Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ CHÁNH PHÁP NHÃN TẠNG trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ CHÁNH PHÁP NHÃN TẠNG theo từ điển Phật học như sau:
CHÁNH PHÁP NHÃN TẠNG
Chánh pháp: Pháp chơn chánh, thanh tịnh, Pháp Phật.
Nhãn: Mắt, tức là mắt tâm, mắt trí.
Tạng: Bao tàng tất cả thiện pháp. Chánh pháp, nhãn tạng là phép truyền Đạo một cách bí mật giữa Phật với Phật, Tổ với Tổ, dẫu cho truyền ở giữa đông người, mà chỉ có hai người, người truyền và người thọ biết nhau mà thôi. Ấy là sự truyền trao Phật quả, hoặc ngôi vị Tổ sư. Như đức Phật Thích Ca trên Hội tại núi Linh Sơn, truyền Chánh pháp nhãn tạng cho ngài Ma ha Ca Diếp, ngài Ca Diếp truyền cho ngài A Nan, lần lượt vị nầy nối tiếp vị kia cho đến ngài Bồ Đề Đạt Ma là Tổ sư đời thứ 28 bên Thiên Trước.
Chánh pháp nhãn tạng là phép truyền tâm ấn của Thiền Tông, truyền một cách đặc biệt ngoài giáo phái. Cũng kêu: Thanh tịnh pháp nhãn.
Theo từ điển Phật học Hán Việt của Đoàn Trung Còn
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với CHÁNH PHÁP NHÃN TẠNG tương ứng trong từ điển Phật học online:
Trả lời