Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ TỨ CHƯỚNG trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ TỨ CHƯỚNG theo từ điển Phật học như sau:
TỨ CHƯỚNG
TỨ CHƯỚNG
Bốn điều chướng ngại, ngăn trở sự thành đạo là: 1. Ý nghĩ sai lầm; 2. Làm điều ác; 3. Chịu quả báo ác; 4. Tà kiến.
“Sao bằng vui thú viên kỳ,
Dứt không tứ chướng, sá gì nhị khiên.”
(Truyện Quan Âm Thị Kính)
Không nên lầm tứ chướng (từ ngữ đạo Phật) với tứ chiếng là từ ngữ dân gian đọc trệch từ trấn thành chiếng. Nguyên, ngày xưa, dưới thời phong kiến, nước ta chia làm bốn trấn (tứ trấn) là: 1. Kinh Bắc (Bắc Ninh); 2. Hải Dương; 3. Sơn Nam (một phần Sơn Tây và Hà Nam); 4. Sơn Tây (gồm Hà Đông, Hà Nam (một phần), Nam Định, Thái Bình và một phần Hưng Yên). Nói trai tứ chiếng là nói người đàn ông, làm nhiều việc, đi nhiều nơi.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với TỨ CHƯỚNG tương ứng trong từ điển Phật học online:
Trả lời