Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ BI TRÍ NHỊ MÔN trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ BI TRÍ NHỊ MÔN theo từ điển Phật học như sau:
BI TRÍ NHỊ MÔN
Bi trí nhị môn là hai cửa pháp môn bi và trí, hai cửa này là hai điều kiện tối cần yếu, hổ tương cho nhau để đi vào tòa nhà pháp thân.
1. Bi môn : là cửa từ bi, từ bi ấy là lòng thương xót của các bậc thánh như chư Phật Bồ tát đối với sự khổ đau của chúng sanh,thấy chúng sanh mê lầm sa ngã, đau đớn khổ não, hoạn nạn thì các Ngài lấy làm cảm động và dùng mọi phương tiện cứu giúp họ thoát khổ được vui. Lòng từ bi của các Ngài vô cùng vô tận bủa khắp mười phương nên thường gọi là lòng đại bi. Những bậc Bồ tát trãi qua vô lượng kiếp thực hành đại hạnh từ bi này rồi sau mới đắc quả Vô thượng bồ đề.
2. Trí môn : là cửa trí huệ. Hành giả tu đạo tức là tu pháp mô trí huệ, nghĩa là dùng trí huệ sáng suốt mà soi xét đoạn dứt những phiền não tối tăm, những hoặc chướng vô minh của tánh mê muôi, phân minh tà chánh rõ ràng, sự lý viên minh. Tu pháp môn trí huệ này lâu ngày thuần thục trí huệ sẽ sáng ngời và cuối cùng đạt đến trí huệ cứu cánh rốt ráo, đó là Nhứt thiết trí, là trí huệ phật.
Tu Bi trí nhị môn cũng còn gọi là “Nhứt song, chi pháp” hay là “Phước huệ song tu”. Tu Bi môn là pháp môn phước đức, có tánh cách lợi tha (bố thí cứu đời, độ chúng sanh). Tu trí môn là pháp môn diệt trừ phiền não, có tánh cách tự lợi. Tu cả hai pháp môn mới có thể chứng đắc đại đạo thành bực vô thượng lưỡng túc tôn.
Theo PHDS của Ni sư Như Đức
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với BI TRÍ NHỊ MÔN tương ứng trong từ điển Phật học online:
Trả lời