Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ BẤT PHÂN GIÁO NGŨ Ý trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ BẤT PHÂN GIÁO NGŨ Ý theo từ điển Phật học như sau:
BẤT PHÂN GIÁO NGŨ Ý
Năm ý bất phân giáo. Thanh Lương quốc sư đời Đường suy nguyên lý Phật giáo thấy có 5 ý sau:
1. Lý bất nhị vị, thù đồ đồng qui: ( lý không có hai vị, khác đường cùng về 1 mục đích). Ý nói các Pháp của Phật thuyết, lý vốn không hai, nhưng tùy theo căn cơ mà có sự lý giải khác nhau, nên có đường lối khác nhau. Cơ kiến dẫu khác nhưng cùng qui về một thực, nên Bất phân.
2. Nhất âm phổ ứng, nhất vũ phổ tri: (1 âm vang khắp, một mưa tưới khắp). Ý nói Phật dùng một âm mà thuyết pháp, bình đẳng phổ ứng, căn cơ khí lượng, dù to hay nhỏ đều được lợi ích như cây cỏ trên mặt đất chỉ một trận mưa mà tưới được khắp, nên Bất phân.
3. Nguyên Phật bản ý, vị nhứt sự cố: Có nghĩa là xét bản ý Phật chỉ vì một sự. Chỉ việc Phật vốn vì nhân duyên đại sự mà xuất hiện ở đời, khai thị cho chúng sinh đều được làm Phật. Kinh Pháp Hoa nói rằng : “ Chín bộ pháp này tùy thuận chúng sanh mà thuyết, lấy việc nhập Đại Thừa làm gốc”. Ý Phật như vậy, nên là Bất phân.
+ Chín bộ là : 1. khế Kinh. 2. Trung tụng – 3. Phúng tụng – 4. Nhân duyên- 5. Bản sự – 6. Bản sinh – 7. Hi hữu – 8. Thí dụ – 9. Luận nghị.
4. Tùy nhất nhất văn, chúng giải bất đồng : ( cùng một lời văn, mỗi người hiểu mỗi khác). Ý nói chư Phật thuyết về pháp vô thường, có người coi sinh diệt là vô thường, pháp vốn là một mà cơ giải khác nhau, nên là Bất phân.
5. Đa chủng thuyết pháp, hoặc chi lưu cố : ( Nhiều loại thuyết pháp vì sợ có thể sẽ thành chi lưu). Ý nói lúc Pháp sắp diệt, có nhiều loại dị thuyết e sẽ hỗn độn, vốn là một vị sẽ thành các chi lưu khác nhau, cho nên Bất phân.
Theo TĐPH Hán Việt.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với BẤT PHÂN GIÁO NGŨ Ý tương ứng trong từ điển Phật học online:
Trả lời