Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ TỨC trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ TỨC theo từ điển Phật học như sau:
TỨC
TỨC
Không tách rời, không xa lìa, là một không phải hai. Trong sách Phật có câu “Phiền não tức Bồ Đề, sinh tử tức Niết Bàn.” Ý nói dứt bỏ hết phiền não thì đó là Bồ đề, là sự giác ngộ. Cũng như đoạn sinh tử tức là Niết Bàn. Chứ Bồ đề hay Niết Bàn không phải cảnh giới nào xa lạ, ở ngoài cõi người này.
TỨC
Chấm hết, kết thúc.
“Vô vi cư điện các,
Xứ xứ tức đao binh.”
(Pháp Thuận)
Nghĩa: Nếu trong cung điện, có vị vua theo đạo vô vi (tức đạo Phật) thì khắp nơi trong nước, sẽ không còn giặc giã. Theo đạo Phật, vô vi còn có nghĩa là vô ngã, với nghĩa không còn có cái ta vị kỷ, không còn tư riêng, sống hoàn toàn vị tha.
TỨC HỮU TỨC KHÔNG
Tất cả các pháp hữu vi, lớn hay nhỏ đều sinh diệt vô thường, vì là do nhân duyên hợp thành cho nên điều là vô ngã, không có thực thể. Tuy có hình tướng đa dạng như vậy nhưng thực tế là không rỗng. Mọi pháp hữu vi tự bản thân chúng là không, chứ không phải sau khi bị hoại diệt rồi mới là không.
TỨC LY
Sự và lý nhất trí, không khác gọi là tức. Sự và lý không nhất trí, còn có cái sai biệt gọi là ly.
TỨC NIỆM
Dứt bỏ hết vọng niệm.
TỨC SỰ NHI CHÂN
Mọi sự tướng, sự vật thấy trước mắt đều hàm chứa chân lý sâu xa kỳ diệu. Chân lý đó không phải tìm đâu xa mà ở ngay trước mắt chúng ta, nếu chúng ta biết nhìn và tư duy đúng pháp.
“Đạo vô ảnh tượng,
Xúc mục phi dao…”
(Thiền sư Nguyễn Nguyện Học)
Nghĩa: Đạo không hình tướng,
Trước mắt không xa…
TỨC TAI
Chấm dứt mọi tai nạn, nhờ công phu tu hành. Một khái niệm của Mật tông, đề ra phép tu bốn mục: tức tai, tăng thêm lợi ích, hàng phục (phiền não) và kính ái.
TỨC TÂM PHẬT
Không phải niệm nhớ ông Phật nào ở ngoài mà là niệm nhớ ông Phật ở trong tự tâm mình.
TỨC THÂN
Cg, Tức thân thành Phật. Một khái niệm của Mật tông, cho rằng nếu tinh tấn tu hành theo đúng Mật tông thì ngay trong [tr.743] đời này, với thân này, có thể chứng quả Phật.
TỨC THÂN BỒ ĐỀ
Chính với cái thân bằng xương bằng thịt này mà hành giả sẽ chứng đạo Bồ Đề, chứ không phải với cái thân đặc biệt nào khác.
TỨC TÂM THỊ PHẬT
Theo Phật giáo Đại thừa, tất cả chúng sinh đều có Phật tính, đó là cái mầm giác ngộ sáng suốt, tròn đầy vốn có của chúng sinh, nhưng vì do phiền não vô minh che lấp nên chưa hiển lộ mà thôi. Vì vậy mà Tổ Đạt Ma nói:
“Trực chỉ nhân tâm,
Kiến tánh thành Phật.”
Nghĩa:
Chỉ thẳng vào tâm người,
Thấy được tính thì sẽ thành Phật.
Khi vua Trần Thái Tông nhà Trần trốn lên núi Yên Tử, để cầu thành Phật, thì quốc sư Trúc Lâm bảo vua rằng:
“Sơn bổ vô Phật, duy tồn hồ tâm.”
Nghĩa là trong núi vốn không có Phật. Phật chỉ có ở trong tâm.
“Chỉn Bụt là lòng, xá ướm đòi cơ Mã Tổ…”
(Trần Nhân Tông – Cư Trần Lạc Đạo)
TỨC TÂM TỨC PHẬT
Phật chính là tâm mình, khi tâm ấy đã đoạn trừ hết, gạn lọc hết phiền não, tham, sân, si trở nên vắng lặng thanh tịnh. Người có tâm như vậy chính là Phật rồi không phải tìm Phật ở đâu xa.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với TỨC tương ứng trong từ điển Phật học online:
Trả lời