Chuyển tới nội dung

Chú Vãng Sanh

Thần Chú Vãng Sanh Tiếng Việt:

Nam-mô a di đa bà dạ
Ða tha dà đa dạ
Ða địa dạ tha.
A di rị đô bà tỳ
A di rị đa tất đam bà tỳ
A di rị đa tì ca lan đế
A di rị đa, tì ca lan đa
Dà di nị dà dà na
Chỉ đa ca lệ ta bà ha.

Ý nghĩa của Chú Vãng Sanh

chu vang sanhVãng sanh quyết định chơn ngôn hay Vãng sanh Tịnh độ thần chú là mật ngôn được trì niệm phổ biến trong các khóa lễ Tịnh độ, cầu siêu. Thần chú này có tên đầy đủ là Bạt nhất thiết nghiệp chướng căn bản đắc sanh Tịnh độ Đà la ni. Cứ vào tên của Đà la ni (Tổng trì, thâu nhiếp vạn pháp, tạm gọi là chơn ngôn hoặc thần chú) cho biết thần chú này có công năng phá trừ tất cả nghiệp chướng căn bản, để được vãng sanh về Cực lạc.

Theo kinh Niệm Phật Ba la mật, phẩm thứ 7 (HT.Thích Thiền Tâm dịch), Bồ tát Phổ Hiền vì thương xót chúng sanh thời mạt pháp nên nói Đà la ni này để trợ duyên được mau vãng sanh về Tịnh độ: “Lúc bấy giờ, Ngài Phổ Hiền Đại Bồ tát bạch Phật rằng: Thưa Thế Tôn! Con nay vì thương tưởng chúng sanh nơi thời mạt pháp, khi ấy kiếp giảm thọ mạng ngắn ngủi, phước đức kém thiếu, loạn trược tăng nhiều, kẻ chân thật tu hành rất ít. Con sẽ ban cho người niệm Phật thần chú Đà la ni này để thủ hộ thân tâm, nhổ tận gốc rễ nghiệp chướng, trừ sạch phiền não, được mau chóng sanh về Cực lạc, gọi là Bạt nhất thiết nghiệp chướng căn bản đắc sanh Tịnh độ Đà la ni. Liền nói chú rằng: Nam mô a di đa bà dạ, đa tha già đa dạ, đa điệt dạ tha, a di rị đô bà tỳ, a di rị đa tất đam bà tỳ, a di rị đa tỳ ca lan đế, a di rị đa tỳ ca lan đa, già di nị, già già na, chỉ đa ca lệ, ta bà ha.

Người niệm Phật phải giữ giới, ăn chay, thân khẩu ý đều phải thanh tịnh. Ngày đêm sáu thời, mỗi thời tụng 21 biến. Như vậy, diệt được các tội tứ trọng, ngũ nghịch, thập ác và hủy báng Chánh pháp. Thường được Phật A Di Đà hiện trên đỉnh đầu. Hiện đời an ổn, phước lạc. Khi trút hơi thở cuối cùng được tùy nguyện vãng sanh. Trì tụng đến ba chục ngàn biến liền thấy Phật ngay trước mặt”.

Xưa nay, phần lớn những hành giả tu tập pháp môn Tịnh độ thường trì niệm thần chú Vãng sanh theo phiên âm tiếng Hán. Chúng ta có thể trì niệm theo nguyên văn tiếng Phạn (đã phiên âm) và tìm hiểu đôi chút về “ý nghĩa” của thần chú này.

