Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ DƯ HÀNG trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ DƯ HÀNG theo từ điển Phật học như sau:
DƯ HÀNG
Chùa lớn ở Hải Phòng, đường Dư Hàng, số 121. Tên chữ của chùa là Phúc Lâml. Chùa xây dựng từ đời Trần. Trong khuôn chùa có ba tháp thờ ba Tổ phái Thiền Trúc Lâm, và trong nhà thờ Tổ, có ba tượng Tổ Trúc Lâm là Nhân Tôn, Pháp Loa và Huyền Quang.
DƯ KẾT
Những kiết sử (phiền não) còn lại chưa đoạn hết. “Đại thừa nghĩa chương: viết: “Nếu đoạn trừ được tham, thì mọi dư kết đều tiêu tan.”
DƯ LƯU
Trên vị trí của tôn phái mình gọi những người thuộc các tôn phái Phật giáo khác là dư lưu.
DƯ NIỆM
Niệm khác, ý nghĩa khác, không dính dáng gì tới việc đang làm, vấn đề đang được suy nghĩ giải quyết.
DƯ TẬP
Tập là tập khí. Người tu hành đã đoạn trừ hết phiền não, thế những vẫn tồn tại một ít tập khí, thói quen, gọi là dư tập.
Kinh Duy Ma Cật viết: “Hiểu sâu lý duyên khởi, đoạn trừ tà kiến, và mọi chấp hữu vô, không còn dư tập nữa.”
DƯ THÚ
Thú là cõi sống. Đứng ở cõi người mà nói, thì các cõi sống khác như địa ngục, quỷ đói, súc sinh, A tu la và cõi Trời, đều gọi là dư thú.
DƯ THỪA
Ở vị trí thừa của mình theo. Vd, mình theo Bồ Tát thừa, thì gọi các thừa khác là dư thừa.
DƯ TÔNG
Trên vị trí của tông phái mình (bổn tông) gọi các tông phái khác là dư tông.
DƯ UẨN
Uẩn là thân năm uẩn. Cái thân năm uẩn còn lại của bậc Thánh đã chứng quả, thành A-la-hán. Cái thân còn lại đó gọi là dư tuần.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với DƯ HÀNG tương ứng trong từ điển Phật học online:
Trả lời