Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ THẤT CHỦNG TỊNH trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ THẤT CHỦNG TỊNH theo từ điển Phật học như sau:
THẤT CHỦNG TỊNH
Thất chủng tịnh là bảy tướng thanh tịnh của Bồ Tát Sơ Địa, nguyện cầu về Tịnh Độ, bao gồm như sau:
Đồng thể tịnh: Là các cõi nước Tịnh Độ, tuy hình tướng và ứng dụng có khác, nhưng đồng một thể tánh trong đó tất cả cõi báo ứng đều lấy pháp tánh làm thể, trong ứng độ, các độ (nước) cùng đồng một thể.
Tự tại tịnh: Là thể tánh của cõi nước Tịnh Độ. Tự tại thanh tịnh nên nhiễm tịnh viên thông, pháp giới bình đẳng, thể trong sáng của hạt Tịnh châu trong suốt, tự tại hiện rõ ràng chân thật, vẻ đẹp xấu của nó.
Trang nghiêm tịnh: Là hình tướng của các cõi Tịnh Độ đều lấy thần biến tự tại mà trang nghiêm, lại thường có đầy đủ ánh sáng chiếu tan chỗ mê tối, nhóm họp đầy đủ các báu để trang nghiêm cõi nước.
Thọ dụng tịnh: Là chúng sanh khi thọ dụng, các cảnh giới ở cõi nước Tịnh Độ, thường dẹp trừ được các phiền não, phát sanh Thánh đạo.
Trụ xứ chúng sanh trụ: Là sự thắng của cõi nước Tịnh Độ được biểu lộ ở dưới chúng sanh, sống trong cõi nước ấy có đầy đủ vô lượng công đức và trí tuệ.
Nhân tịnh: Là lấy đức nghiệp làm nhân, để được sanh về cõi Tịnh Độ làm quả, còn được gọi là Tịnh Độ Tam muội pháp môn. Ý nói chúng sanh ở cõi Tịnh Độ đã được đầy đủ đức nghiệp.
Quả tịnh: Là chúng sanh ở cõi Tịnh nương nơi đức nghiệp của Tịnh Độ Tam muội pháp môn mà tùy theo chỗ thích của tâm mình thị hiện các quả.
(Theo PHDS của Như Thọ – Nguyên Liên)
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với THẤT CHỦNG TỊNH tương ứng trong từ điển Phật học online:
Trả lời