Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ TAM NHÂN PHẬT TÁNH trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ TAM NHÂN PHẬT TÁNH theo từ điển Phật học như sau:
TAM NHÂN PHẬT TÁNH
AM NHÂN PHẬT TÁNH
Thuyết tam nhân Phật tánh này do Đại Sư Trí Khải căn cứ theo thuyết của Đại Niết Bàn Kinh (quyển 28) lập thành. Cho rằng tất cả chúng sanh không ai là không có đủ ba nhân Phật tánh. Ba nhân nếu hiển lộ thời thành tựu quả mầu nhiệm Tam đức, Tam nhân phật tánh gồm : Chánh nhân Phật tánh, Liễu nhân Phật tánh, Duyên nhân Phật tánh.
1. Chánh nhân Phật tánh : Chánh tức trung chánh, trung tất song chiếu, lìa nơi tà kiến, chiếu giả, chiếu không, chẳng phải giả, chẳng phải không, tam tế đầy đủ là Chánh nhân Phật tánh, lý thể thật tướng của tất cả các pháp là Chánh nhân Phật tánh.
2. Liễu nhân Phật tánh : Liễu tức chiếu liễu, do nơi Chánh nhân trước phát sanh trí huệ chiếu liễu nầy, trí cùng với lý tương ứng. Đây là Liễu nhân Phật tánh vậy.
3. Duyên nhân Phật tánh : Duyên tức trọ duyên, tất cả mọi công đức thiện căn trợ giúp Liễu nhân, phát triển tánh của Chánh nhân, đây là duyên nhân của Phật tánh vậy.
Theo PHDS của Như Thọ – Nguyên Liên.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với TAM NHÂN PHẬT TÁNH tương ứng trong từ điển Phật học online:
Trả lời