Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ DIỆU PHÁP LIÊN HOA trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ DIỆU PHÁP LIÊN HOA theo từ điển Phật học như sau:
DIỆU PHÁP LIÊN HOA
Tên một bộ Kinh Đại thừa quan trọng. Theo truyền thuyết, Phật Thích Ca giảng tại núi Linh Sơn, gần thành Vương Xá (Rajagaha). Nội dung kinh quy cả ba Thừa: Thanh Văn Thừa, Duyên Giác Thừa và Bồ Tát Thừa thành một Thừa duy nhất là Phật Thừa. Kinh này được Cưu Ma La Thập, người nước Quy Tư dịch sang chữ Hán, vào khoảng thế kỷ 5 TL. Tông Pháp Hoa chính dựa vào bộ kinh này để thành lập.
Kinh gồm có 28 phẩm. Diệu pháp có nghĩa là nội dung kinh này trình bày giáo lý thâm diệu, không gì hơn. Liên Hoa, hoa sen là ví giáo pháp của kinh này [tr.164] trong trắng thuần tịnh như hoa sen.
Hiện nay còn lưu truyền ba bản dịch, một bản của Trúc Hộ Pháp (năm 286), một bản của Cưu Ma La Thập (năm 406), một bản của Xa Na Quật Đa và Đạt Ma Thấp Đa cùng dịch (năm 601). Trong ba bản này, thì bản của La Thập tuy ngắn gọn nhất nhưng lại phổ thông nhất, lưu hành rộng rãi nhất.
Có rất nhiều sớ giải của bộ kinh này, trong số đó, những bản nổi tiếng nhất là của Luận sư Thế Thân (Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Ưu Bà đề xá –(Upa-desa), 2 quyển, Bồ đề lưu chi dịch), ngoài ra, ở Trung Hoa còn có bản: “Sớ Kinh Pháp Hoa” của Trúc Đại Sanh, đời Nam Tống, hai quyển, cùng các bản sớ giải của Trí Khải, Cát Tạng, Khuy Cơ v.v… Ở Nhật Bản, có bản sớ giải kinh này của Thái Tử Thánh Đức.
Bản chữ Phạn của kinh Pháp Hoa được tìm thấy tại Kashgar. Bản này, năm 1852, được học giả người Pháp Eugène Burnouf dịch ra Pháp văn.
DIỆU PHÁP LIÊN HOA KINH ƯU BÀ ĐỀ XÁ; S. Saddharma-pundarika-upadesa
Tên bộ sớ giải kinh Pháp Hoa do Luận sư Ấn Độ là Thế Thân soạn (Vasubandhu). Bồ Đề Lưu Chi đời Hậu Ngụy dịch.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với DIỆU PHÁP LIÊN HOA tương ứng trong từ điển Phật học online:
Trả lời