Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ PHẬT GIÁO NHẬT BẢN trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ PHẬT GIÁO NHẬT BẢN theo từ điển Phật học như sau:
PHẬT GIÁO NHẬT BẢN
PHẬT GIÁO NHẬT BẢN
日 本 佛 教
Tại Nhật, Phật giáo du nhập năm 522 với điểm xuất phát là Hàn Quốc. Mới đầu người Nhật thấy đây là một nền văn hóa ngoại lai, nhưng năm 585, Phật giáo được Nhật hoàng Dụng Minh (j: yomei) thừa nhận. Dưới thời vua Thánh Ðức (j: shokotu, 593-621), Phật giáo trở thành quốc giáo. Năm 594 nhà vua ra lệnh cho dân chúng phải thờ phụng Tam bảo (s: triratna). Ông khuyến khích dịch và viết kinh sách, bản thân ông cũng viết luận giải về các kinh (Duy-ma-cật sở thuyết kinh) và cho xây chùa chiền và thành lập Pháp Long tự (j: hōryū-ji) nổi tiếng ở Nại Lương (nara). Các Cao tăng Trung Quốc và Hàn Quốc được mời đến giáo hóa, người Nhật bắt đầu gia nhập Tăng-già. Trong thời kì này, tông Tam luận được thịnh hành.
Trong thời gian từ 710-794, có sáu tông phái tại Nhật Bản, phần lớn do Trung Quốc du nhập: Câu-xá (j: kusha), Pháp tướng (j: hossū), Tam luận (j: sanron), Thành thật (j: jōjitsu), Luật (j: ritsu), Hoa nghiêm (j: kegon). Phật giáo Nhật Bản có ảnh hưởng mạnh lên hoàng tộc, nhất là Hoa nghiêm tông. Bộ kinh Kim quang minh tối thắng vương (s: suvarṇaprabhāsottamarāja-sūtra) đóng một vai trò rất quan trọng trong việc truyền bá đạo Phật tại Nhật Bản vì được triều đình thời đó chấp nhận. Ðến thời kì Bình An (heian, 794-1184), tông Thiên Thai (j: tendai) và Chân ngôn (j: shingon) bắt đầu có ảnh hưởng. Ðến giữa thế kỉ thứ 10, việc tôn thờ phật A-di-đà bắt đầu thịnh hành và từ đó thành hình ra Tịnh độ (j: jōdo-shū) và Tịnh độ chân tông (j: jōdo-shin-shū) trong thời đại Liêm Thương (kamakura, 1185-1333). Năm 1191, Thiền tông du nhập Nhật Bản, một tông phái Phật giáo đã chứng tỏ dược sức sống mãnh liệt đến ngày nay. Thiền Nhật Bản cũng có hai hệ phái: Tào Ðộng (j: sōtō) và Lâm Tế (j: rinzai).
Trong thế kỉ thứ 13, Nhật Liên (nichiren) thành lập Nhật Liên tông, chủ trương theo kinh Diệu pháp liên hoa, xem đó là kinh quan trọng duy nhất. Trong các thế kỉ sau đó, đạo Phật không còn phát triển. Ðến thế kỉ 19, quan điểm Thần đạo (j: shintō) trở thành quốc giáo. Sau thế chiến thứ hai, Phật giáo phục hưng, hình thành các phái như Sáng Giá Học Hội (sōka gakkai), Lập Chính Giải Chính (risshō koseikai), Nhật Bản Sơn Diệu Pháp Tự (nipponzan myōhōji). Các tông phái này đều lấy Diệu pháp liên hoa kinh làm căn bản.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với PHẬT GIÁO NHẬT BẢN tương ứng trong từ điển Phật học online:
Trả lời