Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ ĐẠI KIẾP trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ ĐẠI KIẾP theo từ điển Phật học như sau:
ĐẠI KIẾP
Mahâkalpa
Một kiếp lớn. Đối với Tiểu Kiếp và Trung kiếp.
Một Đại Kiếp có bốn lần Trung kiếp. Tính ra có đến 1.344.000.000 năm.
Muốn tính cho đầy đủ thì nên tính như vầy:
Một Đại kiếp, tức là một thời kỳ thành và hoại của một tam Thiên đại Thiên thế giới. Một Đại kiếp có bốn trung kiếp, tức là bốn thời kỳ: Thành kiếp, Trụ kiếp, Hoại kiếp, Không kiếp. Một Trung kiếp có hai chục Tiểu kiếp, vậy một Đại kiếp có 80 Tiểu kiếp. Một Tiểu kiếp có hai thời: thời giảm và thời tăng. Thời giảm khởi đầu từ thọ mạng của người ta lâu được 84.000 năm, rồi cứ mỗi một trăm năm giảm đi một năm, giảm mãi đến khi thọ mạng của người ta chỉ còn có 10 năm. Hết cái khoảng trăm năm mà người ta chỉ sống có 10 năm, thì sang thời tăng. Bắt từ đây trở đi, cứ 100 năm lại tăng lên một năm, tăng mãi đến khi thọ mạng của người ta lâu được 84.000 năm như lúc đầu. Vậy thì:
Mỗi thời giảm hay mỗi thời tăng có:
(8.4000 – 10) x 100 = 8.399.000 năm.
Mỗi Tiểu kiếp (hiệp lại là 1 thời giảm với 1 thời tăng) có: 8.399.000 x 2 = 16.798.000 năm.
Mỗi Trung kiếp có: 16.798.000 x 20 = 335.960.000 năm.
Mỗi đại kiếp có: 335.960.000 x 4 = 1.343.840.000 năm.
Hết một Đại kiếp thì hết một tam Thiên đại Thiên thế giới. Rồi thì một cõi tam Thiên đại Thiên khác lại thành và Cứ luân chuyển như vậy mãi.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với ĐẠI KIẾP tương ứng trong từ điển Phật học online:
Trả lời