Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ TỘI ÁC trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ TỘI ÁC theo từ điển Phật học như sau:
TỘI ÁC
TỘI ÁC
Phật giáo chủ trương tâm tánh của con người vốn thanh tịnh, cái làm ô nhiễm tâm tánh là tam độc tham dục, tắng ố và mê vọng. Ngày xưa tam độc này được gọi là Tội (Pàli : Savajja), có bao hàm ý nghĩa phải chịu trách phạt; nếu xả bỏ được tam độc thì tâm tánh được thanh tịnh, đây là giáo thuyết Phật giáo Nguyên thủy. Nhưng Phật giáo Đại thừa thì không cho tham dục là trọng tội, Kinh Ổ- bà- ly Sở Vấn (Phạn : Upàli- pariprcchà) cho rằng tội từ tắng ố sanh khởi nặng hơn so với tội từ tham dục sanh khởi, đó là do phiền não trói buộc chúng sanh, còn đối với Bồ- tát mà nói thì chẳng những không có tội ác mà cũng không có tội ác mà cũng không có tổn thất. Kinh Phương Tiện Thiện Xảo cũng cho rằng : Nói theo Bồ- tát thì có 2 thứ tội cực trọng : Một là do tắng ố sanh khởi, hai là tội do mê vọng sanh khởi. Còn nói theo tội của Tỳ- kheo, tiếng Phạn Àpatti, động từ của nó àpd có nghĩa là rơi xuống; theo đây thì Tỳ- kheo do lỗi làm mà bị đọa lạc, tức là phá giới.
Chữ tội nói trên đây, nếu biểu hiện về mặt hiện thực thì gọi là Tội báo (Pàli : Vajja); còn nói theo nghĩa thông thường thì chỉ cho quả báo xấu do ác hạnh chiêu cảm. Trong kinh điển tăng chi Bộ thuộc Nam Truyền có nêu 2 thứ quả báo là quả báo hiện đời và quả báo vị lai. Quả báo hiện đời chỉ cho hình phạt do vương quyền (hoặc pháp luật) gia hại trên thân con người, còn quả báo vị lai thì chỉ cho báo ứng bị đọa lạc trong đường ác đời vị lai do ác hạnh mà thân, khẩu, ý đã tạo. Chúng ta nên sợ hãi tội báo ở hiện đời và vị lai, nếu như có thể tu tập bằng cách vừa thấy tội báo liền sanh tâm sợ hãi thì chắc chắn chúng ta sẽ được giải thoát ngay trong tất cả tội báo.
Trong nguyên ngữ chữ “Tội” có bao hàm ý nghĩa cần phải lìa bỏ. Phật giáo ở thời kỳ đầu đã chủ trương nên xa lìa, nhưng tội báo chẳng phải là cái có thể lìa bỏ hoàn toàn, vì sau khi ta phạm tội sinh sợ hãi, cho nên đến thời kỳ Phật giáo Đại thừa không còn dùng từ ngữ “Nên xa lìa” có ngữ ý mơ hồ ấy nữa, mà lập thuyết “Chinh phục” (Pàli : Ati), vì động từ này sinh ra các danh từ quyết liệt Atyaya (nghĩa là tội , khổ não, nguy cơ, tử , phá toái). Kinh Kim Quang Minh cho rằng chư Phật có lòng từ bi rất sâu xa đối với tất cả chúng sanh, chư Phật giải cứu chúng sanh ra khỏi sự sợ hãi của tội ác. Chúng ta phạm tội trong trường hợp bất đắc dĩ, bị điều ác chinh phục, đứng trước những sự khổ não nguy hiểm như tan vỡ, chết chóc…,lúc ấy đã cảm nhận được các tội lỗi không thể tránh khỏi liền nói cho mọi người biết về tội lỗi và nỗi lo sợ này, nhưng không cách nào được giải thoát, chỉ có tuyệt đối quy y chư Phật mới mong được các ngài nhiếp thọ. Chỉ có trạng thái tự mình ý thức sợ hãi tội ác, hoàn toàn ngộ lý “Tánh Không” thì nỗi sợ hãi về tội ác mới tiêu trừ được. Đây là đại lý của Phật giáo Đại thừa.
Theo từ điển Phật học Huệ Quang
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với TỘI ÁC tương ứng trong từ điển Phật học online:
Trả lời