Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ LỤC HÒA trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ LỤC HÒA theo từ điển Phật học như sau:
LỤC HÒA
LỤC HÒA
Lục hòa viết trọn là Lục Hòa Kinh, tức là sáu niềm hòa đồng ái kính nhau của Tăng đoàn, Bề ngoài đối với người điều hành thì hòa thuận, bề trong tự mình khiêm nhường ấy là Kính, ở đây hòa hợp có hai ý nghĩa :
A. Lý Hòa : Tức là cùng chứng kiến diệt lý. Đó là bậc Thánh giả từ bậc Kiến đạo trở lên.
B. Sự Hòa : Trong này có sáu loại, tức sáu loại kính cụ, thuộc phàm Tăng trước khi kiến đạo gồm :
1. Giới Hòa Đồng Tu : Người tu Phật đều phải giữ chung giới luật của Phật chế ra, cho nên hòa thuận nhau, ái kính nhau.
2. Kiến Hòa Đồng Giải : Thảy đều thờ Phật, thi hành giáo pháp của Phật, nhơn đó kiến hòa nhau, cùng nhau giải bày để tỏ rõ.
3. Lợi Hòa Đồng Quân : Trong khi ở chung nhau mà tu học, nếu bá tánh cúng dường mọi thức như đồ ăn, đồ mặc, phòng thất, giường nệm, thuốc thang…. Thì mọi người chung hưởng một cách hòa thuận ái kính.
4. Thân Hòa Đồng Trụ : Khi chung ở với nhau nên cần phải từ hòa, kính nhường nhau trong mọi cử động đi đứng, nằm, ngồi.
5. Khẩu Hòa Vô Tranh : Sống chung với nhau cần phải nhường nhịn nhau trong lời ăn tiếng nói, nhờ vậy mà được niềm từ hòa, ái kính ở chốn già lam.
6. Ý Hòa Đồng Duyệt : Sống chúng với nhau nên hòa thuận ý tứ, vui buồn cùng chia sớt nhau, yêu mến nhau, không mích lòng nhau, tâm ý vui hòa.
Lục hòa trên đây chẳng những chúng Tăng ở một Chùa với nhau giữ phép Lục hòa, mà đối với Tăng chúng Chùa khác cũng giữ phép Lục Hòa.
Trong Kinh Nhân Vương quyển hạ có nói : “Trụ ở nhà Phật, tu Lục hòa kính, đó là tam nghiệp đồng giới, đồng kiến, đồng học”.
Theo PHDS của Thích Nữ Đức Trí
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với LỤC HÒA tương ứng trong từ điển Phật học online:
Trả lời