Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ AN CƯ trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ AN CƯ theo từ điển Phật học như sau:
AN CƯ
AN CƯ (Varsa)
Tăng sĩ, hàng năm trong ba tháng hè, thường ở yên một nơi, không đi ra ngoài, gọi là an cư hay kiết hạ. Kiết hạ là kiết tập vào mùa hạ, vì mùa hạ ở Ấn Độ thường mưa nhiều, đi lại rất bất tiện. Hơn nữa, mùa hạ cũng là mùa côn trùng sinh nở nhiều, tăng sĩ đi lại sẽ dẫm lên và làm chết côn trùng. Mục đích chính của an cư kiết hạ, là tăng sĩ ở yên một nơi để chuyên tu học, đặc biệt là tu thiền.
Có xứ như Tokhara, ở phía bắc Ấn Độ, tăng sĩ an cư vào mùa đông, từ giữa tháng chạp đến giữa tháng ba năm sau. Ở Trung Hoa và Việt Nam, thường tổ chức an cư vào giữa tháng 5 đến giữa tháng 7 âm lịch. Khi bắt đầu gọi là nhập hạ hay là vào hạ. Khi kết thúc gọi là giải hạ hay ra hạ.
Đối với người xuất gia, thường không tính tuổi đời mà tính tuổi tu bằng số hạ. Các bậc Hòa Thượng hay Thượng Tọa trong giáo hội Phật giáo Việt Nam thường có ít nhất 10 hạ trở lên.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với AN CƯ tương ứng trong từ điển Phật học online:
Trả lời