Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ LỤC CHỦNG VÔ ÚY trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ LỤC CHỦNG VÔ ÚY theo từ điển Phật học như sau:
LỤC CHỦNG VÔ ÚY
LỤC CHỦNG VÔ ÚY
Trong cuốn Trở Về Bến Giác, HT Thích Thanh Cát có giải lục chủng vô úy như sau :
Vô úy là yên ổn, không sợ hãi, chúng sanh vì bị phiền não quấy rối không được tự tại, nếu tu rốt ráo thời hay phân biệt giải thoát được vui yên ổn nên gọi là vô úy, vô úy có sáu loại :
1. Thiên vô uý : Người thiện trên thế gian giữ mười điều thiện, trong tâm họ vui vẻ xa lìa ác đạo nên gọi là vô úy.
2. Thân vô úy : Người tu về nhị thừa khi quán phép bất tịnh được thành tựu thì mọi sự ràng buộc đều được giải thoát, lìa mọi sự sợ hãi nên gọi là thân vô úy. Nếu theo Chân Ngôn tông quán các hình ảnh thờ trên đàn, mọi tướng hiện ra trước mắt, uy nghiêm rực rỡ thoát ly hình hài, hay khởi ra tinh thần vô úy dù có gặp cảnh buồn rầu đau khổ cũng coi như không có.
3. Vô ngã úy : Người tu nhị thừa vào ngôi nhị kiến đạo quán tất cả các phép đều vô ngã khi chấp ngã đã không còn thì sự sợ hãi kia liền trừ được, ấy gọi là vô ngã vô úy. Nếu theo Chơn ngôn tông thì coi tất cả biến tượng đều do duyên sinh, không khởi vọng niệm yêu mến đắm say.
4. Pháp vô uý : Người tu pháp môn nhị thừa, chứng được vào ngôi vô học chứng lý thiên chân ở thân ngũ uẩn hòa hợp, kiểu đó là không nên không sợ hãi, hay còn gọi là pháp vô úy.
5. Pháp vô ngã vô úy : Các bậc Đại Thừa Bồ Tát chứng pháp không chân như, liễu ngộ vạn pháp duy tâm nên đối với các pháp lược không có ngã kiến mà tâm được tự tại ấy gọi là pháp ngã vô úy.
6. Bình đẳng vô úy : Hay gọi là nhất thiết pháp tự tính bình đẳng vô úy. Đức Phật liễu ngộ được nhất thiết pháp đều bình đẳng, chứng nhập pháp tính ở gốc ngọn, năng và sở tìm không thể được ấy gọi là bình đẳng vô úy.
Theo PHDS của Thích Nữ Đức Trí
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với LỤC CHỦNG VÔ ÚY tương ứng trong từ điển Phật học online:
Trả lời