Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ CỬU TƯỞNG QUÁN trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ CỬU TƯỞNG QUÁN theo từ điển Phật học như sau:
CỬU TƯỞNG QUÁN
Cửu tưởng quán là chín sự quán tưởng của người tu
Quán tử thi: Quán thân người sau khi chết mình mảy xanh bầm…thành tro tàn, quán tưởng như thế để dứt trừ lòng tham đắm.
Nhân quyên quán: Quán tất cả từ con người đến muôn vật đều do nhân quyên giả hợp không thật hư huyễn, như bóng trăng trong nước thế nên đừng đắm trước.
Niệm Phật quán: Ngồi yên một chỗ hoặc đến trước tượng Phật mà quán xét tưởng niệm, nếu nhận rõ Phật là tâm, tâm là Phật, ngoài tâm không Phật, ngoài Phật không tâm, không thấy mình niệm và ông Phật bị niệm ấy gọi là quán ông Phật thật tướng mà niệm Phật, quán tưởng như thế tâm chuyên về một cánh, cũng gọi là định.
Tích không quán: Dùng trí huệ phân tích các quán đều không có thật, nên gọi tất cả pháp đều không
Thể không quán: Pháp quán trực nhận được lý chơn không của các pháp, không còn phân biệt năng và sở
Nhất tâm tam quán: Trong một cái tâm gồm đủ ba pháp quán: không quán (quán tất cả các pháp đều không), giả quán (quán tất cả các pháp đều do nhân duyên giả hợp mà có đều không), trung quán (quán tất cả các pháp chẳng phải không chẳng phải giả)
Không quán: Quán tất cả các pháp đều không thật thể, như huyễn hóa như bọt nước, như chiêm bao, điện chớp…
Giả quán: Quán tất cả các pháp đều là giả tạm, mượn nhiều nhơn duyên hòa hiệp mà thành nên hư giả không có thật
Trung quán: Quán hai pháp trên chẳng phải không chẳng phải có, pháp quán này không chấp trước chênh lệch bên nào cả, bên nào cũng có nhưng có bằng cách hư huyễn nên gọi là trung đạo quán.
(Theo PHTĐ của Đoàn Trung
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với CỬU TƯỞNG QUÁN tương ứng trong từ điển Phật học online:
Trả lời