cưỡng cho—The demon was frightened, and being afraid that Vimalakirti might give him trouble, he tried to make himself invisible but failed, and in spite of his use of supernatural powers he could not go away.  Suddenly a voice was heard in the air, saying:  ‘Demon, give him the girls and then you can go.’ Being scared, he gave the girls.’

·        Khi ấy ông Duy Ma Cật bảo các Thiên nữ rằng: “Ma đã đem các ngươi cho ta rồi, nay các ngươi đều phải phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Rồi ông theo căn cơ của Thiên nữ mà nói Pháp để cho phát ý đạo, và bảo rằng: “Có pháp môn Vô Tận Đăng.”—At that time, Vimalakirti said to the goddesses: “The demon has given you to me. You can now develop a mind set on the quest of supreme enlightenment.” Vimalakirti then expounded the Dharma to them urging them to seek the truth.  He declared: “There is a Dharma called Inexhaustible Lamp.” 

·        Các thiên nữ hỏi: “Thế nào là Pháp Vô Tận Đăng?”—The goddesses asked him: “What is the Inexhaustible Lamp Dharma?”

·         Ông Duy Ma Cật đáp: “Này các chị, có Pháp môn tên là Vô Tận Đăng, các chị nên học. Vô tận đăng là ví như một ngọn đèn mồi đốt trăm ngàn ngọn đèn, chỗ tối đều sáng, sáng mãi không cùng tận. Như thế đó các chị! Vả lại một vị Bồ Tát mở mang dẫn dắt trăm ngàn chúng sanh phát tâm Bồ Đề, đạo tâm của mình cũng chẳng bị tiêu mất, tùy nói Pháp gì đều thêm lợi ích cho các Pháp lành, đó gọi là Vô Tận Đăng. Các chị dầu ở cung ma mà dùng Pháp môn Vô Tận Đăng nầy làm cho vô số Thiên nữ phát tâm Vô thượng Chánh Đẳng Chánh giác, đó là báo ơn Phật, cũng là làm lợi ích cho tất cả chúng sanh.”—Vimalakirti replied: ‘Sisters, there is a Dharma called the Inexhaustible Lamp which you should study and practice.  For instance, a lamp can (be used to) light up hundreds and thousands of other lamps; darkness will thus be bright and this brightness will be inexhaustible.  So, sisters, a Bodhisattva should guide and convert hundreds and thousands of living beings so that they all develop the mind set on supreme enlightenment; thus his deep thought (of enlightening others) is, likewise, inexhaustible.  His expounding of the Dharma will then increase in all excellent Dharmas; this is called the Inexhaustible Lamp.  Although you will be staying at the demon’s palace you should use this Inexhaustible Lamp to guide countless sons and daughters of devas to develop their minds set on supreme enlightenment, in order to repay your debt of gratitude to the Buddha, and also for the benefit of all living beings.’

·         Bấy giờ các Thiên nữ cúi đầu đảnh lễ dưới chân ông Duy Ma Cật—The devas  daughters bowed their heads at Vimalakirti’s feet. 

Vô Tận Hải: Phật pháp vô tận ví như biển cả rộng lớn—The Buddha-truth as inexhaustible as the ocean.

Vô Tận Tạng: Đức bao hàm vô tận—The inexhaustible treasury.

Vô Tận Ý: Inexhaustible intention, or meaning.

Vô Tận Ý Bồ Tát: Tên của ngài A Sai Mạt Để Bồ Tát mà Đức Phật nói đến trong Kinh Pháp Hoa, Phẩm Quán Thế Âm—Infinite Resolve Bodhisattva, name of Aksayamati, a bodhisattva to whom sakyamuni is supposed to have addressed the Avalokitesvara chapter in the Lotus Sutra.  

Vô Tế: Không biên tế—Unlimited—Boundless.

Vô Thanh Lậu:

1)      Một loại đồng hồ nước không gây ra tiếng động: The silent clepsydra.

2)      Một loại nhang được làm theo những mẫu tự cổ dùng chỉ thời gian khi được đốt lên: Incense in the shape of ancient characters used to indicate the time.

Vô Thắng: Ajita (skt)—Invincible—Unsurpassed.

Vô Thắng Quốc: Vô Thắng Quốc hay Tây Phương Tịnh Độ tọa lạc về phía tây của vũ trụ—The Unexcelled land—The Pure Land located west of this universe.

Vô Thần: Atheistic—Đôi khi người ta nói Phật Giáo là “Vô Thần” hay là một “tôn giáo không có thần linh.” Tuy nhiên, những lời Phật dạy về “Lục Đạo” đã xua tan quan niệm ấy, vì trong lục đạo, Đức Phật đã nói rõ ràng có chư Thiên, nhưng chư Thiên trong Phật giáo không phải là những vị Thần với quyền năng tối thượng sáng tạo vũ trụ, hay thưởng phạt chúng sanh. Theo Phật giáo, các vị thần có thể được tôn thờ nhằm cho những phước lạc có giới hạn của trần gian, nhưng chính các chư thiên nầy cũng vô thường và tầm thường, không thể thỏa mãn cho việc cầu xin liên hệ tới giải thoát hay Niết Bàn, vốn là những thứ siêu thế gian mà chính họ chưa bao giờ chứng đắc. Bất quá Phật giáo chỉ là vô thần trong ý nghĩ rằng Phật giáo phê bác lý thuyết về một nguyên nhân “Đầu Tiên,” một Thượng đế sáng tạo—It is sometimes said that Buddhism is “atheistic” or a “godless religion.” However,  the Buddha’s teaching about “the six realms of existence” should surely disperse this notion. The Buddha states clearly that there exists a so-called “the realm of gods” in Buddhism, but gods in Buddhism are not those with almighty powers who can create the universe, or who can reward or punish other creatures. According to Buddhism, the gods may be worshipped for limited and worldly blessings but being impermanent and worldly themselves, they cannot grant prayers concerned with that freedom or Nirvana which is supermundane and which they have not gained. Buddhism is only atheistic  in the sense that it rejects as false the theory of First Cause, a Creator God. 

Vô Thể: Bodiless.

Vô Thọ: Without love, craving, attachment.

Vô Thủy: Không có cái ban đầu, như  mắt xích luân hồi sanh tử (đời nay là do cái nhân đời trước, đời trước là do cái nhân đời trước nữa, cứ thế mà suy mãi lên sẽ thấy là không có sự bắt đầu)—Without beginning, as in the chain of transmigration.

Vô Thủy Dĩ Lai: Từ lúc hay trước thời khởi thủy—From or before the very beginning.

Vô Thủy Gián Cách: See Vô Thủy Vô Minh.

Vô Thủy Khoáng Kiếp: Luân hồi sanh tử không có khởi thủy, mà trải qua nhiều niên kiếp xa xôi dằng dặc—Transmigration which has existed without beginning through vast kalpas.

Vô Thủy Không:

1)      Vô Thủy và Không: Without beginning and unreal.

2)      Tánh “không” không có khởi thủy: The “void” is without beginning, the abstract idea of without beginning.

Vô Thủy Vô Biên: Chân lý Phật pháp không có khởi thủy mà cũng không có sự chấm dứt—The Buddha-truth is without beginning and infinite. 

Vô Thủy Vô Chung: Without beginning and without end—Vòng sanh tử luân hồi vô thủy vô chung—The cycle of birth and death or transmigration is without beginning or end.

Vô Thủy Vô Minh: Căn Bản Vô Minh—Nguyên Phẩm Vô Minh.

1)      Nguyên Phẩm Vô Minh: Hoặc thể căn bản  của luân hồi sanh tử không có sự bắt đầu (không thấu đạt được cái lý tính bình đẳng pháp giới). —Primal ignorance—The period of unenlightenment or ignorance without beginning.

2)      Gián Cách Vô Minh: Luân hồi sanh tử không có sự bắt đầu; theo luật nhân quả thì tất cả các pháp hữu vi đều là nhân duyên sanh (quả của hiện tại là do nhân của thời trước mà sanh ra), không thể nào có sự bắt đầu—The period of transmigration which has no beginning; since under the law of causality everything has a cause, therefore no beginning is possible; for if there were a beginning it would be without a cause, which is impossible.

3)      Vọng Chân Đồng Thể: Căn bản vô minh và chân như đều cùng một thể—Primal ignorance is without beginning; and the bhutatathata is without beginning, the two terms connoting the same idea.  

Vô Thức: Unconsciousness.

Vô Thường: Anitya (skt)—Anicca (p)—Impermanence—Ephemeral.

