Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ CHIÊN ĐÀ LA trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ CHIÊN ĐÀ LA theo từ điển Phật học như sau:
CHIÊN ĐÀ LA
Candala
Hạng hạ tiện ở Ấn Độ, giai cấp hèn, ngoài ra bốn giai cấp thông thường ( Sát đế lỵ, Bà La Môn, Phệ xá, Thứ đà la. Xem Tứ chủng). Hạng Chiên đà la làm hàng thịt, đánh cá, nô bộc, bốn hạng trên cho họ là ác, trược. Nam kêu là Chiên đà la, nữ kêu là Chiên đà lỵ. Ngày nay, người ta kêu giai cấp Chiên đà la là Ba lỵ a (Pariahs), tiếng Pháp gọi là Caste des Intouchables (Hạng người mà các hạng khác không nên rờ đụng tới mình). Ngày xưa, đức Phật vì lòng từ bi vô lượng, chẳng những là thâu bốn hạng dân chánh thức trong cõi Ấn Độ vào hàng đệ tử của ngài, mà lại còn trao giới cho giai cấp đê tiện là hạng Chiên đà la nữa.
Lại vào hàng đệ tử xuất gia của ngài, các sư không còn phân biệt giai cấp ở xã hội, thảy đều bình đẳng hòa đồng. Cho nên người ta thấy trong hạng Chiên đà la nào là người đổ thùng tiêu đắc quả La Hán, nào là người nô lệ được vào bực Tỳ Kheo, được hàng vua quan (Sát đế lỵ) xá bái.
Các đệ tử xuất gia của Phật, trong khi đi khất thực, chẳng phân biệt nghèo giàu, sang hèn, các thầy đến xin ở nhà bực Tôn quý là Sát đế lỵ, mà cũng đến xin ở nhà kẻ đê tiện là Chiên đà la.
Theo từ điển Phật học Hán Việt của Đoàn Trung Còn
CHIÊN ĐÀN LA; S. Candala
Loại người cùng khổ nhất trong xã hội Ấn Độ. Họ thường làm các nghề hàng thịt hàng cá, hay làm nô bộc. Họ không thuộc vào xã hội bốn đẳng cấp của Ấn Độ. Họ là hạng người mà bốn đẳng cấp kia khinh rẻ, không sờ đụng tới. Vì vậy mà sách Pháp gọi họ là intouchables. Khi đạo Phật ra đời, Phật Thích Ca tuyên bố tất cả mọi người, không phân biệt đẳng cấp xã hội đều bình đẳng trước chân lý và cả những người Chiên đàn la cũng có thể xuất gia và chứng quả như những người thuộc các đẳng cấp khác
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với CHIÊN ĐÀ LA tương ứng trong từ điển Phật học online:
Trả lời