Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ ĐẠI THÍ HỘI trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ ĐẠI THÍ HỘI theo từ điển Phật học như sau:
ĐẠI THÍ HỘI
Hội đại thí. Hội mở ra cúng dường cho hết thảy các Sa Môn, Bà La Môn, và bố thí cho tất cả các kẻ bần cùng, hạ tiện, cô độc, các kẻ ăn mày trong các ngoại đạo kỳ mãn bảy ngày.
Một tên khác là Vô Già đại hội (Hội lớn không có che lợp).
Hồi thế kỷ thứ bảy dương lịch, khi qua Thiên Trước thỉnh kinh, ngài Huyền Trang có dự một cuộc Đại thí hội do vua Harsha, hoàng đế thống nhứt cõi Ấn Độ lập ra. Ngài có chép rõ trong bộ Tây du ký. Xin lược thuật như dưới đây: Cuộc đại hội thí mở ra nơi cánh đồng Prayuga, về lưu vực sông Hằng, hễ đến năm năm thì tới lệ. Cánh đồng ấy bề vòng 15 dặm, bằng thẳng như mặt gương. Vua có cất sẵn cả chục tòa nhà để trữ vàng, bạc, châu ngọc với cả trăm trại trữ các thứ vải, có rào bốn phía. Ngoài rào có cất một tòa nhà đãi ăn với cả trăm dãy nhà khác.
Khi hoàng đế ngự lại với các vị vua trong cõi Ấn Độ thì đã có cả trăm ngàn người chực sẵn. Nơi ấy có hành cung của hoàng đế và của các vị vua.
Ngày đầu, vua để cốt Phật lên bàn thờ và làm lễ. Đoạn phân phát đồ quý báu và quần áo tốt đẹp hơn hết. Và có đãi ăn, có nhạc trổi.
Ngày kế, vua để cốt đức Âditya, thần Thái dương mà làm lễ và phân phát đồ quý và quần áo. Nhưng ít hơn ngày đầu phân nửa.
Ngày thứ ba, vua làm lễ đức Icvara và cũng bố thí như ngày thứ hai.
Ngày thứ tư, vua bố thí cho 10000 Sa Môn. Mỗi vị được lãnh 100 đồng vàng, một bộ áo vải, nhiều đồ ăn uống và hương, hoa.
Lần thứ năm, bố thí cho người Bà La Môn, phát trong 20 ngày.
Lần thứ sáu, bố thí cho các ngoại đạo trong 10 ngày.
Lần thứ bảy, bố thí cho các đạo sĩ lõa thể ở các nước.
Sau rốt thì chẩn cấp cho các người nghèo khó, tật bệnh, không cửa không nhà. Thí trọn một tháng.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với ĐẠI THÍ HỘI tương ứng trong từ điển Phật học online:
Trả lời