1)      Vô thường nghĩa là không thường, không mãi mãi ở yên trong một trạng thái nhất định mà luôn thay hình đổi dạng. Đi từ trạng thái hình thành, cao to, thấp nhỏ, tan rã, vân vân, đạo Phật gọi đây là những giai đoạn thay đổi đó là thành trụ hoại không. Tất cả sự vật trong vũ trụ, từ nhỏ như hạt cát, thân con người, đến lớn như trái đất, mặt trăng, mặt trời đều nằm trong định luật vô thường—Anitya is the state of not being permanent, of lasting or existing only for a short time, of changing continually. Physical changes operating from the state of formation, to that of development, decay and disintegration are exact manifestations of the law of transformation. All things in the universe, from the small grain of sand, the human body, to the big one such as the earth, moon and sun are governed by the aove law, and as such, must come through these four periods. This process of changes characterizes impermanence. 

2)      Mọi vật trên đời nầy đều phải thay đổi và hoại diệt; không vật gì thường hằng dù chỉ trong phút giây, hay sát na ngắn ngủi. Mọi vật, mọi hiện tượng đều phải qua giai đoạn sanh, trụ, dị, diệt. Kinh Kim Cang dạy: “Nhứt thiết hữu vi pháp, như mộng, huyễn, bào, ảnh, như lộ diệc như điện, ưng tác như thị quán.” Nghĩa là hãy xem các pháp hữu vi, nào khác chi bóng bọt, điểm sương, quán xem tất cả vô thường, sanh sanh diệt diệt như tuồng chớp chăng.” Quán chiếu được sự vô thường của vạn hữu sẽ giúp chúng ta không bị trói buộc bởi sự vật của thế gian—The characteristics of Impermanence—Everything in this world is subject to change and perish; nothing remains constant for even a single ksatna or short moment. Everything, every phenomenon passes through a period of birth, maturity, transformation, and destruction. The Diamond Sutra taught: “Just examine the various conditioned dharma, it is no different than a bubble or dwedrop; observe and realize everything is impermanent, births and deaths are like lightning flashes.” Contemplation on the impermanence of things will help us prevent from being imprisoned by the things of the world. 

3)      Phật tử chơn thuần nên luôn thức tỉnh rằng: “Muôn vật ở đời vốn không bền vững.” Chung quy cũng nằm trong bốn lẽ “Thành, Trụ, Hoại, Không” mà thôi. Hễ có sanh ra, tức nhiên là có trụ nơi đời một thời gian nào đó, kế đến bị hư hoại đi vào kết cuộc quy về nơi cát bụi. Do tỉnh ngộ như vậy, chúng ta mới thấy thuyết “vô thường” mà Đức Phật đã từng tuyên dạy trong kinh điển là đúng. Bao nhiêu công danh, phú quý, thành đạt trong quá khứ, rốt rồi những thứ nầy có khác nào một giấc mơ hoa. Phật tử chơn thuần phải biết quyền biến, tùy duyên, an nhẫn thì rất có thể các nghịch cảnh, khổ não được chuyển biến thành thuận cảnh. Mọi vật trên đời nầy nếu đã có mang cái tướng hữu vi, ắt có ngày hoại diệt. Đời người cũng thế, hễ có sanh là có tử, tuy nói trăm năm, nhưng so với vũ trụ thì có khác nào ánh điển chớp, hay thoáng tựa sương tan, như hoa hiện trong gương, như trăng lồng đáy nước, như hơi thở mong manh, chứ nào có bền lâu? Tấm thân yêu quý nhứt nầy của chúng ta mà chúng ta còn không thể giữ cho trẻ trung, mạnh khỏe mãi được, mà phải bị đến cái thời chịu các mối khổ sanh, già, bệnh, chết. Thế mới biết tất cả sự vật trên đời nầy đều là vô thường, giả tạm, như mộng, như huyễn, như bọt nước mà thôi. Hết nắng lại mưa, hết mưa trời tạnh, hết mạnh rồi đau, hết vui rồi buồn, hết hợp rồi tan, hết vinh rồi nhục, hết lên xe rồi xuống ngựa, sông dài lúc phẳng lặng, lúc lên thác xuống ghềnh. Phật tử chơn thuần nên luôn biết lẽ vô thường, phải luôn cố gắng tu tập, phải cố gắng biến các nghịch cảnh rủi ro cũng như các điều trở ngại cho mình và cho người thành những hoàn cảnh thuận lợi; phải luôn thức tỉnh, bỏ mê theo ngộ mà lập tâm thêm vững mạnh trên bước đường tu—Sincere Buddhists should always be awakened and realize: “Nothing in this world lasts forever.” In the end, everything is a part of the cycle of “Formation, Existence, Decadence, and Emptiness.” If there is birth, naturally, there will be existence for a certain amount of time, then decay will come, and, in the end, return to dirt and sand. Because we are awakened to these conditions of life, we begin realizing the theory  of “Impermanence” the Buddha taught in the sutras is accurate. No matter how much glory, wealth, or success was achieved in the past, in the end, these accomplishments are not any different than a beautiful dream. Sincere Buddhists should know how to adapt and make best of their situations, able cleverly to tolerate and endure various conditions and circumstances of life, then they may be able to transform misfortunes, failures, and sufferings into blessings and happiness.  Everything in life, if it has form characteristics, then, inevitably, one day it will be destroyed. A human life is the same way, if there is life, there must be death. Even though we say a hundred years, it passes by in a flash, like lightning streaking across the sky, like a flower’s blossom, like the image of the moon at the bottom of lake, like a short breath, what is really eternal?  Even our dear bodies, we are unable to maintain its youth, health, and vitality forever because it must endure inevitable sufferings, deterioration, old age, sickness, and death. Everything in life is impermanent, artificial, dream-like, and transient like a bubble in water. After the sunshine, there is rain; after rain there is cessation; after health there is sickness; after happiness there is sadness; after being together there is being apart; after success there is failure; after rise there is fall. Along the long river some stretch are straight, others curve; sometimes it is quite peaceful, other times turbulent and chaotic. Sincere Buddhists should always remember the impermanence of all things, should always try to cultivate, should always turn your misfortunes and setbacks as well as obstacles into advantageous situations; should always awaken, abandon ignorance to see the light of enlightenment, and become more determined to solidify your mind to make firm progress on your cultivated path.   

Vô Thường Ấn: Mudda-aniccam (p)—Vô thường ấn là một trong tam pháp ấn—The mark of impermanence, one of the three dharma-seals—See Tam Pháp Ấn. 

Vô Thường Chóng Qua, Sống Chết Đại Sự, Đừng Để Thời Gian Luống Qua Vô Ích: The wave of impermanence is swift, the issue of life and death is great, try not to let the time pass by in vain (without any cultivation for yourself).

Vô Thường Chung: Chuông dùng để đánh lên khi có người lâm chung trong tự viện—The passing bell, or gong, for the dying.

Vô Thường Điểu: Tên một loài chim khóc tiếng vô thường (chim Đỗ Quyên ở cõi Minh Độ)—The bird which cries of impermanence, messenger of the shades, the goat sucker

Vô Thường Đường: See Niết Bàn Đường.

Vô Thường Khánh: See Vô Thường Chung.

Vô Thường, Khổ, Không, Vô Ngã:

1)      Vô Thường: Impermanent.

2)      Khổ: Suffering.

3)      Không: Empty.

4)      Vô Ngã: Non-ego.

Vô Thường Thân: The teporal body of the Buddha.   

Vô Thường Viện: Vô Thường Đường—Diên Thọ Đường—Niết Bàn Đường—The nirvana hall—See Niết Bàn Đường.

Vô Thường Y: Như Lai là chỗ dựa (chỗ y nương) cho hết thảy chúng sanh—The reliance of the impermanent, i.e. Buddha, upon whom mortals can rely.

Vô Thượng: Anuttara (skt)—Unsurpassed—Excellent—Unexcelled—Supreme—Peerless.

Vô Thượng Bồ Đề: Giác ngộ Bồ Đề mà Phật đã đạt được—The supreme bodhi or enlightenment of the Buddha.

** For more information, please see Tam

     Chủng Bồ Đề.

Vô Thượng Chánh Biến Tri: Anuttara-samyak-sambodhi (skt)—A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề (Đạo không có cái gì lớn hơn được là vô thượng; đạo chân chánh, không pháp nào là không biết được gọi là chánh biến tri)—Sự giác ngộ hoàn toàn và tối thượng. Toàn trí thông hiểu chân lý chỉ đạt được nơi Phật—Supreme perfect enlightenment or wisdom—Unexcelled perfect enlightenment—The perfect wisdom which comprehends truth that is attained only by a Buddha.

Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh giác: Anuttara-samyaksambodhi (skt)—The supreme right and balanced state of Bodhi (truth)—The supreme balanced and right state of truth.

** For more information, please see Auttara-samyak-sambodhi in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section. 

