Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ SÁU NHÂN trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ SÁU NHÂN theo từ điển Phật học như sau:
SÁU NHÂN
SÁU NHÂN
Thuyết nhân quả của Nhất thiết hữu Bộ phân biệt có sáu nhân:
1. Năng tắc nhân: Tất cả các loại nhân góp phần gián tiếp hoặc trực tiếp tạo ra quả.
2. Câu hữu nhân: những loại nhân đồng thời tồn tại, góp phần tạo quả. Vd, nước, gạo, nồi, lửa đun, người nấu đều là câu hữu nhân, so với quả là cơm chín.
3. Đồng loại nhân: Hãy lấy ví dụ nấu cơm vừa rồi. Gạo là đồng loại nhân với cơm chín nhưng nước, củi, lửa, nồi, người nấu, cũng đều là nhân, nhưng không phải là đồng loại nhân, đối chiếu với quả là cơm chín.
4. Tương ứng nhân: mắt thấy quả cam. Đó là nhận thức thị giác (sách Phật gọi là nhãn thức) khởi tác dụng. Nhưng đồng thời lòng tham muốn ăn cam cũng sinh khởi, dẫn tới kết quả là ăn cam. Lòng muốn ăn cam, khởi tác dụng đồng thời với việc ăn cam. Tương ứng ở đây nghĩa là đồng thời khởi tác dụng, cùng y vào một cảm quan là mắt, cùng y vào một ngoại cảnh là quả cam.
5. Biến hành nhân: tất cả những sai lầm, khuyết điểm của ta đều bắt nguồn từ những nguyên nhân có phổ biến thường xuyên tác động ở trong mỗi người, là tham, sân, si là ba món phiền não cơ bản.
6. Dị thục nhân: dị thục là đổi khác mà chín muồi. Vd, hạt giống cam lúc gieo, trải qua bao nhiêu biến đổi mới mọc lên thành cây cam rồi đến quả cam chín. Hạt giống cam là dị thục nhân của cây cam, của quả cam chín.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với SÁU NHÂN tương ứng trong từ điển Phật học online:
Trả lời