Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ CẢNH trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ CẢNH theo từ điển Phật học như sau:
CẢNH
Cõi, lĩnh vực
Ngoại cảnh, cũng gọi là cảnh trần, là đối tượng nhận biết của tâm thức. Vd, hình sắc, màu sắc là cảnh của nhãn thức. Âm thanh là cảnh của nhĩ thức v.v… sách báo phổ thông dùng từ cảnh vật. Sách Phật (Tông Duy Thức) phân biệt có ba loại cảnh:
1. Tính cảnh là cảnh thực, do năm thức đầu nhận thức trực tiếp, hiện tiền đối với ngoại cảnh, không bị tác dụng của ý thức thường kèm theo tưởng tượng, ký ức v.v…
2. Đới chất cảnh là cảnh giới chủ yếu của ý thức, khi nó cùng duyên cảnh với năm thức đầu. Vd, nhãn thức duyên vào ngoại cảnh là một hoa hồng. Ý thức cũng đồng khởi với nhãn thức duyên vào hoa hồng, và kết hợp với trí nhớ, với trí tưởng tượng, nó tạo ra một hoa hồng là cảnh giới riêng của nó, có kèm theo một ít chất của tính cảnh. Vì vậy mà gọi là đới chất. Nhưng ngoài một ít chất của tính cảnh ra, ý thức còn thêm tác dụng riêng có của nó là trí nhớ, trí tưởng tượng, so sánh, đối chiếu, suy luận v.v…
3. Độc ảnh cảnh là cảnh không có thực, mà chỉ là hình ảnh tưởng tượng của ý thức. Như khi chúng ta nhắm mắt lại, tưởng tượng một hoa hồng.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với CẢNH tương ứng trong từ điển Phật học online:
Trả lời