Vô Thượng Chánh đẳng Giác: See Vô Thượng Chánh đẳng Chánh giác in Vietnamese-English Section.

Vô Thượng Diệu Giác: Giác thể mà Như Lai sở đắc là không ai hơn được và không thể nghĩ bàn—The supreme mystic enlightenment.

Vô Thượng Đạo: Đạo mà Đấng Như Lai chứng đắc không thể ai hơn được—The supreme way or truth of the Buddha.

Vô Thượng Đăng: Đèn Niết bàn xua tan bóng tối của dục vọng và ảo ảnh—The supreme lamp—Nirvana lamp that disperse the gloom of passion-illusion.

Vọ Thượng Giác: See Vô Thượng Bồ Đề.

Vô Thượng Giác Ngộ: Supreme enlightenment.

Vô Thượng Huệ: Trí huệ vô thượng của Đức Phật—The supreme wisdom, that of Buddha.

Vô Thượng Lưỡng Túc Tôn: Đấng Hai Chân Vô Thượng—The Peerless Two-Legged Honored One.

Vô Thượng Nhãn: Vô thượng nhãn có thể biện biệt ý nghĩa sâu kín bên trong của vạn hữu—The supreme eye, able to discern the inward significance of all things.

Vô Thượng Nhẫn:

1)      Pháp Nhẫn hay trí huệ có thể tiếp thụ chân lý: Highest patient equanimity in receiving the truth.

2)      Tin nơi lý vô thường không chút nghi ngờ: To believe the truth of permanence without doubt. 

Vô Thượng Niết Bàn: Quả Niết Bàn, không quả nào hơn được, đối lại với niết bàn Tiểu thừa—The supreme nirvana, that of Mahayana in contrast with the inferior nirvana of Hinayana.

Vô Thượng Pháp: Theo Trí Độ Luận, Vô Thượng Pháp có nghĩa là Niết Bàn (trong các pháp không có pháp nào hơn được Niết Bàn)—According to the sastra on the Mha-Prajna Sastra, the supreme dharma is the nirvana.

Vô Thượng Pháp Luân: Như Lai thuyết pháp giáo hóa chư Bồ Tát—The supreme Buddha’s Dharma, the peaching or propagation.

Vô Thượng Pháp Vương: Một danh hiệu của Đức Như Lai—A title of Buddha.

Vô Thượng Phước Điền: The supreme garment of the field of blessedness, i.e. good works.

Vô Thượng Sĩ: Vô Thượng Sĩ, một trong mười danh hiệu của Phật—The supreme master—The  peerless nobleman, the Buddha, one of the ten titles of the Buddha.

Vô Thượng Tàm Quý Y: Y áo của chư Tăng Ni (khi mặc nó vào nó nhắc nhở người mặc luôn biết tàm quý mỗi khi làm điều sai trái)—The supreme garment of sensitiveness to the shameful, the monk’s robe.

Vô Thượng Tôn: The Peerless Honored One.

Vô Thượng Thắng Trưởng Giả: The Elder Unsurpassed Victory.

Vô Thượng Thừa: The most supreme Vehicle—Mahayana—See Đại Thừa.

Vô Thượng Thượng: Vô thượng thượng là chân vị giải thoát, như đấng Như Lai—Above the supreme, the supreme of the supreme, i.e. Buddha.

Vô Thượng Thượng Thừa: Đại Thừa—The most supreme vehicle—See Đại Thừa.

Vô Tiền Khoáng Hậu: Unprecedented

Vô Tính: Tất cả các pháp không có thực thể của riêng nó nên gọi là vô tính—Without nature—Without characteristics or qualities, absolute in itself—Absence of the mind or nature. Nothing has an independent nature of its own. 

Vô Tính Hữu Tình: Một trong năm tính được Pháp Tướng Tông nói đến—One of the five natures in the doctrine of the Dharmalaksana school—See Ngũ Tính (A) (5).

Vô Tình (a): Involuntary.

Vô Tình (Chúng Sanh): Inanimate.

Vô Trạch Địa Ngục: See Vô Gián Địa Ngục.

Vô Tranh: Không cải, không dính dấp gì đến mọi vật, mà chỉ an trụ nơi “Không Lý.”—Without strife, debate or contradiction; passionless; abiding in the “empty” or spiritual life without debate, or without striving with others.

Vô Tranh Tam Muội: Thiền định an trụ nơi không lý, không tranh luận với kẻ khác—The samadhi in which there is absence of debate or disputation, or distinction of self and other.

Vô Trần: Không vướng bụi trần hay không vướng các pháp của tam giới—Dustless—Immaterial—Pure—Without an atom of the material or unclean.

Vô Trần Pháp Giới: The immaterial realm out of which all things come. 

Vô Tri:

1)      Sự ngu ám không biết rõ sự lý: Ignorant—Absence of perception.

2)      Chân trí tối thượng tịch tĩnh, dứt bỏ mọi phân biệt: Ultimate wisdom considered as static, and independent of differentiation.

Vô Trí: Lacking wisdom.

Vô Trụ: Apratshthita (skt)—Vạn hữu không có tánh độc lập của nó, chúng không có sự hiện hữu thật sự như một thực thể riêng biệt, nên không bám víu vào đâu (chỉ tùy theo duyên mà nổi lên)—Not abiding—Impermanence—Things having no independent nature of their own, they have no real existence as separate entities

Vô Trụ Tam Muội: Tam muội quán chiếu chư pháp là tạm bợ và chóng phai mờ—The samadhi which contemplates all things as temporal and evanescent.

Vô Trụ Xứ Niết Bàn: Phật tại Niết Bàn tự do toàn vẹn, muốn sống bất cứ nơi nào tùy ý. Ngài có thể làm bất cứ cách nào Ngài muốn, và vì rằng Ngài không có trụ xứ cố định, nên Niết Bàn của Ngài được gọi là “Vô Trụ Xứ Niết Bàn.”—The Buddha in Nirvana has a perfect freedom to live any where he pleases; he can act in whatever way he wishes and on that account he has no fixed abode and his Nirvana is called the ‘Nirvana of No Abode.”

Vô Trước:

1)      Không chấp trước đối với sự vật hay không vướng mắc vào bất cứ thứ gì—Unattached—Free—Not in bondage to anything.

2)      Tên của Ngài Vô Trước, anh của ngài Thiên Thân Bồ Tát (Thế Thân)—Name of Asanga, brother of Vasubandhu—Vô Trước Bồ Tát, một cư dân của xứ Kiện Đà La, nhưng hầu hết thời gian ông sống ở Ayodhya, ông sống khoảng thế kỷ thứ tư sau Tây Lịch, tức khoảng 1.000 năm sau khi Phật nhập diệt. Thật ra họ gồm có ba anh em, trong đó, Vô Trước là anh cả, người thứ hai là Thế Thân, còn người em út là Virincivatsa. Người ta nói ngài là người đã chuyển hóa và giúp cho Thế Thân trở thành Phật tử Đại thừa. Đầu tiên ông là đệ tử của phái Mahisasaka (trường phái nầy tách rời khỏi phái Vibhaiyavadin vào khoảng thế kỷ thứ hai sau Tây Lịch), nhưng sau đó ông sáng lập phái Du Già hay Mật Giáo với giáo lý căn bản là bộ Du Già Sư Địa Luận do ông trước tác, có thuyết nói Phật Di Lặc trên cõi Trời Đâu Suất đã thuyết cho ông ghi lại bộ luận nầy. Có thể nói rằng hai anh em Vô Trước và Thế Thân là những nhà tư tưởng có đầu óc sáng tạo, đã tạo nên điều có thể gọi là thời kỳ kinh điển của triết học Phật giáo. Các tác phẩm quan trọng nhất của Vô Trước là Đại Thừa Nhiếp Luận (Mahayana-sampari-graha), Du Già Sư Địa Luận (Yogacara-bhmi-sastra), Đại Thừa Trang Nghiêm Kinh Luận (Mahayana-sutralankara), . Hai cuốn sau cùng là những cuốn sách quan trọng nhất xét về mặt đạo lý và giáo lý. Cuốn Du Già Sư Địa Luận nguyên bản tiếng Phạn được Rahul-Sankrityayan tìm thấy, được phân ra làm mười bảy ‘địa’ và mô tả chi tiết con đường giới luật theo trường phái Duy Thức Du Già, là một công trình liên liên kết giữa Vô Trước và Thầy của ngài là Maitreyanatha. Maitreyanatha thì viết còn Vô trước thì chú giải—Asanga Bodhisattva (a native of Gandhara, but lived mostly in Ayodhya, presently Oudh), who lived a thousand years after the Nirvana, probably the fourth century A.D. Asanga and Vasubandhu were born in Purusapura in the Gandhara country. They belonged to a Brahmin family of Kausika  and were well versed in Brahminical learning. They were educated in Kashmir where they studied the Vibhasa-sastra. They were in fact three brothers, of whom Asanga was the eldest. Vasubandhu was the second brother, while the youngest was called Virincivatsa. He is said to be the one who helped converted Vasubandhu to Mahayana. He was the first follower of the Mahisasaka school, but founded the Yogacarya or Tantric school with his Yogacarabhumi-sastra, which is said to have been dictated to him by Maitreya in the Tusita heaven. We can say that both Asanga and Vasubandhu are among creative thinkers who brought about what may be called the classical age of Buddhist philosophy. The most important works of Asanga are the Mahayana-samparigraha, the Prakarana-aryavaca, the Yogacara-bhumi-sastra, and the Mahayana sutralankara. The last two works are most important from the ethical and doctrinal points of view. The Yogacara-bhumi-sastra, which in its original Sanskrit form has been discovered by Rahul-Sankrityayan, is divided into seventeen bhumis and describes in detail the path of discipline according to the Yogacara school. The Mahayana-sutralankara is the joint work of Asanga and his teacher Meitrayanatha. The Karikas were written by Maitreyanatha and their commentary by Asanga.

