Chuyển tới nội dung

Bố tát và an cư (thêm phần 2)

Pháp thoại Bố tát và an cư được thầy Thích Thiện Thuận thuyết giảng tại Trường hạ, ni viện Kiều Đàm, Vạn Hạnh, Phú Mỹ, tỉnh BRVT, ngày 09/06/2020

Ý nghĩa Bố tát

Bố tát: Tiếng Phạn gọi là Upavasatha, Pàli gọi là Uposatha, Tàu dịch là Bố-sái-tha, Bố-sái-ta-đà… gọi tắt là Bố-tát. Tàu dịch là Tịnh trú, Thiên túc, Trưởng dưỡng. Theo pháp người xuất gia cứ mỗi nửa tháng một lần vào ngày 14 và 30, Tăng chúng tập trung một chỗ tụng giới kinh khiến tỳ kheo trụ trong tịnh giới, tăng trưởng thiện pháp. Hàng Phật tử tại gia cũng tập trung lại, tháp tùng chúng Tăng mà nghe lại giới pháp mình đã thọ. Như vậy, căn cứ vào việc làm thì gọi là thuyết giới, căn cứ vào công năng của việc làm đó thì gọi là Bố-tát. Bố-tát còn gọi là đoạn tăng trưởng, nghĩa là dứt ác, tăng thiện, còn gọi là Ngã đối thuyết, tức là tự mình sám hối tội lỗi trước mọi người.

Ý nghĩa An cư

An cư: An nghĩa là yên ổn, cư là ở một chỗ. An cư tức là ở yên một chỗ, không sống chỗ này, chỗ kia. Trong khoảng ba tháng, từ ngày 16 tháng 04 Âm lịch đến hết ngày 15 tháng 07 Âm lịch, Tăng chúng phải ở yên một chỗ, nỗ lực toạ thiền tinh tu tịnh giới. Ngoại trừ các việc thuộc Tam Bảo, cha mẹ, Tăng chúng không được tự tiện ra khỏi cương giới. An cư còn gọi là toạ hạ, toạ lạp hoặc kiết hạ. Sách Nghiệp sớ quyển 04 nói: “Thân tâm yên tỉnh gọi là An, đến kỳ ở yên một chỗ gọi là Cư”. An cư là việc làm thiết thực của Tăng chúng, thể hiện lòng từ bi đối với chúng sanh và làm nền tảng cho sự tu tập của hàng Phật tử tại gia. Đó là thời gian thích hợp cho hàng Phật tử tại gia tu tập phước đức và bố thí cúng dường.

5/5 - (2 bình chọn)
Trang: 1 2

1 bình luận trong “Bố tát và an cư (thêm phần 2)”

  1. NAM MÔ THẬP PHƯƠNG THƯỜNG TRỤ TAM BẢO
    Nguyện đem công đức này
    Hướng về khắp tất cả
    Đệ tử và chúng sanh
    Đều trọn thành Phật đạo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

 

Managed by depkhoe.com
DMCA.com Protection Status