Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ THẬP THỨC trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ THẬP THỨC theo từ điển Phật học như sau:
THẬP THỨC
1. Nhãn thức: Mắt duyên với sắc sanh ra nhãn thức, tức là sự nhận thấy
2. Nhĩ thức: Tai duyên với tiếng sanh ra nhĩ thức, tức là sự nhận biết âm thanh
3. Tỷ thức: Mũi duyên với mùi hương sanh tỷ thức, tức là sự nhận biết mùi hương thơm, thúi…
4. Thiệt thức: Tức là lưỡi duyên với mùi vị sanh ra thiệt thức, tức sự nhận biết các vị đắng ngọt…
5. Thân thức: Thân duyên với các pháp nên ngoài sanh thân thức, tức sự nhận biết các vật mềm, cứng, nóng, lạnh, mát…
6. Ý thức: Thức này nương ý căn (thức thứ bảy) khởi ra tác dụng phân biệt pháp trần nên gọi là ý thức.
7. Mạt na thức: Còn gọi là phân biệt thức là phần do nương vào tự chứng phần của thức thứ tám mà phát sanh, chấp kiến phần của thức thứ tám là ngã, thứ này còn là chủ của thức thứ sáu, chấp cảnh sở duyên thiện hay ác của thức thứ sáu và chuyển thành nhiễm hay tịnh
8. A Lại Da thức: Dịch là tàng thức, thức này nhiễm tịnh đồng nguồn, sanh diệt hòa hợp có đủ bốn phần là: Tướng phần, Kiến phần, Tự chứng phần, Chứng tự chứng phần
9. A ma la thức: Dịch là thanh tịnh thức, còn gọi là Bạch tịnh vô cấu thức. Thức này là bổn nguyện tâm địa thanh tịnh của tất cả chúng sanh là quả đức pháp thân mà Đức Phật Như Lai chứng ngộ, đối với bậc Thánh không tăng, kẻ phàm phu không giảm, chẳng ràng buộc ở sanh tử, chẳng vắng lặng ở Niết Bàn, nhiễm tịnh đều mất, rỗng rang như thái hư.
10. Nhất thiết tâm thức: Còn gọi là nhất thiết nhất tâm thức. Thức này chỉ chung cho hết thảy mọi loại hữu hình và phi tình tùy duyên và chỉ là nhất tâm cho nên gọi là nhất tâm. Thể của chân như chỉ là một cho nên gọi là Nhất tâm, tức là tương đương với viên giáo.
Theo PHDS của Thích Nữ Đức Trí
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với THẬP THỨC tương ứng trong từ điển Phật học online:
Trả lời