Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ NHỊ KIẾN trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ NHỊ KIẾN theo từ điển Phật học như sau:
NHỊ KIẾN
NHỊ KIẾN
A.1. Hữu kiến : cái thấy biết tà, thiên về có của những kẻ còn mê muội, đắm say trong tài sắc, danh lợi…
A.2. Vô kiến : cái thấy biết ta, thiên về không của những người mới vào cửa đạo, còn địa vị tiểu thừa.
B.1. Thường kiến : cái thấy biết chắc rằng thân tâm là thường trụ, thuộc về hữu kiến.
B.2. Đoạn kiến : cái thấy biết chắc rằng thân tâm là đoạn diệt, thuộc về vô kiến.
C.1. Nhãn kiến : mắt thấy, đó là sự thấy Phật tánh một cách rõ ràng.
C.2. Văn kiến : nghe thấy, đó là sự thấy Phật tánh của người đang tu tập, của hàng Thập trụ Bồ tát, thấy chưa tỏ rõ vì là sự nghe thấy vậy.
v Lại nữa nhãn kiến và văn kiến còn có những nghĩa khác nhau như sau :
1. Nhãn kiến : sự quan sát của con mắt đối với sắc tướng, do sự quan sát ấy mình thấy là chánh hay tà.
2. Văn kiến : sự quan sát của lỗ tai, đối với âm thanh, nhứt là lúc nghe thuyết pháp, do sự lắng nghe quan sát ấy mà mình thấy được chánh hay tà.
Theo PHDS của Ni sư Đức Trí
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với NHỊ KIẾN tương ứng trong từ điển Phật học online:
Trả lời