Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ TỨ CHỦNG SA MÔN trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ TỨ CHỦNG SA MÔN theo từ điển Phật học như sau:
TỨ CHỦNG SA MÔN
TỨ CHỦNG SA MÔN
Tứ chủng Sa môn là bốn hạng đệ tử xuất gia ở trong Tăng đoàn bao gồm :
1. Thắng đạo Sa môn : Là hạng Sa môn trội thắng hơn hết về đạo lý. Như Phật và Duyên giác là bậc tự mình xuất gia và giác ngộ. Phật xuất gia làm Sa môn, có sức diệt trừ hết phiền não và đắc đạo lý cao tột hơn hết, nên gọi là Thắng đạo Sa môn.
2. Thị đạo Sa môn : Là hạng Sa môn đem đạo lý chỉ bảo cho người ta. Như ông Xá Lợi Phất từng thuyết pháp dạy đạo vậy, cũng kêu là Thuyết đạo Sa môn (hạng Sa môn có thể diễn thuyết đạo lý cho người nghe mà tu khiến chúng sanh vào Phật đạo).
3. Mạng đạo Sa môn : Là hạng Sa môn có thể giữ chánh mạng, như Ngài A Nan lấy giới, định, huệ làm chánh mạng. Cũng kêu Hoạt đạo Sa môn (Hạng Sa môn sống đời vì đạo) ấy là hạng Sa môn có thể điều phục phiền não, tinh tiến tu tập thiện pháp, có sức trưởng dưỡng mạng căn trí huệ của mình.
4. Ố đạo Sa môn : Là hạng Sa môn làm ô uế đạo lý, ấy là hạng Sa môn Phạm Tứ trọng pháp, như trong Luật có chép chuyện ông Ma Ha La, vị Tỳ Kheo già ưa ăn cắp đồ vật của người ta. Cúng kêu là Hoại đạo Sa môn (hạng Sa môn làm hư đạo). Ấy là hạng Thầy Tu phá giới.
Theo PHTĐ của Đoàn Trung Còn.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với TỨ CHỦNG SA MÔN tương ứng trong từ điển Phật học online:
Trả lời