Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ TỨ CHÚNG trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ TỨ CHÚNG theo từ điển Phật học như sau:
TỨ CHÚNG
TỨ CHÚNG
Tứ chúng là bốn hàng đệ tử Phật.
1. Phát khởi chúng : Trong hội Pháp Hoa. Ngài Xá Lợi Phất ba lần thỉnh Phật thuyết minh giáo lý Pháp Hoa để làm duyên khởi cho Phật nói Kinh Pháp Hoa. Hội Bát Nhã Ngài Tu Bồ Đề thưa hỏi Phật phương pháp hàng phục tâm… Những vị gợi chuyện thưa thỉnh như thế gọi là Phát khởi chúng.
2. Đương cơ chúng : Trong một pháp hội Phật thuyết pháp, có những Thanh Văn, Bồ Tát căn cơ trình độ thích hợp với giáo lý thời pháp đó sau khi nghe rồi được ngộ đạo chứng quả nên gọi những vị đó là Đương cơ chúng.
3. Ảnh hưởng chúng : Ngài Văn Thù, Ngài Phổ Hiền, Ngài Quan Âm… Những vị Bồ Tát này tuy không ở thường xuyên bên Phật nhưng khi Đức Phật thuyết pháp thì các Ngài từ phương khác đến để trang nghiêm pháp hội, trợ hóa cho Đức Phật. Những vị Bồ Tát như thế gọi là Ảnh hưởng chúng.
4. Kết duyên chúng : những chúng sanh phước mỏng nghiệp dày nghe pháp mà không thâm nhập được, không ngộ đạo được, không chứng quả được… chỉ gieo hạt giống Phật cho đời sau, những vị như thế gọi là kết duyên chúng.
– Lại có Tứ chúng xuất gia (Tứ Thánh) : 1. Tỳ Kheo, 2. Tỳ Kheo Ni, 3. Sa Di Ni.
– Lại còn có Tứ chúng xuất gia lẫn tại gia : 1. Tỳ Kheo, 2. Tỳ Kheo Ni, 3. Ưu Bà Tắc, 4. Ưu Bà Di.
Theo PHDS của HT Thích Từ Thông
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với TỨ CHÚNG tương ứng trong từ điển Phật học online:
Trả lời