Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ ĐỊNH HƯƠNG trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ ĐỊNH HƯƠNG theo từ điển Phật học như sau:
ĐỊNH HƯƠNG
定香; ?-1051
Thiền sư Việt Nam, thuộc phái Vô Ngôn Thông đời thứ 6. Sư đắc pháp nơi Thiền sư Ða Bảo và truyền lại cho những vị như Viên Chiếu, Bảo Tính, Minh Tâm và Cứu Chỉ.
Sư họ Lữ, quê ở Chu Minh, xuất gia theo học với Thiền sư Ða Bảo và là vị đệ tử xuất sắc nhất trong chúng. Một hôm, Sư hỏi Ða Bảo: Làm sao thấy được chân tâm? Bảo đáp: Là ngươi tự nhọc. Sư hoát nhiên tỉnh ngộ, thưa: Tất cả đều như vậy, đâu phải riêng con? Bảo hỏi lại: Ngươi hội chưa? Sư thưa: Ðệ tử hội rồi đồng chưa hội. Bảo khuyên: Cần phải gìn giữ cái ấy. Sư bịt tai xoay lưng đứng, Ða Bảo dạy: Ngươi về sau lại giống một kẻ điếc để tiếp người.
Sau 24 năm tu học với Ða Bảo, Sư được thỉnh về trụ trì chùa Cảm Ứng ở Tiêu Sơn, phủ Thiên Ðức. Nhiều người đến đây tham học và Sư cũng rất có công trong việc hoằng hóa.
Ngày mồng 3 tháng 3 năm Canh Dần, niên hiệu Sùng Hưng Thái Bảo thứ ba đời Lí Thái Tông, Sư gọi chúng lại từ biệt và viết kệ phó chúc:
本來無處所。處所是真宗
真宗如是幻。幻有即空空
Bản lai vô xứ sở
Xứ sở thị chân tông
Chân tông như thị huyễn
Huyễn hữu tức không không.
*Xưa nay không xứ sở
Xứ sở là chân tông
Chân tông như thế huyễn
Huyễn có là không không.
Truyền kệ xong, Sư im lặng viên tịch.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với ĐỊNH HƯƠNG tương ứng trong từ điển Phật học online:
Trả lời