– Namo Amitàbhàya
(Na-mô A-mi-ta-pha-gia)
Nam mô A di đa bà dạ
Quy mạng Vô Lượng Quang (A Di Đà)
– Tathàgatàya
(Ta-tha-ga-ta-gia)
Đa tha già đa dạ
Như Lai
– Tadyathà
(Ta-di-gia-tha)
Đa điệt dạ tha
Nên nói thần chú
– Amrto dbhave
(A-mờ-rật-tô đờ-pha-vê)
A di rị đô bà tỳ
Cam lộ hiện lên
– Amrta sambhave
(A-mờ-rật-ta sam-pha-vê)
A di rị đa tất đam bà tỳ
Cam lộ phát sinh
– Amrta vikrànte
(A-mờ-rật-ta vi-kờ-răm-tê)
A di rị đa tỳ ca lan đế
Cam lộ dũng mãnh
– Amrta vikrànta gamini
(A-mờ-rật-ta vi-kờ-răm-ta ga-mi-ni)
A di rị đa tỳ ca lan đa già di nị
Đạt đến Cam lộ dũng mãnh
– Gagana kìrtti kare
(Ga-ga-na kít-ti ka-rê)
Già già na, chỉ đa ca lệ
Rải đầy hư không
– Svàhà
(Sờ-va-ha)
Ta bà ha
Thành tựu cát tường.

Như vậy, Bồ tát Phổ Hiền trong pháp hội tại Linh Sơn đã vì chúng sanh đời mạt pháp về sau mà xin phép Thế Tôn tuyên thuyết thần chú Vãng sanh. Theo lời dạy của Bồ tát, nếu có người nào phát nguyện sanh về Cực lạc nhưng vì phước mỏng nghiệp dày, niệm Phật chưa đạt đến nhất tâm thì có thể nương nhờ công đức của thần chú Vãng sanh để được như nguyện. Hành giả thực hành trai giới, giữ ba nghiệp: thân, miệng, ý thanh tịnh; mỗi ngày trì niệm 6 thời, mỗi thời 21 biến thì chắc chắn tiêu trừ tất cả nghiệp chướng, cho dù là ngũ nghịch hay thập ác tội chướng.

Thần chú Vãng sanh có tầm quan trọng như thế, nên người tu pháp môn Tịnh độ luôn trì niệm nhằm thú hướng Lạc bang.

* NAMO AMITÀBHÀYA
Nam mô a di đa bà dạ
Quy mệnh Vô Lượng Quang (A Di Đà)

* TATHÀGATÀYA
Đa tha già đa dạ
Như Lai

* TADYATHÀ
Đa địa dạ tha
Như vậy, liền nói Chú là

* AMRTODBHAVE ( AMRÏTA UDBHAVE )
A di rị đô bà tỳ
Cam Lộ hiện lên

* AMRTA SAMBHAVE
A di rị đa tất đam bà tỳ
Cam Lộ phát sinh

* AMRTA VIKRÀNTE
A di rị đa tỳ ca lan đá
Cam Lộ dũng mãnh

* AMRTA VIKRÀNTA GAMINI
A di rị đa tỳ ca lan đa già di nị
Đạt đến Cam Lộ Dũng mãnh

* GAGANA KÌRTTI KARE
Già già na, chỉ đa ca lệ
Rải đầy Hư Không

* SVÀHÀ
Ta bà ha
Thành tựu cát tường
Chú Vãng Sinh, gọi đầy đủ là ”bạt nhứt thiết nghiệp chướng căn bổn đắc sinh Tịnh Độ Đà La Ni”, được lấy từ ”Vô Lượng Thọ Kinh” (Cầu Na Bạt Đà La đời nhà Tống dịch) cùng với ”Phật thuyết A Di Đà Căn Bổn Bí Mật Thần Chú Kinh” (Tam Tạng Bồ Đề Lưu Chi dịch đời Ngụy Tấn). ”bạt nhứt thiết nghiệp chướng căn bổn đắc sinh Tịnh Độ Đà La Ni” còn gọi là ”A Di Đà Phật Căn Bổn Bí Mật Thần Chú”, thông thường gọi là ”Vãng Sinh Chú”

