Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ NHỊ CHƯỚNG trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ NHỊ CHƯỚNG theo từ điển Phật học như sau:
NHỊ CHƯỚNG
NHỊ CHƯỚNG
Nhị chướng là hai thứ chướng ngại, bao gồm :
A.1. Phiền não chướng : sự thấy biết, suy nghĩ, sầu lo lầm lạc của phàm phu, làm chướng ngại đạo tâm.
A.2. Tam muội chướng : thiền tịnh mà chấp trước là chướng ngại. Khi hành giả chứng được tứ quả và pháp vô tranh tam muội, nhưng lòng còn chấp trước tức còn tranh nên chưa được giải thoát.
B.1 Phiền não chướng : phiền não là chướng ngại, sự tối tâm phiền sầu làm cho não loạn tâm thần, khiến chúng ta không hiển phát được chơn tánh diệu minh sẵn có nơi mình.
B.2 Sở chi chướng : chỗ hiểu biết là chướng ngại, nghĩa là chấp nệ nơi chỗ biết, chỗ chứng của mình, làm ngăn bít thể tánh trí tuệ.
C.1 Lý chướng : chướng ngại về lý tánh, cái bổn giác tâm nguyên vốn yên lặng trong sạch, nhưng vì người đời bị vô minh che lấp cho nên ngăn trở chánh tri kiến, chẳng đạt được lý chơn như.
C.2 Sự chướng : chướng ngại về sự chướng, chúng sanh bị cái vô minh che bít không do đâu mà giải thoát. Sự chướng cũng có nghĩa là vì chấp có sự mà thôi nên chẳng minh đạt được lý thế.
D.1 Phiền não chướng : tâm tánh thanh tịnh mới thể nhập đại đạo, phiền não nếu còn thì chướng ngại chánh quả.
C.2 Giải thoát chướng : chứng đủ tám pháp giải thoát tam muội cũng còn chướng ngại. Pháp thứ tám cao hơn hết là Diệt tận định nếu chẳng đắc trọn pháp ấy, ắt còn bị chướng ngại, chưa được giải thoát trọn vẹn.
Theo PHDS của Ni sư Đức Trí
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với NHỊ CHƯỚNG tương ứng trong từ điển Phật học online:
Trả lời