Vô Trước Hành: Các hành viên dung không chướng ngại—Unfettered action, power to overcome all obstacles.

** For more information, please see Thập

     Hạnh (7).

Vô Trước Thiên Thân Tông: Tông Pháp Tướng do hai ngài Vô Trước và Thiên Thân sáng lập—The school of Asanga and Vasubandhu, or Mahayana Dharmalaksana school.

**   For more information, please see Asanga, and Vasubandhu in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section; and Pháp Tướng Tông in Vietnamese-English Section.

Vô Tư: Impartial.

Vô Tư Cách: Disqualification.

Vô Tư Duy Biện Luận: Avicara (p)—Non discursive thinking.

Vô Tư Lự: Free from care—Free-minded.

Vô Tự Tính: Asvabhava (skt)—Không có tự tính. Tất cả các pháp đều là nhân duyên pháp chứ không có tự tính—Without self-nature—Without a nature of its own—No individual nature—No own nature—Not made out of itself. All things are without individual nature or independent existence, being composed of elements which disintegrate. 

Vô Tướng: Na-vidyate, or Nirabhasa, or Animitta, or Alakshana (skt)—Formlessness or imagelessness oe shadowlessness.

1)      Không có hình tướng: Formless—Signlessness—Without appearance, form, or sign—No marks or characteristics—Nothingness—Have no existence—Is not found—Does not occur.

2)      Chân lý dứt tuyệt mọi tướng—Absolute truth as having no differentiated ideas.

3)      Niết Bàn: Nirvana.

**    For more information, please see

        Nirabhasa, and Animitta in Sanskrit/Pali-

        Vietnamese Section.

Vô Tướng Bồ Đề: Tự chứng đắc giác ngộ bồ đề chứ không học nơi ai mà được—The enlightenment of seclusion, obtained by oneself, or of nirvana, or of nothingness, or of immateriality.

Vô Tướng Đạo: Animittapatha or Animittadishthana (skt)—Vô tướng đạo hay vô tướng xứ, nghĩa là con đường hay chỗ ở của vô tướng—Abode of formlessness.

Vô Tướng Định: Nirabhasa (skt)—Dịnh không khởi lên một dấu hiệu nào về hình ảnh—Concentration on the signless (imageless).

Vô Tướng Gia Hạnh Chướng: The continuance of activity even in the formless world.

Vô Tướng Giải Thoát Môn: Niết Bàn giải thoát, tam muội thứ nhì trong ba tam muội—The nirvana type of liberation, the second of the three samadhis.

** For more information, please see Tam Tam Muội.

Vô Tướng Giới: See Ly Tướng Giới.

Vô Tướng Hảo Phật:

1)      See Vô Tướng Phật.

2)      Ưu Ba Cúc Đa, vị tổ Ấn Độ thứ tư: Upagupta, the fourth patriarch in India—See Nhị Thập Bát Tổ Ấn Độ.

Vô Tướng Lạc: Animittasukha (skt)—Sự an lạc của vô tướng, hay cái hạnh phúc của sự không có hình tướng. Một vị Bồ Tát sẽ luôn làm cho mình hưởng đúng cái hạnh phúc vô tướng và cũng làm cho người khác an trú đúng trong Đại Thừa—Bliss of formlessness. A Bodhisattva will always make himself properly enjoy the bliss of formlessness, and will also make others properly abide in the Mahayana.

Vô Tướng Phật: Phật không có 32 tướng hảo hay 80 tướng tốt, như ngài Long Thọ---Nirkasana Buddha—Alaksana Buddha—The Buddha without thirty two or eighty marks, i.e. Nagarjuna.

Vô Tướng Phước Điền Y: Áo cà sa. Y phục xuất thế, xa lìa các tướng hữu vi thế nhiễm—The garment of nothingness for cultivating the field of blessing, i.e. the robe which separates the monk from earthly contamination.

Vô Tướng Tam Quy Y Giới: Trong Kinh Pháp Bào Đàn, Lục Tổ Huệ Năng dạy về Vô Tướng Tam Quy-Y Giới như sau: “Nầy thiện tri thức! Quy y giác lưỡng túc tôn, quy y chánh ly dục tôn, quy y tịnh chúng trung tôn. Từ ngày nay trở đi xưng ‘Giác’ làm thầy, lại chẳng quy y tà ma ngoại đạo, dùng tự tánh Tam Bảo thường tự chứng minh, khuyên thiện tri thức quy y tự tánh Tam Bảo. Phật là ‘Giác’ vậy, Pháp là ‘Chánh’ vậy, Tăng là ‘Tịnh’ vậy. Tự tâm quy y Giác, tà mê chẳng sanh, thiểu dục tri túc hay lìa tài sắc, gọi là Lưỡng Túc Tôn. Tự tâm quy y Chánh, niệm niệm không tà kiến, vì không tà kiến tức là không nhơn ngã cống cao, tham ái, chấp trước, gọi là Ly Dục Tôn. Tự tâm quy y Tịnh, tất cả cảnh giới trần lao ái dục, tự tánh đều không nhiễm trước, gọi là Chúng Trung Tôn. Nếu tu hạnh nầy, ấy là tự quy y. Phàm phu không hiểu, từ sáng đến tối, thọ tam quy giới, nếu nói quy y Phật, Phật ở chỗ nào? Nếu chẳng thấy Phật thì nương vào chỗ nào mà quy, nói lại thành vọng. Nầy thiện tri thức! Mỗi người tự quan sát, chớ lầm dụng tâm, kinh văn rõ ràng, nói tự quy y Phật, chẳng nói quy y với Phật khác, tự Phật mà chẳng quy, thì không có chỗ nào mà y được. Nay đã tự ngộ, mỗi người phải quy y tự tâm Tam Bảo, trong thì điều hòa tâm tánh, ngoài thì cung kính mọi người, ấy là tự quy y vậy.”—In the Dharma Jewel Platform Sutra, the Sixth Patriarch taught about the Precepts of the Triple Refuge That Has No Mark as follows: “Good Knowing Advisors, take refuge with the enlightened, the honored, the doubly complete. Take refuge with the right, the honored that is apart from desire. Take refuge with the pure, the honored among the multitudes. ‘From this day forward, we call enlightenment our master and will never again take refuge with deviant demons or outside religions. We constantly enlighten ourselves by means of the Triple Jewel of our own self-nature.’ Good Knowing Advisors, I exhort you all to take refuge with the Triple Jewel of your own nature: the Buddha, which is enlightenment; the Dharma, which is right; and the Sangha, which is pure. When your mind takes refuge with enlightenment, deviant confusion does not arise. Desire decreases, so that you know contentment and are able to keep away from wealth and from the opposite sex. That is called the honored, the doubly complete. When your mind takes refuge with what is right, there are no deviant views in any of your thoughts. because there are no deviant views, there is no self, other, arrogance, greed, love, or attachment. That is called the honored that is apart from desire. When your own mind takes refuge with the pure, your self-nature is not stained by attachment to any state of defilement, desire or love. That is called the honored among the multitudes. If you cultivate this practice, you take refuge with yourself.  Common people do not understand that, and so, from morning to night, they take the triple-refuge precepts. They say they take refuge with the Buddha, but where is the Buddha? If they cannot see the Buddha, how can they return to him? Their talk is absurd. Good Knowing Advisors, each of you examine yourselves. Do not make wrong use of the mind. The Avatamsaka Sutra clearly states that you should take refuge with your own Buddha, not with some other Buddha. If you do not take refuge with the Buddha in yourself, there is no one you can rely on. Now that you are self-awakened, you should each take refuge with the Triple Jewel of your own mind. Within yourself, regulate your mind and nature; outside yourself, respect others. That is to take refuge with yourself.”

