Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ DA LUẬT SỞ TÀI trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ DA LUẬT SỞ TÀI theo từ điển Phật học như sau:
DA LUẬT SỞ TÀI
DA LUẬT SỞ TÀI (1900-19244)
耶 律 楚 材
Cg: Di-Lặc sở tài, Lưu Sở Tài.
Cư sĩ Phật Giáo Trung Quốc, tự Tấn Khanh, pháp danh Tùng Nguyên, hiệu Trạm Nhiên cư sĩ. Ông là con cháu của Đan Vương Đột Dục ở Liêu Đông.
Vốn mang chí hướng khác thường, Ông lấy việc phụng sự đất nước làm trách nhiệm của mình, với tài cao, học rộng, Ông thông suốt kinh sử Bách gia, cho đến giỏi cả y dược, bói toán, công nghệ, canh nông.
Ban đầu, Ông làm chức quan nhỏ trong triều nhà Kim, được ít lâu ông từ quan về ở am Thung Dung tại chùa Báo Ân thuộc huyện Yên Kinh, tham cứu đạo thiền với ngài Hành Tú hiệu Vạn Tùng, 3 năm thì đắc pháp, dược ngài Hành Tú truyền trao y và phất tử. Về sau, ông khuyến thỉnh ngài Hành Tú, soạn bộ Thung Dung Lục.
Vua Thái Tổ nhà Nguyên nghe danh ông, đem lễ vật đến mời ông ra giúp nước. trong các cuộc chinh phạt của vua, ông thường can ngăn việc giết hại. Vua Thái Tông phong cho ông chức Trung thư lệnh; những kế hoạch lớn về việc nước đều theo sự quyết định của ông. Dược vua ban thưởng trong hậu, nhưng ông vẫn sống đạm bac như người thường. Lúc sắp chết, ông cúng hết tài sản vào chùa.
Ông mất vào tháng 5 năm Giáp thìn (1244), hưởng dương 55 tuổi, phần mộ tọa lạc trong vườn Di Hòa, Bắc Kinh ngày nay.
Tác phẩm: Trạm Nhiên Cư Sĩ Văn Tập, Tây Du Lục.
Theo: Ngũ Đăng Toàn Thư 61; Nguyên Sử 146.
Theo từ điển Phật học Huệ Quang
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với DA LUẬT SỞ TÀI tương ứng trong từ điển Phật học online:
Trả lời