Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ NHẤT CẢNH TỨ TÂM trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ NHẤT CẢNH TỨ TÂM theo từ điển Phật học như sau:
NHẤT CẢNH TỨ TÂM
NHẤT CẢNH TỨ TÂM
Nhất cảnh tứ tâm còn gọi là “Nhất thủy tứ tâm” ví như dòng nước không có tướng sai biệt, nhân vì quả báo của trời, người, ngạ quỉ, súc sanh bất đồng. Vì vậy, ngay nơi một dòng nước mà chỗ thấy có 4 tướng sai biệt:
1. Chư thiên thấy nước cho là đất bằng các báu, nghĩa là chư Thiên có phước báu thù thắng. Chỗ thấy nước còn các Ngài trở thành báu như: lưu ly, pha lê làm đất.
2. Con người thấy nước là nước, nghĩa là chỗ thấy của con người thế gian là nước, dù trong hay đục, mặn hay ngọt, có khác nhau nhưng vẫn là dòng nước.
3. Ngạ quỷ thấy nước là bồn máu, nghĩa là do đời trước quá tham lam, tội chướng rất sâu nặng nên bị đọa vào trong loài ngạ quỷ, kiếp dài không nghe được tên nước, lại bị đói khát bức bách, thấy dòng nước khởi ý muốn uống cho đã khát nhưng đến gần bờ sông thời thấy là bồn máu.
4. Loài cá thấy nước cho là trụ xứ để sinh sống mà bơi lội qua lại không thấy tướng nước.
Theo PHDS của Như Thọ – Nguyên Liên
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với NHẤT CẢNH TỨ TÂM tương ứng trong từ điển Phật học online:
Trả lời