Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ PHI HỮU TƯỞNG PHI VÔ TƯỞNG trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ PHI HỮU TƯỞNG PHI VÔ TƯỞNG theo từ điển Phật học như sau:
PHI HỮU TƯỞNG PHI VÔ TƯỞNG
PHI HỮU TƯỞNG PHI VÔ TƯỞNG; S. Asamjna nasamjna
Từ ngữ dùng trong Đại Trí Độ Luận (Long Thọ soạn), để chỉ loại chúng sinh đã dứt trừ hết phiền não do tâm tưởng thô lậu (thô tưởng) gây ra ở các cấp sống thấp, vì vậy gọi là phi hữu tưởng. Nhưng lại vì không dứt được những phiền não vi tế do tâm tưởng vi tế nhỏ nhiệm (tế tưởng) gây ra cho nên gọi là vô phi tưởng. Luận Câu Xá gọi là phi tưởng phi phi tưởng. Ngoại đạo cho rằng, cõi này chính là Niết Bàn, người tu thiền, đạt tới cấp thiền phi tưởng phi phi tưởng, xem như nhập Niết Bàn. Nhưng Phật nói là chưa phải. Chúng sinh ở cõi phi tưởng phi phi tưởng vẫn ở trong vòng luân hồi sinh tử. Sách Tâm Địa Quán Kinh cho biết, chúng sinh ở cõi này phải qua tám vạn kiếp sẽ phỉa đọa xuống những cõi sống thấp hơn (Phật Học Đại Từ Điển).
Kinh Phạm Võng thuộc Trường Bộ Kinh I nói có thuyết cho rằng, sau khi thân sắc bị hoại, cái ngã phi hữu tưởng, phi vô tưởng vẫn tồn tại. Phật bác thuyết này như là một trong 62 tà thuyết về ngã.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với PHI HỮU TƯỞNG PHI VÔ TƯỞNG tương ứng trong từ điển Phật học online:
Trả lời