Bạt nhứt thiết nghiệp chướng căn bổn đắc sinh Tịnh Độ: Tại sao chúng sinh phải lưu chuyển trong sinh tử, và ở trong tam giới lục đạo luân hồi không ngừng? Là vì nghiệp chướng nặng nề, nghiệp chướng này từ đâu đến? Là do nơi phiền não tham sân si v.v., đã tạo những nghiệp giết hại, trộm cắp, và nói dối, những chủng tử ác nghiệp này từ từ tăng trưởng, hình thành sự thọ khổ của chúng sinh, tuần hoàn không dừng, không có thời gian chấm dứt. Chúng ta muốn dẹp trừng những phiền não không cho sinh khởi, không thọ luân hồi khổ đau, thì chúng ta phải một dạ chí thành trì tụng chú này. Vãng sinh thần chú trợ giúp chúng ta bạt trừ những nghiệp căn bổn, không cho phiền não sinh khởi, hiện thế được nhiều an lạc hạnh phúc, tương lai nhứt định được vãng sinh về cõi Tây Phương Cực Lạc.Đà La Ni là tiếng Phạn, dịch thành là thần Chú, có nghĩa là ”tổng trì”. ”Tổng” là gôm thâu tất cả pháp, ”Trì” là vô lượng nghĩa. Có nghĩa là thần chú tuy chỉ có vài chữ, nhưng có thể bao gồm hết thảy ý nghĩa của Phật Pháp, cho nên Thần Chú có công đức vô lượng.

Viên Ngộ dịch

3.9/5 - (68 bình chọn)
Trang: 1 2

15 bình luận trong “Chú Vãng Sanh”

  1. cho hỏi khi người mới mất niệm thần chú này lúc đầu người mất mở trừng mắt sau đó từ từ khép lại trút hơi thở cuối cùng vậy ngày nào cũng trì thần chú này ở bàn thờ người chết không

  2. NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT. Con thấy câu niệm "Nam Mô A Di Đà Phật" Vô cùng vi diệu, niệm Nam Mô A Di Đà Phật thân tâm thường được an lạc. Con vô cùng biết ơn Phật Pháp, con cầu cho Phật Pháp mãi hoằng truyền để cứu độ tất cả chúng sinh, độ cho thế giới hòa bình, nhà nhà an lạc, con cầu cho duyên lành đến với mọi chúng sinh và tất cả đều được giải thoát, được Phật độ về miền cực lạc. Nam Mô A Di Đà Phật……

    1. Hi. Người ta cmt từ 2015 rồi giờ bạn mới rep. Theo mình thì k cần nói lại ngta đâu nè. Bài kinh này ngắn và rất dễ thuộc. Mình rất thích đọc kinh

        1. Nếu bạn thấy khó quá một ngày học hai câu thôi, chỉ vài ngày thấy thuộc rồi thích đọc hoài à.Bạn cố gắng lên nha.

      1. Bạn chỉ cần đọc 1 phiên bản thôi.quan trọng là tâm của bạn hướng về phật.( cái thiện.).phật dạy có 1 điều tuyệt đối là….( không có cái gì tuyệt đối cả…).chúc bạn tâm thanh tịnh..nam mô a di đà phật.

  3. Nam Mô A Di Đà Phật.Tưởng kiếp luân hồi qua cơn thoát nạn.Tiền kiếp chưa ắc hẳn không gây nghiệp.Nay tâm con nguyện hướng về phật pháp.Cầu nguyện chúng sanh an lạc bình an.Nam Mô A Di Đà Phật.

  4. xin hỏi các thầy .tôi từng xem qua về Chú Quán đảnh Tỳ Lô Giá Na. sự linh nghiệm và công năng của chú là rất to lớn .nhưng mỗi kết quả tìm kiếm trên mạng đều khác nhau 1 số chữ .tôi cũng phần vân không biết thế nào là đúng .mong các thầy có thể viết chính xác được không .xin cám ơn

    1. @Hương Cao: chắc chắn là phải ăn chay trường thì mới ko tạo thêm nghiệp với chúng sinh. Bạn có thể ăn chay dần, từ mùng 1 ngày rằm, rồi 4 ngày, lục trai, thập trai, khi cơ thể đã thích nghi thì sẽ ăn đc trường chay. Lúc này mới có hi vọng vãng sinh, đây chỉ là điều tối thiểu nhất, ngoài ra còn nên tích cực tu thập thiện, bố thí, phóng sinh, in Kinh sách, ấn tống Phật pháp, cúng dường, xây chùa, tạc tượng, xây cầu… Chúc bạn tinh tấn ạ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

 

Managed by hidalat.com
DMCA.com Protection Status