Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ PHÁP GIỚI trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ PHÁP GIỚI theo từ điển Phật học như sau:
PHÁP GIỚI
PHÁP GIỚI; S. Dharmadatu
Đồng nghĩa với các từ pháp tính, thực tướng. Đó là cái bản thể vốn sáng suốt, yên tịnh, không sinh diệt của tất cả các pháp và chúng sinh. Nhưng giới cũng có nghĩa là cảnh giới, hoàn cảnh sống. Tùy theo trình độ giác ngộ và cũng tùy theo nghiệp báo mà chia ra thành 10 cảnh giới:
1. Cảnh giới Phật; 2. Cảnh giới Bồ Tát; 3. Cảnh giới hàng Thanh Văn; 4. Cảnh giới hàng Duyên Giác; 5. Cảnh giới loài Trời; 6. Cảnh giới loài người; 7. Cảnh giới loài A Tu La; 8. Cảnh giới loài súc sinh; 9. Cảnh giới loài quỷ đói; 10; Cảnh giới loài địa ngục. Lại có thể tùy theo ranh giới không gian và nhận thức mà chia ra làm 18 giới:
-6 căn (tức là sáu giác quan: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý).
-6 trần (sắc, âm thanh, hương, vị, xúc, pháp).
-6 thức (nhận thức của mắt, tai v.v…)
Như vậy, pháp giới là một trong 18 giới kể trên và thuộc về một trong 6 trần. Pháp giớ chỉ cho tất cả sự sự vật vật, có thật hay không có thật mà ý thức của chúng ta nghĩ tới được, tưởng tượng ra được.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với PHÁP GIỚI tương ứng trong từ điển Phật học online:
Trả lời