Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ LỤC THÀNH TỰU trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ LỤC THÀNH TỰU theo từ điển Phật học như sau:
LỤC THÀNH TỰU
LỤC THÀNH TỰU
六 成 就
I. Lục thành tựu :
Còn gọi : Lục sự thành tựu, Lục chủng thành tựu.
Sáu loại thành tựu được thành lập theo phần mở đầu của các bài Kinh. Sở dĩ được gọi là thành tựu vì 6 duyên này đầy đủ làm cho giáo pháp được hưng thịnh. Đó là :
1. Tín thành tựu (Như thi) : Tức chỉ cho sự tin tưởng của ngài A- nan. Biển lớn Phật pháp chỉ có lòng tin mới vào được, tin nhận pháp ấy là do Phật nói mà không nghi ngờ.
2. Văn thành tựu (ngã văn) : Chính ngài A-nan nghe Phật thuyết pháp.
3. Thời thành tựu (nhất thời) : Chỉ cho thời gian thuyết pháp, khi đấng Pháp Vương mở bày pháp hội, chúng sanh nào có nhân duyên mà cảm ứng được thì Phật liền hiện thân cảm ứng, không mất thời cơ.
4. Chủ thành tựu (Phật) : Chỉ cho người thuyết pháp. Phật là người chủ trì trong việc thuyết pháp giáo hóa thế gian và xuất thế gian.
5. Xứ thành tựu (Tại) : Chỉ cho nơi thuyết pháp.
6. Chúng thành tựu (Chúng) : Chỉ cho chúng nghe pháp như:
Bồ-tát, Nhị thừa, trời, người v.v…
Các ngài Trí Khải, Cát Tạng, Huệ Tịnh, Trí Nghiễm, Nguyên Hiểu, Huệ Chiểu, Tông Mật v.v… đều áp dụng “Lục thành tựu” .
Ngoài ra, còn có Ngũ sự thành tựu, Thất sự thành tựu v.v… Đại bát- niết- bàn Kinh Tập Giải của ngài Bảo Lương, đời Lương, Pháp Hoa Nghĩa Ký của ngài Pháp Vân, Đại Bát- niết- bàn Kinh Sớ của ngài Quán Đảnh đời Đường, đều xếp Chủ thành tựu vào Xứ thành tựu mà lập thuyết Ngũ thành tựu, còn Nhân Vương Kinh Sớ, thượng, phần đầu của ngài Viên Trắc thì nêu ra thuyết “Thất sự” của ngài Chân Đế, tức là chia “ngã văn” thành : “Ngã” và “Văn”. Tông Pháp Tướng y theo Phật Địa Kinh Luận của ngài Thân Quang chia phần mở đầu của kinh thành 5 phần : Tổng hiển dĩ văn, thuyết giáo thời, Thuyết giáo chủ, Sở hóa xứ, Sở bị cơ. Trong đó, “Như thị” và “Ngã văn” gọi chung là tổng hiển dĩ văn. “Như thị ngã văn” theo kinh điển cũng có chỗ dịch là “Ngã văn như thị”, “Văn như thị”. Về lý do từ ngữ này đặt ở đầu kinh.
Theo Luận Đại Trí Độ 2, trước khi Phật nhập diệt, theo lời hỏi của ngài A-nan Đức Phật dạy rằng : Y theo pháp của chư Phật 3 đời thì nên mở đầu các bài kinh bằng câu “Như thị ngã văn nhất thời Phật tại mỗ phương mỗ quốc độ, mỗ xứ lâm trung”, người đời sau thường giải thích chữ “Ngã” trong câu này là lời tự xưng của A-nan.
Theo : Hoa Nghiêm Kinh Sớ 3 (Trừng Quán); Kim Cang Bát Nhã Kinh Sớ 1; Đại Bát- niết- bàn Kinh Sớ 1; Hoa Nghiêm Kinh Sưu Huyền Ký 1, thượng.
II. Lục Thành Tựu :
Sáu công hạnh mà Bồ- tát thực hành để thành tựu 6 Ba- la- mật. Đó là :
1. Cúng dường thành tựu : Tức cúng dường Tam Bảo để thành tựu Đàn Ba- la- mật.
2. Học giới thành tựu : Học giới để thành tựu Giới Ba- la- mật.
3. Tu bi thành tựu : Tu tập tâm đại bi làm lợi ích cho chúng sanh, để thành tựu Nhẫn- ba- la- mật.
4. Cần thiện thành tựu : Siêng năng làm các điều thiện để thành tựu tinh tấn Ba- la- mật.
5. Ly huyên thành tựu : Xa lìa nơi ồn náo không tranh cãi làm loạn tâm để Thiền định Ba- la-mật.
6. Nhạo pháp thành tựu : ưa thích Phật pháp, nghe chánh pháp của tất cả các Đức Phật mà không nhàm chán, như biển lớn dung chứa nước của trăm sông mà không dâng đầy, thực hiện như thế để thành tựu Trí Ba- la- mật.
Nguồn: từ điển Phật học Huệ Quang
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với LỤC THÀNH TỰU tương ứng trong từ điển Phật học online:
Trả lời