Vô Tướng Sám Hối: Thế nào gọi là sám? Thế nào gọi là hối? Sám là sám những lỗi về trước, từ trước có những nghiệp ác ngu mê, kiêu cuống, tật đố, vân vân, các tội thảy đều sám hết, hằng không khởi lại, gọi đó là sám. Hối là hối những lỗi về sau, từ nay về sau có những nghiệp ác ngu mê, kiêu cuống, tật đố, vân vân, các tội nay đã giác ngộ, thảy đều hằng đoạn, lại không tạo lại, ấy gọi là hối, nên gọi là sám hối. Người phàm phu ngu mê, chỉ biết sám lỗi trước, chẳng biết hối lỗi sau, do vì không hối nên tội trước chẳng diệt, lỗi sau lại sanh. Tội trước đã chẳng diệt, lỗi sau lại sanh, sao gọi là sám hối được—What is repentance and what is reform? Repentance is to repent of past errors, to repent so completely of all bad actions done in the past out of stupidity, confusion, arrogance, deceit, jealousy, and other such offenses, that they never arise again. Reform is to refrain from such transgressions in the future. Awakening and cutting off such offenses completely and never committing them again is called repentance and reform. Common people, stupid and confused, know only how to repent of former errors and do not know how to reform and refrain from transgressions in the future. Because they do not reform, their former errors are not wiped away, and they will occur in the future. If former errors are not wiped away and transgressions are again committed, how can that be called repentance and reform?”

Vô Tướng Tông: Vô Tướng Đại Thừa—Vô Tướng Giáo—Vô Tướng Không Giáo—Tông Tam Luận cho rằng “y tha vạn pháp duyên sinh tức không” (trong khi Pháp Tướng Tông cho rằng “y tha vạn pháp duyên sinh phi không”)—The San-Lun or Madhyamika school because of its “nihilism”

Vô Tướng Tri Thức: Nirabhasa-buddhi (skt)—The shadowless (imageless) awareness.

Vô Tướng Vô Lượng: Cái gì không có hình tướng và không thể đo lường được thì gọi là “tế”—That which is without form and measurement is called “fine” or “impalpable.”

Vô Tướng Y: Y áo không có hình tướng bên ngoài—The robe without form—Áo cà sa không có hình tướng, mà chỉ mà một mảnh vải vuông—The Kasaya is without form in the sense that is simple a square sheet of cloth. 

Vô Tưởng: Asannasatto (p)—Asamjni (skt)—Không còn suy tưởng—Without thought—Absence of thinking—Senseless—Not having full consciousness—Non-conscious—Non-perception.

Vô Tưởng Định: Phép thiền định diệt tất cả tâm tưởng—The concentration in which all thinking ceases, in the desire to enter avrha.

Vô Tưởng Giới: Vô tưởng xứ, cõi trời thứ tư trong Tứ thiền thiên, nơi mà mọi suy nghĩ và ý tưởng đều ngưng bặt—Brahmaloka, the fourth in the four dhyana, where thinking  or necessity for thought ceases.

Vô Tưởng Môn: Parinirvana.

Vô Tưởng Thiên: Asamjni-sattvah (skt)—The heaven above thought—Thoughtless Heaven—Những cõi trời sắc giới—A  group of heavens in the world of matter.

Vô Tỷ: Không thể so sánh được—Incomparable—Without comparison---No comparing.

Vô Tỷ Pháp: Pháp cao tột không gì có thể so sánh được—Incomparable truth or law.

Vô Tỷ Thân: Thân Phật cao tuyệt không gì có thể so sánh được—The incomparable body of the Buddha.

Vô Úy: Abhaya or Vira, or nir-bhaya (skt)—Không sợ hãi, vô sở úy—Courage—Dauntless—Fearless—Nothing or nobody to fear—Fearlessness.

Vô Úy Sơn: Abhayagiri (skt)—Núi Vô Úy ở Tích Lan, với một tự viện cổ, nơi mà ngài Pháp Hiển đã tìm thấy 5.000 chư Tăng tòng tu trong đó—Mount fearless in Ceylon, with an ancient monastery where Fa-Hsien found 5,000 monks.

Vô Úy Tạng:

1)      Kho chứa đức vô úy—The storehouse of fearlessness.

2)      Vô Úy Tạng là tên của một vị sư Mật Giáo: Name of a monk of the esoteric sect. 

Vô Úy Thí: Abhaya-dana (skt)—Một trong tam thí, đem cái vô úy bố thí cho người—Courage (unfearful—not dangerous—secure—fearless—undaunted—peace—safety—security)-giving—The bestowing of confidence by every true Buddhist, i.e. that none may fear him—Absence or removal of fear, one of the three forms of giving.

** For more information, please see Tam Thí.

Vô Úy Thọ: Viradatta (skt)—Tên một vị Phật tử tại gia trong thời Phật còn tại thế—“Hero-giver,” name of prominent layman, contemporary with Sakyamuni

Vô Ương Số Kiếp: Asankhyeya kalpa (skt)—Một thời kỳ thật dài—A period of numberless kalpas.

Vô Ưu: Không lo âu—Without sorrow—Ungrief—Not feeling or not causing sorrow.

Những lời Phật dạy về “Vô Ưu” trong Kinh Pháp Cú—The Buddha’s teachings on “Without sorrow” in the Dharmapada Sutra:

1)      Hãy diệt mẹ (ái dục) và cha (kiêu căng), diệt hai dòng sát-đế-lợi, diệt Vương quốc, luôn cả quần thần mà hướng về Bà-la-môn vô ưu—Let’s kill the mother of craving, the father of arrogance, two warrior kings of wrong views of eternalism and nihilism. Let’s destroy the kingdom of senses and officials of attachments. Let’s turn to the Brahman of ungrief (Dharmapada 294). 

2)      Hãy diệt mẹ (ái dục) và cha (kiêu căng), diệt hai dòng Bà-la-môn, diệt luôn hổ tướng “nghi” thứ năm mà hướng về Bà-la-môn vô ưu—Let’s kill the mother of craving, the father of arrogance, two Brahaman kings of the wrong views of eternalism and nihilism. Let’s destroy the official of Doubt and turn to the ungrieving Brahman (Dharmapada 295). 

Vô Ưu Già Lam: Asokarama (skt)—Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, Vô Ưu Già Lam là một tịnh xá nơi lần kết tập kinh điển lần thứ ba được tổ chức—According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, Asokarama, a vihara in Pataliputra in which the “third synod was held.”

Vô Ưu Thụ: A Thâu Ca—A Thuật Ca—Người ta nói Đức Phật đản sanh dưới gốc cây nầy—The tree under which Sakyamuni is said to have been born.

Vô Ưu Vương: Vua A Dục—King Asoka—See Asoka in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Vô Văn: Không cần được chỉ dạy—Tự tin—Untutored—Self-confident.

Vô Văn Tỳ Kheo: Vị Tỳ Kheo từ chối sự hướng dẫn của một vị Y Chỉ Sư—A monk who refuses instructions.

Vô Vấn: Không đợi hỏi mà tự tình nguyện (thuyết pháp)—Unasked—Not to ask.

Vô Vấn Tự Thuyết: Udana (skt)—Một trong mười hai bộ Kinh Tiếng Phạn gọi là Ưu Đà Na, tức là “Vô Vấn Tự Thuyết” nghĩa là Phật tự thuyết để răn chúng chứ không phải trả lời cho câu hỏi nào—Impromptu—Unsolicited—One part of the scriptures spoken voluntarily and not in reply to questions or appeals, one of the twelve parts of the Buddhist scriptures.

Vô Vấn Tự Thuyết Kinh: Udana—Kinh Phật tự nói chứ không phải trả lời cho những câu hỏi—Canon spoken voluntarily and not in reply to questions—Impromptu—Unsolicited.

Vô Vi:

1)      Đây là một từ của Lão giáo có nghĩa đen là “không làm,” “không gắng sức,” “không gượng ép,” hay không miễn cưỡng tạo tác. Nó không ám chỉ sự bất động hay lười biếng. Chúng ta chỉ không nên gắng sức vì những việc không chân thật, làm cho chúng ta hóa mù đến nỗi không thấy được tự tánh—This is a Taoist term has the literal meaning of “non-doing” or “non-striving” or “not making.” It does not imply inaction or mere idling. We are merely to cease striving for the unreal things which blind us to our true self.

2)      Asamskrta (skt)—Asankhata (p)—Unproduced—Unconditioned.

