Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ HAI TƯỚNG trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ HAI TƯỚNG theo từ điển Phật học như sau:
HAI TƯỚNG
HAI TƯỚNG
1. Tổng tướng: Hay là tướng chung.
2. Biệt tướng: Hay là tướng riêng.
Vd, tướng chung của mọi vật là vô thường, nhưng bênh cạnh tướng chung đó, mỗi sự vật lại có đặc điểm riêng của nó gọi là biệt tướng. Cái nhà, cái bàn, cái ghế đều có tướng chung là vô thường, nhưng cái bàn, cái ghế, cái nhà có những tướng riêng của chúng.
1. Đồng tướng: Ngói, gạch, bình v.v… đều có tướng chung, giống nhau là cấu tạo bằng đất sét.
2. Dị tướng: Chúng có hình thái khác nhau, độ bềnh khác nhau, gọi là tướng khác biệt.
Theo cuốn Đại thừa khởi tín luận, thì Chân Như có hai tướng:
1. Tịnh trí tướng; A. pure wisdom, tức là tướng của trí tuệ thanh tịnh.
2. Bất tư nghì dụng tướng: Từ ở trí tuệ thanh tịnh đó, nảy sinh ra vô lượng tác dụng kỳ diệu, không thể nghĩ bàn được (A. inconceivable, beneficial functions arising from the pure wisdom).
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với HAI TƯỚNG tương ứng trong từ điển Phật học online:
Trả lời