Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ CHÁNH NIỆM trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ CHÁNH NIỆM theo từ điển Phật học như sau:
CHÁNH NIỆM
Samyak snoti
Niệm tưởng chơn chánh, suy xét về Chánh đạo. Trái với: tà niệm. Chánh niệm là cách hành đạo thứ bảy trong Bát chánh đạo. Người chánh niệm trở nên thanh lành lướt khỏi và diệt sạch sự rầu lo đau đớn. Có bốn phép chánh niệm: về thân, về sự thọ cảm, về ý, về pháp.
1. Chánh niệm về thân:
Chánh niệm trong khi cái thân hô hấp, chỉ thấy là một cái thân xác có thể tan rã mà thôi.
Chánh niệm trong khi cái thân đi, đứng, nằm, ngồi, chỉ thấy là một cái thân mà thôi, chớ không có ta.
Chánh niệm trong mọi việc hành động, nhà đạo khá quan tâm vào các sự hành động của mình.
Chánh niệm về cái thân trược, nó chứa đầy các món trược.
Chánh niệm về bốn chất trong thân, cái thân chỉ hiệp bởi bốn chất: đất, nước, lửa, khí mà thôi.
Chánh niệm về cái thân trong nghĩa địa, thấy nó trải qua những thời kỳ tan rã.
2. Chánh niệm về sự thọ cảm, hễ khi cảm vui, buồn thì cho là một mối cảm mà thôi, chớ chẳng phải ta.
3. Chánh niệm về ý, khi có một cái ý tham, sân, si hiện lại thì cho là ý tưởng mà thôi.
4. Chánh niệm về pháp.
Thấy năm mối che lấp: tình dục, sân hận, giải đãi, lo lắng, nghi não lướt lên thì xét ra mà hạ chúng nó.
Về ngũ uẩn, thấy sắc, tưởng, thọ, hành, thức phát sanh làm sao và tiêu diệt thế nào.
Chánh niệm về bảy phần Bồ đề: niệm lực, phân biệt pháp lý, dõng lực, hỷ lạc, yên tĩnh, thiền định, lặng lẽ nghiêm chỉnh, nhà đạo biết rằng mình có những cái nào và thiếu những cái nào.
Chánh niệm về Tứ diệu đế, người xét mà hiểu thấu, nhờ đó người sống một cách tự tại và thoát khỏi thế cuộc. Phép chánh niệm (trong Bát chánh đạo) đã trải qua là mộr phép tu rất tỷ mỷ. Phải là bực xuất gia thanh tịnh mới thi hành phép ấy được. Chớ người tại gia còn bận việc sinh nhai, chẳng có thì giờ mà suy xét phép ấy được.
Lại nữa, Chánh niệm nghĩa là: Tinh tấn mà tu Lục niệm xứ: niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới, niệm Thí, niệm Thiên.
Và Chánh niệm cũng là phép suy xét cho đắc lẽ Tứ niệm xứ:
Thân bất tịnh,
Thọ thị khổ,
Tâm vô thường,
Pháp vô ngãi.
Chánh niệm lại là: tâm ý chẳng rời khỏi những lý Đại Thừa, những lý Đại Niết Bàn, như: Thường, Lạc Ngã, Tịnh, Đệ nhứt nghĩa Không.
Theo từ điển Phật học Hán Việt của Đoàn Trung Còn
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với CHÁNH NIỆM tương ứng trong từ điển Phật học online:
Trả lời