·        Không tác động: Non-active—Inactive.

·        Thụ động: Passive.

·        Tự động: Spontaneous—Natural.

·        Không bị lệ thuộc vào nhân: Uncaused—Not subject to cause.

·        Không chủ ý: Without intention—Not consecrated—Unadorned—Unpolished—Not prepared.

·        Thoát khỏi sự chế ngự của dục vọng và cảm giác: Free from the passions or senses.

·        Pháp Tính: Dharma-nature.

·        Pháp Giới: Dharmadhatu.

·        Niết Bàn: Nirvana.

**   For more information, please see

       Asamskrta in Sanskrit/Pali-       

       Vietnamese Section.

Vô Vi Không: Asamskrta-sunyata (skt)—Tất cả vô pháp là phi vật chất nên không thể nắm bắt được—The immaterial character of the transcendent.

Vô Vi Niết Bàn:

1)      Niết Bàn bất sinh bất diệt, lìa mọi tướng hữu vi: The realm of the eternal, unconditioned nirvana.

2)      Tịnh Độ Môn hay Cực Lạc: The Pure Land.

Vô Vi Niết Bàn Giới: See Vô Vi Niết Bàn.

Vô Vi Pháp: Asamskrta dharma (skt)—Asankhata-dhamma (p)—Unconditioned or unproduced dharma.

(A)  Nghĩa của Vô Vi Pháp—The meanings of Asamskrta dharma:

1)      Pháp xa lìa nhân duyên tạo tác hay không còn chịu ảnh hưởng của nhân duyên: Anything not subject to cause, condition or dependence.

2)      Pháp thường hằng, không thay đổi, vượt thời gian và siêu việt: Dharmas which are out of time, eternal, inactive, unchanging, and supra-mundane.

3)      Niết Bàn và hư không được xem như là Vô Vi Pháp: Nirvana and space are considered to be unconditioned dharmas.

(B)  Theo Đại Chúng Bộ có ba loại vô vi pháp—According to Sarvastivadins there are three categories of Asamskrta dharma:

1)      Hư Không: Akasa (skt)—Space or ether.

2)      Thức Diệt : Pratisamkhya-nirodha (skt)—Conscious cessation of the contamination of the passions.

3)      Vô Thức Diệt: Apratisamkhya-nirodha (skt)—Unconscious or effortless cessation. 

Vô Vi Pháp Thân: Asamskrta dharmakaya (skt)—Pháp thân mà Phật sở chứng là vĩnh hằng, không chịu chi phối bởi luật nhân quả hay xa lìa mọi nhân duyên tạo tác (trong Tịnh Độ Luận: “Vô Vi Pháp Thân là pháp tính thân. Pháp tính tịch diệt cho nên pháp thân vô tướng)—The eternal body of Buddha not conditioned by any cause and effect.

Vô Vi Sanh Tử: Hóa thân Bồ tát, không do sanh tử luân hồi, hay sự sống chết của Thánh nhân không bị dấy lên bởi nghiệp báo hữu vi—The birth and death of saints, i.e. without action and transformation—Effortless mortality—Transformation such as that of Bodhisattva.

Vô Vi Tự Nhiên: Nivrtti (skt)—Tự nhiên và không do nhân mà có—Causeless  and spontaneous.

Vô Vi Xá: Vô vi Niết Bàn hay niết bàn là ngôi nhà yên ổn của con người—The nirvana home.

Vô Vị: Nih-svadu (skt)—Tasteless.

Vô Vọng: Hopeless.

Vô Xoa La: Moksala (skt)—Vô La Xoa—Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, Vô Xoa La là một cư  dân của thành Kustana, hoằng hóa tại Trung Quốc qua dịch kinh và giới thiệu cách chuyển ngữ Phạn vào khoảng năm 291 sau Tây Lịch—According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, Moksala, a   native of Kustana who laboured in China as a translator and introduced there a new alphabet for transliteration of Sanskrit around 291 A.D.

Vô Y: Không nương tựa vào đâu cả—Nothing on which to rely—Unreliable.

Vô Y Niết Bàn: Niết Bàn tối thượng—Final nirvana.

Vô Ý: Ý tứ không hư vọng, đây là chỗ cao tột của thiền định—Without objective, will, or intention—Absence of idea—Absence of objective thought, of will or intention—The highest stage of dhyana.

Vô Ý Thức: Unconscious.

Vô Yếm Túc:

1)      Tham lam vô độ (không bao giờ biết thỏa mãn): Insatiable.

2)      Tên của một loài La Sát Nữ: Name of a raksasi—See Rakchasas in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Vỗ Vai: To slap on the shoulder.

Vỗ Về: To comfort—To console.

Vốc: A handful.

Vội: In a hurry—Hurried—Pressing.

Vội Vàng: To hurry—To hasten—To make haste.

Vốn: Originally.

Vồn Vã: To Show attention—To be attentive to someone.

Vồng:

1)      Curved—Arched.

2)      To bounce (vồng lên).

3)      Rainbow.

Vu Cáo: Vu báng—To accuse falsely.    

Vu Lan Bồn: Ullambana (skt)—Ô Lam Bà Noa.

1)      Đảo Huyền hay treo ngược. Những vong nhân bị treo ngược thật vô cùng khổ sở trong địa ngục: May be another form of Lambana, or Avalamba, meaning “hanging down,” “depending,” “support.” It is interpreted as “To hang upside down,” or “to be in suspense,” referring to extreme suffering in purgatory.

2)      Vào ngày 15 tháng bảy âm lịch—Ullambana Basins—The 15th day of the 7th month Lunar calendar—Lễ Vu Lan—Lễ Giải Đảo Huyên. Lễ Xá Tội Vong Nhân. Xuất xứ của ngày lễ này là từ chuyện Mục Liên cứu mẹ. Nhờ thiên nhãn thông mà Mục Liên biết mẹ đang đọa làm ngạ quỷ nên muốn tìm cách cứu mẹ, nhưng ông không biết cách. Mục Liên bèn tìm hỏi Phật. Phật nói rằng chỉ có sự phối hợp của chư Tăng mới có thể giúp mẹ ông giải thoát. Từ truyền thống nầy mới có lệ cúng dường thực phẩm và áo quần lên chư Tăng Ni trong ngày Vu Lan—Festival of  the hungry ghosts, celebrated on the fifteenth day of the seventh month lunar calendar. The origin of this ceremony is to be found in the story of Maudgalyayana, who thanks to his divine eye saw that his mother had been reborn as a hungry ghost, and he wanted to save her; however, he didn’t know what to do. He went back to ask the Buddha the way to save his mother. The Buddha told him that only the combined effort of all Buddhist monks could help her escape her fate. From this tradition, developed the custom of offering food, clothes and so on to the clergy on Ullambana.

Vu Vạ: See Vu Cáo.

Vu Vơ: Groundless—Vague—Baseless.

:

1)      Mưa: Varsa (skt)—Rain—To rain.

2)      Vần vũ—Dull with rain.

Vũ An Cư: Varsas or Varsavasana (skt)—Mùa mưa hay mùa an cư kiết hạ—The rains, the rainy season, when was the summer retreat—See An Cư Kiết Hạ.

Vũ Bão: Rain and typhoon.

Vũ Chúng: Varsya (skt)—Các đệ tử của phái Số Luận—The disciples of Varsya, i.e. Varsaganya, a leader of the Sankhya school.

Vũ Hoa: Mưa hoa Trời—The rain down celestial flowers.

Vũ Khất: Cầu mưa—To pray for rain.

Vũ Nhục: To disgrace—To dishonour.

Vũ Phu: Strong and brutal man.

Vũ Thiên: Heavenly rain—Mưa trời.

Vũ Trụ: Universe—Cosmos.

Vũ Trụ Luận: Cosmology.

Vũ Trụ Luận Của Phật Giáo: Buddhist cosmology—Vũ Trụ Luận của Phật Giáo không phải chỉ bàn đến sự hiện hữu của vô số hệ thống thế giới tập hợp thành những nhóm mà ta vẫn gọi là các thiên hà, mà nó còn đề cập đến những khái niệm rộng rãi về thời gian của vũ trụ. Những bản kinh Phật cổ xưa nhất nói đến các thành kiếp và hoại kiếp với những khoảng thời gian lớn lao của những thiên hà ấy, chúng dần dần hình thành như thế nào và sau một thời kỳ tương đối ổn định và có đời sống trong các thế giới của chính chúng đã tồn tại rồi tất nhiên phải suy tàn và hủy diệt như thế nào. Tất cả đều là sự vận hành của những quá trình, biến cố nầy dẫn đến biến cố khác một cách hoàn toàn tự nhiên—Buddhist cosmology not only takes into account the existence of innumerable systems of worlds grouped into what we should call galaxies, but has equally vast conceptions of cosmic time. The most ancient Buddhist texts speak of the various phases in the evolution and devolution over enormous time-periods of these galaxies, how they gradually formed and how after a period or relative stability during which life may be found on their worlds, how, inevitably having come into existence, they must in due course decline and go to destruction. All this is the working of processes, one vent leading quite naturally to another. 

