Quý vị đang tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ TÀ KIẾN trong đạo Phật có nghĩa là gì. Ý nghĩa của từ TÀ KIẾN theo từ điển Phật học như sau:
TÀ KIẾN
Kiến giải sai lầm, nhận thức sai lầm, chi phối lối sống và ứng xử con người. Vd, tà kiến cho rằng không có nhân quả, không có đời sau, tà kiến cho rằng mọi sự việc xảy ra ở đời này đều do ý chí của thần linh sắp xếp, an bài, mọi nỗ lực tu nhân tích đức của con người đều vô ích. Vì có tà kiến, nên sinh ra ý nghĩ tà, lời nói tà, hành động tà.
“Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ kheo, do pháp ấy, các chúng sinh, sau khi thân hoại mạng chung, bị sinh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục, này các Tỷ kheo, như là tà kiến.”
(Tăng Chi I, 41. Kinh Tà Kiến)
Từ trái nghĩa là chính kiến.
“Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ kheo, do pháp ấy, các chúng sinh sau khi thân hoại mạng chung, được sinh vào cõi lành, cõi Trời, này các Tỷ kheo, như là chính kiến.”
(Kinh Tà Kiến; Tăng Chi I, trang 41).
Chính kiến và tà kiến được Kinh Phật ví như hạt giống lúa, hút được các chất ngọt trong đất, cũng nhờ chánh tri kiến mà người cũng thu hút được (làm ra được) ý nghiệp lành, khẩu nghiệp lành, thân nghiệp lành. Cây mướp đắng, có hạt giống mướp đắng, hút các chất đắng trong đất. Tà kiến cũng như vậy, là hạt giống thu hút được (làm ra được) các ý nghiệp ác, khẩu nghiệp ác, thân nghiệp ác.
Cảm ơn quý vị đã tra cứu Từ điển Phật học online trên trang nhà niemphat.vn.
Quý vị cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa, thuật ngữ Phật học khác có liên quan với TÀ KIẾN tương ứng trong từ điển Phật học online:
Trả lời