Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ DI LẶC trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ DI LẶC theo từ điển Phật học như sau:
DI LẶC
DI LẶC ; S. Maitreya
Tên Phật vị lai, sẽ nối tiếp sự nghiệp giáo hóa của Phật Thích Ca tại cõi này. Di Lặc hiện nay đang ở trên cõi Trời Đâu Suất (Tuisita).
Maitreya, Hán dịch nghĩa Từ thị tức là đấng Từ Bi.
Trong các chùa Việt Nam, tượng Di Lặc thường là tượng một ông béo tròn, bụng phệ, ngồi ngả lưng đằng sau, cười hớn hở như một người thật sự sung sướng, không lo nghĩ gì, người ta thường gọi là ông Vô Lo.
Ba bộ kinh nói về đức Di Lặc là:
– Di Lặc bản Kinh
– Di Lặc thượng sinh Kinh
– Di Lặc đại thành Phật Kinh
“Di Lặc tiên quang bởi vô tâm,
Đi vân thủy đẫy đà phục phịch.”
(Chân Nguyên –Thiền tịch phú)
Trong các chùa Việt Nam, thỉnh thoảng có chùa thờ tượng gọi là Di Lặc tam tôn: giữa là tượng đức Di Lặc, bên trái là tượng Pháp Hoa Lâm Bồ Tát, bên phải là tượng Đại Diệu Tường Bồ Tát. Có chùa thờ hai tượng Phật Thích Ca ở Tuyết Sơn và tượng đức Di Lặc mình trần, béo phệ ở gần nhau. Vì tượng Thích Ca ở Tuyết Sơn, mình gầy gò, mặc áo đen kín thân thể, cho nên trong dân gian gọi đùa: Ông nhịn ăn mà mặc. Còn tượng Di Lặc mình trần, bụng to thì gọi đùa là Ông nhịn mặc mà ăn.
Từ thời Phật Thích Ca đến thời Phật Di Lặc giáng sinh trải qua bao nhiêu năm?
Trong Kinh nói, khi Phật Di Lặc giáng sinh, thì thọ mệnh con người là 8 vạn năm. So với hiện nay, thọ mệnh người trung bình là 100 năm, thì theo cách tính của Phật giáo, cho đến khi Phật Di Lặc ra đời, phải trải qua 8.108.000 năm. Cách tính như sau:
Loài người hiện nay đang ở trong thời kỳ gọi là giảm kiếp. Nghĩa là cứ qua 100 năm thì thọ mệnh giảm 1 tuổi, và giảm như vậy cho đến khi thọ mệnh người chỉ là 10 năm. Từ đó, một chu kỳ khác bắt đầu gọi là tăng kiếp. Cứ 100 năm tăng một tuổi, cho đến thời kỳ thọ mệnh đạt 8 vạn năm, thì Phật Di Lặc hạ sinh
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với DI LẶC tương ứng trong từ điển Phật học online:
Trả lời