Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ HÒA HỢP TĂNG trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ HÒA HỢP TĂNG theo từ điển Phật học như sau:
HÒA HỢP TĂNG
HÒA HỢP TĂNG
Sự hòa hợp, đoàn kết trong đoàn Tăng già (x. Tăng già). Sự hòa hiệp đó được thể hiện trong sáu điểm, gọi là sáu hòa:
1. Cùng ở một nơi (Thân hòa đồng trú).
2. Không cãi cọ nhau (Khẩu hòa vô tránh).
3. Có ý kiến cùng nhau bàn bạc trong hòa khí (Kiến hòa đồng giải).
4. Có gì lợi cùng chia nhau (Lợi hòa đồng quân).
5. Cùng tu giới luật như nhau (Giới hòa đồng tu).
6. Tâm ý luôn luôn vui vẻ với nhau (Ý hòa đồng duyệt).
Theo luật, bất cứ đoàn thể Tăng già nào, mỗi tháng phải tổ chức hai lần tụng giới vào ngày 15 và 30 âm lịch (hoặc 29). Các chùa Việt Nam thường gọi ngày đó là ngày Bá Tát (S. Dposatha, nghĩa là đọc giới). Trước mỗi cuộc họp đọc giới, người giới sư chủ trì phải hỏi: Chúng Tăng nay đã hòa hiệp chưa? (cũng như nói có đoàn kết không?). Hỏi ba lần như vậy, sau khi chúng Tăng trả lời: Thưa, Tăng đã hòa hợp.
Phật giáo rất coi trọng sự hòa hợp trong Tăng già và xem việc phá hòa hợp tăng là một tội rất nặng.
HÒA HỢP CHÚNG (Đng. Hòa hợp Tăng)
Nói chung, cứ bốn người là Tỷ kheo, hay là nhiều hơn họp một nơi, cùng giữ giới và hành đạo thì gọi là một hòa hợp Tăng.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với HÒA HỢP TĂNG tương ứng trong từ điển Phật học online:
Trả lời