Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ LẠC trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ LẠC theo từ điển Phật học như sau:
LẠC
LẠC
1. An vui, niềm vui của người tu hành, vui trong yên tỉnh, khác với niềm vui thế gian, xao động, không yên vì bị lòng tham dục khuấy động, do đó mà có hợp từ dục lạc.
2. Vua Trần Nhân Tông có bài phú Cư Trần Lạc Đạo phú bằng văn Nôm, ca ngợi niềm vui của người tu đạo, tuy sống giữa thế gian, trần tục, mà vẫn hưởng trọn niềm vui của đạo.
LẠC
Cao sữa. Lấy sữa đun sôi và đặc lại gọi là cao sữa. Thiên Thai Tông ví thời kỳ thuyết giáo thứ hai của Phật là lạc vị (có mùi vị cao sữa) chưa phải sửa ở dạng tinh túy và bổ nhất (dạng sữa ngon, bổ nhất gọi là đề hồ).
LẠC BA LA MẬT
Niềm vui cùng cực của bậc thánh. Đó là một trong bốn đức thường, lạc, ngã, tịnh.
LẠC BANG
Đất nước vui sướng. Chỉ cõi Cực Lạc phương Tây của Phật A Di Đà.
LẠC BIẾN HÓA THIÊN; S. Sunirmita
Cõi trời thứ năm trong sáu cõi Trời Dục giới. Tại cõi Trời lạc biến hóa thiên, chúng sinh có thể hưởng thụ bất cứ niềm vui nào tùy theo sở thích của mình. Hai tên gọi khác của cõi trời này là Diệu lạc hóa thiên và Hóa tự lạc thiên.
LẠC CĂN
Những căn năng làm môi giới cho sự vui thích, như mắt, tai, mũi, lưỡi và thân.
LẠC DỤC
Sự thèm muốn vui sướng, chủ yếu nói những thèm muốn vui thích nhục dục.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với LẠC tương ứng trong từ điển Phật học online:
Trả lời