Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ KHỔ KHÔNG trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ KHỔ KHÔNG theo từ điển Phật học như sau:
KHỔ KHÔNG
KHỔ KHÔNG
Đau khổ và không rỗng. Đau khổ vì chạy theo dục vọng, thế nhưng, đối tượng của dục vọng như thanh, sắc v.v… lại là không rỗng, vì do nhân duyên giả hợp mà có. Cho nên chỉ có si mê mới tham đắm cái không rỗng.
KHỔ, KHÔNG, VÔ THƯỜNG, VÔ NGÃ
Bốn sự kiện nổi bật, bốn đặc điểm của thế giới hiện tượng (Ph. Monde phénominal) nơi loài người đang sống.
Khổ là khổ. Không là mọi sự vật đều là giả hợp, do nhiều nhân duyên tạo thành, không có thực thể. Vô thường là luôn luôn thay đổi. Vô ngã là không có thực thể, cũng là không (theo quan điểm của đạo Phật).
KHỔ LẠC
Khổ và vui (từ ghép trái nghĩa). Người đời trái khổ tìm vui, [tr.339] nhưng đối với Phật tử, thì khổ hay vui đều là đối tượng để tu tập cho thân và tâm. Phật nói: “Tu thân là gặp vui không say đắm, tu tâm là gặp khổ không nản lòng.”
Trong Kinh A Hàm cũng có câu: “Bậc Sa môn (tu sĩ Phật giáo) là người gặp cảnh nghịch không nản chí, gặp cảnh thuận không hớn hở.”
“Hay là khổ hạnh đến ngày cam lai.”
(Truyện Kiều)
“Rau dưa khổ hạnh bo bo tháng ngày.”
(Nam Hải Quan Thế Âm)
“Nơi khổ hải vớt người trầm luân.”
KHỔ NGHIỆP
Nghiệp chịu khổ. Hay là tạo nghiệp đem lại quả báo khổ.
KHỔ NHÂN
Nghiệp nhân đem lại quả báo khổ.
KHỔ PHÁP TRÍ
Pháp là pháp luật, quy luật. Trí tuệ hiểu biết quy luật về sự khổ.
KHỔ PHƯỢC
Phược là trí buộc. Cái nỗi khổ trói buộc con người, khó thoát ra được.
KHỔ QUẢ
Quả báo khổ do tạo ra những nghiệp nhân ác, bất thiện.
KHỔ TẬP; S. Samudaya
Sự tích tập những nguyên nhân đem lại đau khổ. Trong những nguyên nhân đó, chủ yếu là tham ái. Khổ tập là chân lí thứ hai trong Bốn Đế, (bốn chân lý thánh, được Phật giảng lần đầu tiên ở Vườn Lộc Uyển).
KHỔ THÁNH ĐẾ
Chân lý thánh về sự khổ, được Phật giảng lần đầu tiên, trong bài thuyết pháp cho năm anh em ông Kiều Trần Như, tại vườn Lộc Uyển, gần Benarés, sau khi Phật thành đạo.
KHỔ THỌ (Thụ)
Cảm thụ khổ. Một trong ba loại cảm thụ. Hai cảm thị kia là cảm thụ vui, và cảm thụ không vui, [tr.340] không khổ. Sách Phật gọi là vô ký, cũng như ta nói trung tính (Ph. neutre). Cảm thọ vô ký là cảm thọ trung tính, không vui, không khổ.
KHỔ TRÍ
Trí tuệ nắm bắt được, thấu hiểu được chân lý về sự khổ. Không nên nhầm với hợp từ thông thường “lao tâm, khổ trí”.
KHỔ UẨN
Sự tập hợp của mọi đau khổ. Chỉ cho thân năm uẩn của chúng sinh. Uẩn là cái tập hợp.
KHỔ VÕNG
Võng là lưới. Đau khổ giống như cái lưới, trói buộc chúng sinh.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với KHỔ KHÔNG tương ứng trong từ điển Phật học online:
Trả lời