Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ ĐẠO QUANG trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ ĐẠO QUANG theo từ điển Phật học như sau:
ĐẠO QUANG
Đạo sanhMột nhà sư Nhựt Bổn hồi thế kỷ thứ năm dương lịch. Ngài Đạo Sanh thường hay tuyên dương cái thuyết nầy, ở đâu cũng có Phật và bao giờ cũng có Phật.
Đạo sĩ: Bực sĩ phu có Đạo.
Ban sơ, tiếng ấy dùng để chỉ các vị Tỳ Kheo, Thích tử. Về sau, người ta gọi đạo sĩ là những vị tu Tiên, tu thiền định và khổ hạnh trong núi, những vị ẩn cư luyện đạo, có pháp thuật.
Đạo sĩ lại là những nhà tu theo Đạo giáo (Lão giáo), có thuật pháp giao tiếp vơi quỷ thần, có tài ảo thuật.
Đạo tâm, Bodhihrdaya, Tâm đạo. Đạo tâm cũng kêu là Đạo ý, Bồ đề tám. Tâm ý của người ngộ Đạo, quyết tu hành cho đến thành Phật, đắc quả Chánh giác (Đạo). Có Đạo tâm là người trọng Tam bảo, tin Kinh pháp của Phật, ưa bố thí, cúng dường, ăn chay, niệm Phật, giữ giới và tham thiền.
Người mà Đạo tâm kiên cố, chẳng hề thối chuyển, tức là bực Bồ Tát dõng mãnh vậy.
Đạo Thái: Cũng kêu: Thích Đạo Thái, một vị Sa Môn người Trung Quốc có hành cước qua Thiên Trước và khi trở về thì dịch kinh Phật ở trào Bắc lương lối năm 439.
Đạo Thánh đế Margaaryasatya : Tức là Đạo đế, chơn lý về Đạo diệt khổ, chơn lý thứ tư trong Tứ Diệu đế, Tứ Thánh đế.
Muốn thi hành Đạo Thánh đế, tức nhiên phải thi hành Bát Thánh đạo hay Bát Chánh đạo.
Đạo thể: Cái bổn thể của Đạo.
Cái đạo thể không phải thấy được như thân thể của mình, nó ở nơi tâm của nhà có công tu học Giới Định Huệ, của bực lâu đời tu hạnh Bồ Tát. Đối với bực đắc Thánh đạo, Phật đạo thì cái đạo thể ấy rất vững vàng, đầy đủ.
Trong quyển ” Đạo đức chỉ đức luận” có chép: Này, Đạo thể vốn hư vô, mà vạn vật thì có hình.
Nhưng mà có khi người ta cũng kêu Tôn thân thể nhà đạo, bực Tiên, bực Thánh là đạo thể, ngọc thể.
Đạo thọ Bodhidruma : Cũng kêu: Bồ đề thọ. Ấy là cây Tất ba la (Pippale), trong rừng Già da (Gaya), gần mé rạch Ni liên thiền (Najranjâna) bên Thiên Trước. Đức Thích Tôn ngồi nơi gốc cây ấy mà thiền định cho tới đắc Đạo, nên về sau người ta gọi cây ấy là Đạo thọ.
Theo hai quyển “Quán Di Lặc thượng sanh Đâu suất Thiên Kinh” và “Di Lặc hạ sanh thành Phật Kinh” thì đức Di Lặc sẽ thành Phật nơi cội cây Đạo thọ tên là Long Hoa.
Đạo thông: Phép thần thông của nhà đạo. Thông tức là thông suốt, tự nhiên sáng láng, tùy ý dùng thân và căn của mình một cách tự tại, vô ngại.
Nhà tu hành đắc quả vô lậu, như La Hán, Duyên giác, Đại Bồ Tát, Phật, thì có đủ sáu món Đạo thông (Lục thông) :
Thiên nhãn thông,
Thiên nhĩ thông,
Túc mạng thông,
Tha tâm thông,
Thần túc thông,
Lậu tận thông.
Còn những nhà tu hành chưa đắc quả vô lậu, còn ở trong cảnh hữu lậu, tức còn trìu mến, thì lần lượt có từ phép Đạo thông thứ nhứt là Thiên nhãn thông cho đến phép thứ năm là Thần túc thông.
Đạo thuật: Kỹ thuật của đạo pháp. Những phép rất tinh thông bề trong và bề ngoài, phía tại thế và phía xuất thế, phép biến, hiện rất tinh vi của nhà đạo.
Đạo thủy: Nước đạo Cũng như nhờ có nước nên người ta rửa sạch những món dơ dáy, ô nhiễm, cũng như thế, nhờ có đạo nên người ta tẩy sạch thân tâm bị cấu nhiễm bỡi cảnh trần. Vì tỷ dụ ấy nên gọi là đạo thủy.
Đạo tín (Đại sư)
Tổ đời tư ở Đông độ, do ngài Tăng Xán truyền Pháp. Ngài Đạo Tín sanh tại huyện Quảng Tế, tỉnh Kỳ Châu, họ Tư mã. Theo quyển “Phật tổ Chánh Tông đạo ảnh”, đến năm 14 tuổi, Đạo Tín đến lễ bái Tổ thứ ba và bạch rằng:
Xin Hòa thượng mở pháp môn Giải thoát.
Có ai buộc trói ngươi sao?
Không ai trói buộc tôi cả.
Sao lại cầu Giải thoát?
Nghe xong, Đạo Tín liền đại ngộ, Đắc Pháp rồi, ngài trụ tại núi Phá đầu và về sau viện tịch tại đó. Đến triều Đại Tông (763-779) nhà Đường có sắc thụy phong ngài là Đại Y thiền sư, và phong tòa tháp của ngài là Từ Vân pháp. Đạo tín là thầy củ aNgũ tổ Hoằng Nhẫn, ông nầy lại là thầy của Lục tổ Huệ Năng.
Đạo trí: Cái trí chứng Đạo. Ấy là cái trí huệ của người chứng được lý Đạo đế là đề thứ tư trong Tứ diệu đế. Giáo phái Tiểu Thừa có phân ra mười cỡ trí thức (thập trí), mà Đạo trí là một:
Thế tục trí,
Pháp trí,
Loại trí,
Khổ trí,
Tập trí,
Diệt trí,
Đạo trí,
Tha tâm trí,
Tận trí (Lậu tận trí),
Vô sanh trí. Đạo trí có hai hạng
Hạng học (hữu học) tức là hạng còn học tập,
Hạng vô học, tức là hạng đắc quả Thánh A La Hán. Nhưng dầu ở hạng hữu học, nhà đạo được cái Đạo trí thì quyết nhập diệu cái Đạo đế cho hoàn toàn, tức là quyết thì hành Bát chánh đạo cho rốt ráo để đắc Niết Bàn.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với ĐẠO QUANG tương ứng trong từ điển Phật học online:
Trả lời