Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ THẬP KIM CANG TÂM trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ THẬP KIM CANG TÂM theo từ điển Phật học như sau:
THẬP KIM CANG TÂM
Tâm kim cang là tâm rắn chắc như kim cương không bao giờ thối chuyển giao động. Đó là mười tâm của vị Bồ Tát.
Giác liễu pháp tánh: giác ngộ hết pháp tánh, Bồ Tát tâm đại nguyện, thệ hiểu rõ hết thảy pháp môn mầu nhiệm, vô lượng vô biên, chẳng thể cùng tận.
Hóa độ chúng sanh: Bồ Tát đem cái đạo Niết Bàn vô thượng, độ thoát hết thảy chúng sanh vô lượng vô biên ở mười phương, khiến cho chúng sanh hết đọa vào cảnh thú.
Trang nghiêm thế giới: Bồ Tát nói: các thế giới mười phương vô lượng, vô biên chẳng thể cùng tận, ta nên đem các món quý báu của cõi nước chư Phật đặng sửa soạn trang nghiêm hết thảy các cõi giới.
Thiện căn hồi hướng: Bồ Tát đem căn lành của tất cả các món tu hành hồi hướng về Phật quả Bồ Đề vô thượng và hồi hướng cho tất cả chúng sanh trong pháp giới.
Phụng sự Đại sư: Bồ Tát đem công đức tu hành của mình và phụng thờ, cúng dường tất cả chư Phật vô lượng vô biên, cho châu toàn khắp cả.
Thấp chứng chư pháp: cái lý thật tướng của các pháp Bồ Tát, chẳng phải thật, chẳng phải hư, chẳng phải có, chẳng phải không, hết thảy đều chơn thật chứng trí.
Quảng hạnh nhẫn nhục: Bồ Tát khi bị kẻ tiểu nhơn ngu muội quát mắng, đánh đập, thống khổ toàn thân, không sanh tâm oán hạnh.
Trường thời tu hành: Bồ Tát bảo: “ở các kiếp vị lai vô lượng vô biên, ta sẽ làm đạo Bồ Tát, giáo hóa chúng sanh mãi hoài mà không sanh tâm mệt mỏi”.
Tự hạnh mãn túc: Bồ Tát có đầy đủ các đức hạnh nhiệm mầu, lấy tâm làm chủ thể tâm tịnh tĩnh nên viên mãn được tất cả công đức lành, đủ hết đạt Bồ Đề vô thượng.
Linh tha nguyện mãn: Bồ Tát đã mãn đức hạnh của mình rồi lòng từ càng phát sanh, vì kẻ cầu giải thoát mà dạy đạo Niết Bàn cho lòng nguyện của họ được như ý.
(Theo PHTĐ của Đoàn Trung Còn)
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với THẬP KIM CANG TÂM tương ứng trong từ điển Phật học online:
Trả lời