Vuï:

1)      Business—Affair.

2)      Crop—Harvest (vụ mùa).

3)      Spinning top (con vụ).

4)      Case—Lawsuit (vụ kiện).

Vua A Dục: See  King Asoka.

Vua A Xà Thế: See Ajatasatru.

Vua Ba Tư Nặc: King Prasenajit.

Vua Tần Bà Sa La: See Bimbisara.

Vua Trời Đao Lợi: Cakra-deva-Indra (skt)—Được coi như là Đấng Tối Cao trong Cơ Đốc. Ông trị vì cung trời thứ nhì, thứ nhất và Ta bà thế giới—Trayastrimcas Heaven’s King—He is considered the God Almighty in Christianity. He is the ruler of the second level of heaven, first level heaven and earth.

Vui: Merry—Happy—Joyful—Glad—Gay—Lively—Pleasant.

Những lời Phật dạy về Vui trong Kinh Pháp Cú—The Buddha’s teachings on “Pleasant” in the Dharmapada Sutra:

1)      Gặp bạn xa lâu ngày là vui, sung túc phải lúc là vui, mệnh chung có được thiện nghiệp là vui, lìa hết thống khổ là vui—It is pleasant to have friends when need arises. Enjoyment is pleasant when shared with one another. Merit is pleasant when life is at its end. Shunning of (giving up) all evil is pleasant (Dharmapada 331).

2)      Được kính dưỡng mẹ hiền là vui, kính dưỡng thân phụ là vui, kính dưỡng sa-môn là vui, kính dưỡng Thánh nhơn là vui—To revere the mother is pleasant; to revere the father is pleasant; to revere the monks is pleasant; to revere the sages is pleasant (Dharmapada 332).

3)      Già vẫn sống đức hạnh là vui, thành tựu chánh tín là vui, đầy đủ trí tuệ là vui, không làm điều ác là vui—To be virtue until old age is pleasant; to have steadfast faith is pleasant; to attain wisdom is pleasant; not to do evil is pleasant (Dharmapada 333).

Vui Buồn: Joyous and sad.

Vui Chơi: To anuse (enjoy) oneself.

Vui Dạ: Satisfied—Content.

Vui Đùa: To entertain (amuse) oneself.

Vui Hưởng: To enjoy.

Vui Lòng: Satisfied—Content—Glad.

Vui Mắt: Pleasant to the eyes.

Vui Mừng: Joyful—Pleased—Full of joy.

Vui Sướng: Happy. 

Vui Tai: Pleasant to the ears.

Vui Tánh: Cheerful—Joyful—Gay.

Vui Thích: Happy—Glad.

Vui Tính: See Vui tánh.

Vui Tươi: gay—Cheerful.

Vui Vẻ: See Vui.

Vùi: To to hide (bury) in the ground.

Vùi Dập: To mistreat—To ill-treat—To handle roughly.

Vùi Đầu: To be absorbed in—To give oneself up to.

Vun: To earth up a tree.

Vun Bón: To fertilize.

Vun Đắp: See Vun.

Vun Trồng: To cultivate.

Vun Tưới: To earth and to water.

Vùn Vụt: Swiftly—Rapidly.

Vụn: Pieces—Crumbs.

Vung: Cover—Lid (of a pot).

Vung Tay: To stretch one’s arms. 

Vùng: District—Area—Zone—Region.

Vũng: Pool—Pond—Lagoon.

Vũng Liêm: Tên của một ngôi chùa thuộc Phật Giáo Nguyên Thủy trong quận Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, Nam Việt Nam. Người ta nói chùa được xây dựng vào năm 1339, đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất trong tỉnh Vĩnh Long—Name of a temple of the Theravada Buddhism in Vũng Liêm district, Vinh Long Province, South Vietnam. The temple also called Sanghamangala. It is said that the temple was built in 1339, one of the oldest temples in Vinh Long Province. 

Vụng:

1)      Unskilled—Awkward—Clumsy—Unhandy—Unskilful.

2)      Secretly—On the sly (quiet).

Vụng Dại: Silly—Foolish—Stupid.

Vụng Ở: To behave awkwardly.

Vụng Tính: To miscalculate.

Vụng Trộm: See Vụn (2).

Vụng Về: See Vụn (1).

Vuông: Square.

Vuông Vắn: Perfectly square.

Vuốt: To stroke (one’s hair or face).

Vuốt Ve: To caress.

Vuột: To break free—To lose—To escape.

Vuột Tay: To slip from one’s fingers.

Vút: Very high—Very tall.

Vụt:

1)      To strike with a whip.

2)      To throw something.

3)      Suddenly—Rapidly.

Vụt Nhớ: To remember suddenly.

Vụt Quên: To forget just now.

Vừa Ý:

1)      Contented.

2)      To fit perfectly (clothes)—To suit.

3)      Just now (vừa mới).

Vừa Đủ: Sufficient—Enough.

Vừa Khít: Ti fit exactly.

Vừa Khỏi Bào Thai Lại Nhập Thai: As soon as sentient beings escape one womb, they enter another.

Vừa Kinh Ngạc Vừa Mừng Rỡ: Both shaken and joyful.

Vừa Lòng: Satisfied—Content—pleased.

Vừa Lúc: Just at the moment.

Vừa Mắt: Pleasant to the eyes.

Vừa Phải: Moderate—Reasonable.

Vừa Sức: Withnone’s capability (reach).

Vừa Tầm: Within one’s reach.

Vừa Vặn: To fit exactly.

Vừa Ý: Pleased—Content.

Vực:

1)      Biên địa: Limit—Frontier.

2)      Khu vực: Region.

Vực Long: Dignaga, or Dinnaga (skt)—Còn gọi là Đại Vực Long, tên của một vị luận sư nổi tiếng, tiếng Phạn là Trần Na, tác giả của bộ Tân Nhân Minh Học, và cũng là vị tổ của trường phái nầy—A celebrated Buddhist philosopher, author of a famous treatise on logic. He was also the founder of this sect. 

Vực Tâm: The limits of the mind, natural endowment. 

Vực Thẳm: Abyss—Deep ravine.

Vững: Firm—Stable—Steadfast.

Vững Bền: Lasting—Durable.

Vững Bụng: Confident—Sure.

Vững Chãi: Steady—Firm—Stable—Fast.

Vững Chắc: See Vững Chãi.

Vững Dạ: Reassured—Confident.

Vững Lòng: See Vững Dạ.

Vững Vàng: Certainty.

Vươn: To stretch oneself—To stretch one’s neck or arms.

Vườn: Garden.

Vườn Lâm Tì Ni: Lumbini Park.

Vườn Lộc Uyển: The Deer Park—See Lộc Uyển.

Vương: Raja (skt)—King—Royal--Prince.

Vương Cổ: Người Đông Đô đời Tống, làm quan tới chức Lễ Bộ Thị Lang vào cuối thế kỷ thứ 11—Wang-Ku, name of a president of the board of Rites during the Sung dynasty, who was also a devout Buddhist, end of eleventh century.

Vương Nhựt: See Vương Nhựt Hưu.

Vương Nhựt Hưu:

1)      Người Long Thư còn gọi là Hư Không cư sĩ, người đời nhà Tấn, đậu Tiến Sĩ nhưng không ra làm quan, chỉ lo chuyên chú tu Tịnh Độ và trở thành tín đồ mộ đạo và học giả, chuyên tu tịnh nghiệp Tịnh Độ và phép Quán Âm. Ông viết quyển “Long Thư Tịnh Độ” khuyên dạy người về phép tu Niệm Phật. Đây là một trong những quyển sách quan trọng hàng đầu trong việc hoằng dương Tịnh Độ (Long Thư là tên quê của ông chứ không phải là Pháp Danh hay tên ông)—Wang-Jih-Hsiu, from Lung-Shu, also known as Hsu-Khung, lived during the Chin Dynasty (265-420 A.D.). He obtained his Doctorate Degree but chose not to take office as a mandarin. He became a devout and learned follower of Amitabha and Kuan-Yin. He focused all his time to cultivate Pureland Buddhism. He wrote the book titled “Pureland Dragon Poetry” teaching and advising others the cultivated path of Buddha Recitation. This Buddhist text was one of the most important books in propagating Pureland Buddhism (Lung-Shu is his hometown, not his Buddha name, nor his name). 

