Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ TĂNG trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ TĂNG theo từ điển Phật học như sau:
TĂNG
TĂNG; S. Sangha
Hán dịch âm lược đi. Dịch nghĩa là chúng. Cứ bốn Tỷ kheo trở lên cùng sống và tu một nơi thì gọi là Tăng.
TĂNG BẢO
Tăng chúng là một trong Tam Bảo. Sự có mặt của Tăng sĩ thể hiện sự tồn tại của Phật giáo tại thế gian, trong xã hội.
TĂNG DUỆ
Cao tăng Trung Hoa, đời Diêu Tần (thế kỷ 5), trợ thủ đắc lực của Cưu Ma La Thập trong việc dịch kinh sách Phật từ chữ Sanskrit sang chữ Hán.
TĂNG GIÀ
Tăng sĩ, từ bốn người trở lên, sống hòa hợp với nhau.
TĂNG GIÀ BẠT ĐÀ LA; S. Sanghabhadra
Tăng sĩ Cashmia (Ấn Độ), thuộc Nhất Thiết Hữu bộ, là tác giả nhiều sách Triết học Phật giáo quan trọng.
TĂNG GIÀ BẠT MA; S. Sanghavarman
Cao tăng Ấn Độ đến Nam Kinh năm 434 TL, dịch tất cả 5 bộ Kinh.
TĂNG GIÀ LAM
Chùa, tu viện nơi chúng tăng ở (x. già lam).
TĂNG GIÀ LÊ; S. Sanghati
Một trong ba loại áo của Tăng sĩ. Mặc khi đi khất thực, hay đi thuyết pháp và hay là đến chỗ hội chúng đông và quan trọng, thường gọi là đại y.
TĂNG GIỚI
Giới luật của tăng sĩ. Tăng sĩ là Sa di giữ 10 giới. Là Tỳ kheo, giữ 250 giới.
TĂNG HÀI
Giầy của nhà sư. Tích lấy ở truyện một nhà sư ngày xưa bên Trung Hoa, mê sắc nàng Chu Thị, bèn bỏ lẻn đôi giày của mình dưới giường nàng, khiến cho chồng nghi ngờ, hắt hủi và đuổi nàng đi. Rồi nhà sư bỏ chùa, lấy nàng làm vợ.
Từ đó, tăng hài chỉ những âm mưu thâm độc hại người.
“Dụ nhau đã chẳng được nào,
Tăng hài lãi nỡ buộc vào chân ni.”
(Vô danh)
“Đã oan vì chiếc tăng hài,
Mặt nào mà lại đi hai lần đò.”
(Quan Âm Thị Kính)
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với TĂNG tương ứng trong từ điển Phật học online:
Trả lời