Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ DIỆU THIỆN trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ DIỆU THIỆN theo từ điển Phật học như sau:
DIỆU THIỆN
Nhân vật của truyện thơ Việt Nam. Diệu Thiện là con gái thứ ba của Diệu Trang Vương bên Ấn Độ. Theo truyền thuyết, công chúa Diệu Thiện rất mộ đạo Phật, quyết chí xuất gia đi tu và được Phật chỉ đường cho sang tận núi Hương Tích, ở Việt Nam lập am tu hành chứng quả và trở thành Phật Bà Quan Âm Diệu Thiện. Đó là lai lịch huyền thoại chùa Hương Tích ở Việt Nam.
“Đức Phật mới chỉ đường tu,
Rằng: có một chùa ở Hương Tích sơn,
Gần bể Nam Việt thanh nhàn,
Sang tu chốn ấy sẽ toan viên thành.
Núi cao ngân ngất mịt mù,
Am thanh cảnh vắng bốn mùa cỏ cây.
Trên thì năm sắc từng mây,
Dưới thì biển nước trong rày như gương.
Cá chim chầu tại tĩnh đường,
Hạc thường tiến quả hươu thường dâng hoa.
Một mình tu núi Phổ Đà,
Thân là thân Phật, cảnh là cảnh tiên.”
(Quan Âm Diệu Thiện truyện”
[tr.167] Sách “Biên niên thông luận” quyển 10 chép: “Khi được luật sư Đạo Tuyên ở Nam Sơn hỏi về duyên khởi của Bồ Tát Quan Thế Âm, thì thiên thần trả lời là, ngày xưa có vua tên là Trang Nghiêm vương, hoàng hậu tên Bảo Ứng sinh được ba gái. Cô gái lớn tên là Diệu Nhân, tiếp theo là Diệu Âm, con gái út là Diệu Thiện, về sau tu đắc đạo thành Bồ Tát Quan Thế Âm.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với DIỆU THIỆN tương ứng trong từ điển Phật học online:
Trả lời