Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ HOA NGHIÊM trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ HOA NGHIÊM theo từ điển Phật học như sau:
HOA NGHIÊM
HOA NGHIÊM; S.Avatamsaka.
Vòng trang sức. Tên một bộ Kinh Đại thừa quan trọng, mà theo truyền thuyết của Đại thừa thì đã được Phật giảng ngay sau khi Phật thành đạo. Vì triết lý Kinh Hoa Nghiêm rất là cao siêu huyền diệu, cho nên lúc bấy giờ chỉ có hàng đại Bồ Tát mới hiểu, còn tất cả những người khác tuy có ngồi nghe nhưng không ai hiểu.
Kinh Hoa Nghiêm có ba bản dịch chữ Hán, một bản 80 cuốn, một bản 60 cuốn, và một bản 40 cuốn. Hai bản dịch đầu hiện nay không còn nguyên bản Sanskrit. Bản thứ ba còn nguyên bản Sanskrit, goi là Ganda Vyuha. Bản này được in lại ở Nhật nhờ công của giáo sư Tzumi.H. thuộc Trường đại học Otani ở Kyoto.
Nội dung kinh kể chuyện một thanh niên tên là Sudhana (Hán dịch là Thiên tài), đi tham bái 53 vị đại tri thức để tìm hiểu nguyên lý Pháp giới (S.Dharmadatu).
Tông Hoa Nghiêm được thành lập ở Trung Hoa từ đời Đường Thái Tông, thế kỷ thứ 6 TL. Do sư Đỗ Thuận và đặc biệt là sư Pháp Tạng (643-712) Tổ thứ ba của Tông này.
Hiện nay, Tông Hoa Nghiêm vẫn thịnh hành ở Trung Hoa và Nhật.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với HOA NGHIÊM tương ứng trong từ điển Phật học online:
Trả lời