Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ NHẤT XIỂN ĐỀ trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ NHẤT XIỂN ĐỀ theo từ điển Phật học như sau:
NHẤT XIỂN ĐỀ
NHẤT XIỂN ĐỀ
Nhất xiển đề là kẻ bất tín triệt để, kẻ ác tâm, kẻ làm việc tội lỗi mà chẳng biết hổ thẹn, chẳng chịu hối cải, không tin luân hồi, nhơn quả, kẻ chẳng gần với thiện hữu.
Trong Niết Bàn Kinh có dạy: Người phạm tội Nhất xiển đều là người dứt tất cả các căn bổn lành, lòng không dính dấp với một pháp lành nào cả. Cho đến không hề nảy sanh một tư tưởng lành.
Những kẻ Nhứt xiển đề dầu có Phật tánh nhưng cái Phật tánh đó bị vô lượng tội cấu bao bọc chung quanh cho nên nó chẳng xuất hiện ra được tỷ như con tằm bị bao bởi cái kén. Bởi nghiệp duyên của họ chẳng phát sanh được cái bồ đề diệu nhơn, họ lưu chuyển mãi trong bể sanh tử chẳng bao giời dứt.
Tỷ như có người bệnh kia dầu gặp thầy giỏi, thuốc hay, dầu được kẻ chăm sóc, chăm nom cũng chẳng hết bệnh. Mà dầu chẳng gặp thầy gặp thuốc, chẳng được chăm sóc bệnh nhơn cũng chẳng dứt. Kẻ dứt xiển đề cũng như vậy, dẫu gặp thiện hữu chư Phật, Bồ tát và nghe được diệu pháp hay, dầu chẳng gặp họ cũng chẳng hề phát tâm tu hành để cầu thành Phật đạo.
Trong đại Niết Bàn kinh (quyển 9) có nêu ra nhiều luận cứ chê trách hạng Nhất xiển đề, tuy nhiên cũng có hạng Nhất xiển đề là bậc Bồ tát là vì lòng đại bi quyết ở trong chốn luân hồi mà tế độ chúng sanh chớ chẳng muốn thành Phật, chẳng vào Niết bàn. Đây là do Bồ tát vì hạnh nguyện.
Theo PHDS của Ni sư Đức Trí
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với NHẤT XIỂN ĐỀ tương ứng trong từ điển Phật học online:
Trả lời