2)      Bát Vương Nhật: Eight royal days—See Bát Vương Nhật.

Vương Pháp: Chánh pháp trị nước mà Đức Phật giảng cho các hàng vua chúa—The royal law, the law by which a king should rule his country.

Vương Pháp Kinh: Phật Vị Thắng Quang Thiên Tử Thuyết Vương Pháp Kinh, được Ngài Nhất Hành biên soạn—A sutra on royal law (by I-Ching).

Vương Tam Muội: Tam Muội Vương—Tam Muội Vương Tam Muội—Thủ Lăng nghiêm Định—Loại Tam Muội thắng diệu nhứt trong tất cả các thứ tam muội, cũng là tên khác của Thủ Lăng Nghiêm định—The king of samadhi, the highest degree of samadhi, obtained by invoking Buddha or sitting in meditation or trance. 

Vương Thiện: Bữa tiệc hoàng gia được Phật nói đến trong Kinh Pháp Hoa, những người đói chẳng dám ăn cho đến khi nào đích thân nhà vua đến kêu họ ăn, cũng như Phật quả và lời kêu gọi của Phật—A royal feast referred to in the Lotus Sutra, where the hungry people feared to accept the King’s feast till he came himself and called them, such as the feast of Buddhahood and the Buddha’s call.

Vương Tiên: Người đã rút lui khỏi thế giới bên ngoài, và đạt được ngũ thông—A royal rsi, a sovereign who retires from the world and attains to the five transcendent powers.

Vương Xá: Rajagrha (skt)—Kinh đô của vương quốc Ma Kiệt Đà mà bây giờ là Rajgir thuộc bang Bihar miền Đông Bắc Ấn, một thời là kinh đô của nước Ma Kiệt Đà hùng mạnh. Người ta kể lại là vua Bình Sa Vương đã di chuyển kinh đô xa về hướng đông vì hỏa tai cũng như các thiên tai khác. Thành Vương Xá được bao bọc chung quanh bởi năm ngọn núi, trong đó núi Linh Thứu là nổi tiếng nhứt. Vương Xá là kinh thành từ thời Vua Bình Sa Vương đến A Dục. Các di tích của thành phố cổ không còn nhiều. Nơi nầy có vẻ như đã chịu nhiều tàn phá của thời gian. Những phế tích của nó vẫn còn rãi rác tại làng Rajgir, khoảng 16 dậm Nam Tây Nam khu thị trấn Bihar. Những phế tích nầy cho thấy rằng đã có nhiều tín đồ của các tôn giáo khác nhau sinh sống tại đây. Các di tích Phật giáo, ngoại trừ rất ít ỏi tượng còn lại rải rác,và không phải không thể thấy rằng các công trình kiến trúc tại đây đã bị cướp phá một phần do bởi sự hận thù tôn giáo. Thậm chí việc xác định hang Sattapanni , nơi tổ chức Nghị Hội Phật giáo đầu tiên, cũng không phải là chắc chắn. Thành Vương Xá có ý nghĩa thiêng liêng đối với Phật tử vì nhiều lý do. Không những Đức Phật đã nhiều lần đến an cư tại thành phố danh tiếng nầy, mà đây còn là nơi mà người anh em họ của Phật là Đề Bà Đạt Đa đã nhiều lần âm mưu ám hại Ngài. Hơn nữa, tại thành phố nầy, trong hang Sattapanni đã diễn ra Nghi Hội Kết Tập Kinh Điển lần thứ nhất của Phật giáo ngay sau khi Đức Phật nhập diệt. Vương Xá còn là một trung tâm hoạt động mạnh mẽ của Kỳ Na Giáo, trong thời xưa cũng như hiện nay, hiện vẫn còn những di tích quan trọng của các điện thờ và công trình điêu khắc Kỳ Na Giáo. Có thể nhận ra một đài kỷ niệm kỳ lạ nơi một điện thờ hình lăng trụ bằng gạch, gần như ở ngay trung tâm thành phố cổ. Ngôi điện nầy có tên là Maniyar Matha, và theo truyền thuyết địa phương, nó được dành để thờ cúng Mani-naga, vị thần bảo hộ của thành Vương Xá—Rajagaha—Capital of ancient kingdom of Magadha which is now Rajgir in the state of Bihar in northeast India, once the capital of the powerful State of Magadha. King Bimbisara is said to have removed his capital here from Kusagrapura a little further eastward, because of fire and other calamities. Rajagrha was surrounded by five hills, of which Grdhrakuta (Vulture Peak) became the most famous. It was the royal city from the time of Bimbisara until the time of Asoka. The remains of the ancient city are very few. The site appears to have suffered much at the hand of time. Its ruins are still extant at the village of Rajgir, some sixteen miles South Southwest of Bihar; they form an object of pilgrimages for the Jains. The ruins indicate that the followers of different religious denominations lived here. The Buddhist remains, except for a few isolated images, it is not impossible that the visible monuments were denuded partly through religious animosities. Even the identification of the Sattapanni cave, the site of the First Council, is not beyond doubt. Rajagrha was sacred to the Buddhists for more than one reason. Not only did the Buddha go into a retreat several times in this famous city, but it was also the place where Devadatta, his wicked cousin, made several attempts on his life. Moreover, in this city, in the Sattapanni cave of the Vaibhara hill, was held the first Buddhist Council just after the parinirvana. Rajagrha was also an active center of Jainism in ancient times, as it is now, and interesting remains of Jaina shrines and sculptures are still extant. A singular monument may be recognized in the cylindrical brick shrine, almost at the center of the old city. It is known as Maniyar Matha, and was dedicated, according to local tradition, to the worship of Mani-naga, the guardian deity of the city of Rajagrha.      

** For more information, please see Rajagriha in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Vướng Chân: To entangle one’s feet in (a rope).

Vướng Mắc: Greed—Anger—Afflictions—Love-attachment—Delusion—Stupidity—Arrogance—Doubt—Improper views.

Vướng Mắt: To block (obstruct) the view.

Vướng Nợ: In debt.

Vướng Víu Vào: To be attached to.

Vưởng: Vất vưởng—Unstable—Uncertain.

Vượng: Thạnh vượng—To prosper.

Vượng Vận: Good luck.

Vượt: To surpass—To exceed—To go beyond.

Vượt Qua: To overcome—To outdo.

Vượt Qua Ba Cõi Để Lên Ngôi Bất Thối Chuyển: To transcend the triple realm and attain the stage of non-regression.

Vượt Qua Luyến Ái: Muốn qua luyến ái chúng ta nên tu tập thiền định và quán tưởng rằng một người bạn hôm nay có thể trở thành kẻ thù ngày mai, do đó không có gì cho chúng ta luyến ái—To overcome attachment—We should meditate or contemplate that a friend today may become an enemy tomorrow and therefore, there is nothing for us to attach to.

Vượt Qua Sự Sân Hận: Theo thuyết nhà Phật, muốn vượt qua sân hận chúng ta phải quán rằng một con người hay con thú làm cho mình giận hôm nay có thể đã từng là bạn hay là người thân, hay có thể là cha là mẹ của ta trong một kiếp nào đó trong quá khứ—To overcome anger—According to the Buddhist theory, in order to overcome anger, one must contemplate that a person or an animal which causes us to be angry today may have been our friend, relative or even our father or mother in a certain previous life.

Vượt Quá: To exceed—To go beyond one’s goal or right.

Vượt Sông: To cross a river.

Vượt Thoát Tam Giới: See Find liberation from the three worlds.

Vượt Trội: To surpass.

Vứt Bỏ: To give up.

Vỹ: Tail—End.

 

---o0o---

 

Mục Lục Tự điển Phật Học Việt-Anh

| A | Ba | Be | Bi | Bo | Bu | Ca | Ch | Co | Cu | D | Đa | Đe | Đi | Đo | Đu |

| E | G | Ha | He | Hi | Ho | Hy | I | K | La | Le | Li | Lo | Lu | Ly |

| Ma | Me | Mi | Mo | Mu, My |Na | Ne | Ng | Nh | Ni | No | Nu |

 | O | Pha | Phe | Phi | Pho | Phu | Q | R | S | Ta | Te |Tha | Thă, Thâ |

| The | Thi | Tho | Thu | Ti | To | Tr | Tu | TyU | V | X | Y|

 

---o0o---

Mục Lục | Việt-Anh | Anh -Việt | Phạn/Pali-Việt | Phụ Lục

---o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Cập nhật: 1-4-2006


Webmaster:

 Trở về Thư Mục Tự Điển

Top of page

Biên tập nội dung: Tỳ kheo Thích Nguyên Tạng
Xin gởi bài mới và ý kiến đóng góp đến ban biên tập qua địa chỉ: