Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ ĐỊA ĐẠI trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ ĐỊA ĐẠI theo từ điển Phật học như sau:
ĐỊA ĐẠI
ĐỊA ĐẠI; S. Pathavi dhatu
Địa đại là một yếu tố, kết hợp với ba yếu tố khác: thủy đại, Hỏa đại, Phong đại, hình thành thế giới vật chất. Địa đại là chất đặc, cứng, rắn. Trong cơ thể người là xương sụn, răng, tóc, móng tay, móng chân, cơ bắp, da thịt, hoành cách mô, phổi, tim gan, thận, lá lách, dạ dày, ruột v.v…
Nói chung lại, địa đại là một trong bốn yếu tố cơ bản của sắc pháp, hay là nói theo từ ngữ hiện đại, của vật chất. Sở dĩ gọi là lớn, bởi vì những yếu tố vật chất cơ bản này tồn tại phổ biến, khắp nơi. Thí dụ, ở nơi mà chúng ta thấy là nước, vẫn có địa đại, phong đại và hỏa đại nhưng ở vị trí thứ yếu, còn yếu tố nước (thủy đại) là chủ yếu. Trái lại, ở trong đất và mọi vật cứng rắn khác thì yếu tố địa đại là chủ yếu, ba yếu tố kia chiếm vị trí thứ yếu.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với ĐỊA ĐẠI tương ứng trong từ điển Phật học online:
Trả lời