Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ TAM LƯỢNG trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ TAM LƯỢNG theo từ điển Phật học như sau:
TAM LƯỢNG
TAM LƯỢNG
Lượng là suy lường đoán biết một sự việc hay một lý lẽ gì. Tất cả những nhận thức phân biệt của tám thức tâm vương gồm một trong ba lượng đó là Tam lượng. Tam lượng có hai thứ : một của Duy thức, một của Nhơn Minh Luận.
1. Tam lượng của Duy thức học : Căn cứ nơi đối tượng của tâm và tâm sở mà lập ra Tam lượng.
– Hiện lượng : là lượng biết cảnh hiện tại mà không trãi qua sự suy lường của ý thức. Ví dụ : Một vật thể xúc đối với nhãn thức, nhãn thức tuy khởi tác dụng nhưng không một mảy may phân biệt đó là vật thể gì, vật thể đó đối với nhãn thức cũng như vật thể in trong nhãn một tấm gương. Tấm gương dù có chiếu vật, nhưng không biết đó là vật gì nên gọi là hiện lượng.
– Tỷ lượng : Là lượng biết cảnh hiện tại, hoặc không hiện tại, do sự so sánh hay suy lường để biết. Ví dụ : thấy chỗ kia có khói lên biết chỗ đó có lửa cháy.
– Phi lượng : Là sự lượng biết sai lầm đối với cảnh hiện tại và không hiện tại. Phi lượng là do tâm rối loạn, phân biệt sai lầm, chấp lấy những việc không đúng sự thật, đó là kết quả của Tợ hiện tượng và Tợ tỷ lượng.
2. Tam lượng của Nhơn Minh luận : gồm có : Hiện tượng, Tỷ lượn, và Thánh giáo lượng.
Theo PHDS của HT Thích Từ Thông
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với TAM LƯỢNG tương ứng trong từ điển Phật học online:
Trả lời