Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ BÁT KIỀN ĐỘ trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ BÁT KIỀN ĐỘ theo từ điển Phật học như sau:
BÁT KIỀN ĐỘ
Bát kiền độ là tám món kiền độ bao gồm:
Tạp kiền độ: Trong Kinh Phật vì hàng Thinh Văn nói các pháp khác nhau như: Tứ Thiện Căn, Tứ Thánh Quả… gọi là tạp kiền đồ
Kiết sử kiền đồ: Kiết là trói buộc, sử là sai khiến, gồm có ba kiết sử năm triền cái, năm độn sử… Tất cả không ngoài 108 phiền não, hoặc nghiệp phiền não này trói buộc, sai sử thân tâm hành giả khiến trôi lăn trong ba cõi, nên gọi là kiết sử kiền độ.
Trí kiền độ: Trí là trí huệ, các bậc từ sơ quả, nhị quả, tam quả, tứ quả tu giới định huệ và 37 phẩm trợ đạo, đoạn trừ các hoặc chướng phiền não được phát sanh trí huệ vô lậu
Hành kiền độ: Hành là các hành động thiện ác phát ra từ thân, khẩu ý. Thiện hành không sát sanh không trộm cướp… ác hành là sát sanh trộm cướp, tà dâm
Tứ đại kiền độ: Đất, nước, gió, lửa ở khắp mọi nơi nên gọi là tứ đại. Căn cứ về ba đời quá khứ, hiện tại, vị lai mà luận về hình sắc đẹp xấu, do tứ đại tạo thành, gọi là tứ đại kiền độ
Căn kiền độ: Căn là sáu căn, năm căn, căn cứ theo bốn quả ba đời mà nói
Định kiền độ: Định là định của các cõi trời, dục giới, sắc giới, vô sắc giới, và định của hàng Thanh Văn Duyên Giác.
Kiến kiền độ: Kiến là đoạn kiến, thường kiến, 62 kiến chấp của phàm phu và ngoại đạo.
(Theo PHDS của Như Thọ – Nguyên Liên)
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với BÁT KIỀN ĐỘ tương ứng trong từ điển Phật học online:
Trả lời